Bán được hạt cà phê đâu chỉ đơn thuần là “chuyện tiền trao cháo múc”

Thường thì chuyện mua bán ai mà nói ra… người ta nói “bí mật kinh doanh” thì phải giữ kín, người mua nhầm chứ người bán có khi nào nhầm thế nhưng sự đời đâu có đơn giản như vậy, nếu sự đời cứ thẳng tuột như thế thì đâu có còn chuyện gì để nói.

Ai mà chẳng biết người nông dân trồng cà phê và khi thu họach xong họ sẽ bán “thành quả“ của mình, nhưng họ sẽ bán khi nào? Đớ mới là vấn đề, tại sao lại đặt “vấn đề bán khi nào của nông dân“ thành chuyện để suy nghỉ?

Ngoài ra còn vấn đề nào khác không? Dĩ nhiên đã có kẻ bán thì phải có kẻ mua… và cứ thế́ 1 “chu trình mua và bán“ được thiết lập… Tôi sẽ nói từng vấn đề 1 nhằm tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm của tất cả các bên trong chu trình này. Mời bà con theo dõi.

1. Bán mão

Thường thì khi cà phê gần thu họach – cách ngày thu họach khoảng 1 tháng đã có người đi mua… vậy nông dân có bán không?

Có. Và cách mua bán này người ta gọi là “bán mão” tức bán cả vườn lấy 1 số tiền rồi phó mặc cho người mua muốn là gì thì làm… cách mua bán này trước đây đã có và chỉ có vào thời điểm mà giá cà phê quá thấp, tiền bán cà phê còn rẻ hơn cả tiền thuê công nhân hái và chế biến. Nên tốt nhất cứ bán cả vườn đi …

2. Bán cà phê “non” 

Xin hiểu đây là 1 phương thức giao dịch – mua bán, chứ không phải là hái cà non – xanh mang đi bán.

Các đại lý thu mua cà phê có mặt ở khắp nơi và dĩ nhiên nế́u nói không quá thì họ có mặt ở cả… gia đình người nông dân, người nông dân cần gì họ sẽ đáp ứng ..trong vụ cần phân bón, cứ đưa xe ra mà chở rồi ghi nợ vào đấy nhưng khi bán thì phải bán cho tui nhé…

Cứ thế các đại lý vô tình đã trở thành những điểm thu gom lớn, trước đây 1 vài vụ hình thức này rất phổ biến, người nông dân vì ít vốn nên không còn sự lựa chọn nào khác, nhưng khoảng 2 vụ trở lại đây cách mua bán này không còn nữa ..người nông dân đã thấy được sự thiệt thòi trong việc mua bán này!?

Xin thưa không phải vậy đâu, mà giá cà phê tương đối cao của 2 vụ gần đây nhất đã giải quyết được việc này và người nông dân chỉ bán khi cần tiền.

Xem thêm bài viết của anh Lê@: Sự hình thành các đại lý cà phê

3. Bán cà phê cho các đại lý thu mua và các kho chế biến

Như trên đã nói vì nông dân chỉ bán “ khi cần tiền” và chờ giá cao mới bán nên dẫn đến sự “ bị động” của các kho chế biến nên thường thì các kho chế biến lại phải “o bế” 1 vài đại lý thu mua ruột của mình . (Nói đến sự o bế của các nhà buôn là cả một nghệ thuật, trong khuôn khổ bài viết này e khó lòng diễn tả hết được, hẹn bà con vào một dịp khác.)

Do các kho chế biến lại có sự liên hệ khắng khít với các nhà xuất khẩu cả tư nhân lẫn nhà nước nên ngược lại các kho làm hàng phải “ ràng buộc” lại các đại lý mua hàng .

Do mua bán với 1 giá trị tiền rất lớn đối với 1 đại lý thu mua chỉ quen mua 1 chút bán 1 chút nên việc họ có sự hỗ trợ tài chánh từ các kho làm hàng ( dĩ nhiên tiền này được các nhà xuất khẩu rót xuống ) là rất quan trọng , nơi nào làm ăn càng uy tín thì sẽ được tín nhiệm và ..dĩ nhiên sẽ được rót nhiều tiền .

Vậy, các đại lý sẽ bị giật dây bởi các nhà xuất khẩu ?

Xin nói thêm về các nhà xuất khẩu : thường thì họ chỉ có 1 cái tên không hơn không kém ( chỉ trừ 1 số ít có cả nhà máy chế biến – nhưng nói trước là rất ít ). Vào mỗi “ mùa kinh doanh” 1 mặt hàng nào đó , các anh trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc liền lập ra 1 kế họach – tạm gọi là kế họach kinh doanh để…xin tiền nhà nước ! Đúng là chuyện này chỉ có ở Việt Nam. Sau khi co tiền rồi thì “ tài trợ” ngược lại các kho chế biến để họ làm hàng cho mình .

Nhưng tiền nhà nước đâu phải lá trên cây , lúc này bằ̀ng “ UY TÍN” của mình các anh xuất khẩu mới ra vay ngân hàng bằng chính cái “hợp đồng ngọai “ vừa kí chưa ráo mực với các đại diện nước ngòai , dĩ nhiên là có lãi nhưng lãi ..thấp hơn mức lãi mà anh ta tính cho các kho chế biến .Vì không còn cách nào khác các kho làm hàng phải “đè “ lại các đại lý mua bán , đến phiên các đại lý mua bán lại “ đè” người nông dân

>> Vì sao nông dân phải gửi cà phê cho đại lý?

Nói về cái chữ “đè “ cũng có những chuyện cười ra nước mắt.

Các đại lý làm tội người nông dân bằng cách nào , đầu tiên là chuyện “ cân kéo” kế́ đến là độ ẩm của hạt cà phê , nói chung kiểu nào thì các đại lý cũng là người thắng cuộc .

Khi các đại lý bán hàng cho các kho làm hàng , thì chu trình trên lại được lặp lại 1 lần nữa và diễ nhiên trước các mưu ma chước quỷ của các đại lý các kho cũng có chiêu của mình ..đó là việc thanh tóan tiền , thanh tóan nhanh hay chậm ,hôm nay chỉ mua nhiều hay ít ..

Đến khi hàng đã về đế kho chế biến rồi thì việc phân lọai và làm hàng đúng theo tỷ lệ mà các nhà xúât khẩu yêu cầu .Thông thường cà phê được mua từ nông dân ra có chất lượng “ cao hơn hẳn” các tiêu chuẩn xuất khẩu nếu được sàng sảy và phân lọai, các kho chế biến lại “ chế biến thêm “ bằng cách trộn “ hàng phế “ thêm vào cho đủ tiêu chuẩn ! xong xuôi rồi mới giao hàng cho các nhà xuất khẩu .

Vậy các nhà xuất khẩu sẽ làm gì ? dĩ nhiên họ cũng có chiêu của họ .

Thường thì các kho chở hàng phải liên kết với xe tải để chở hàng xuống các cảng xuất hàng theo hình thức FOB ( đa số là vậy) ,trên đường đi cac tài xế ngòai chuyện phải giữ gìn hàng hóa còn phải giữ làm sao để ẩm độ luôn đạt mức “ yêu cầu “ ..khi cân hàng tại cảng, nếu lô hàng đạt và giá cả thu mua tương đối tốt thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ nhưng nếu ngược lại sẽ có những rắc rối ,rắc rối đầu tiên là việc phân tích chất lượng lô hàng , do lô hàng được phân tích cảm quan nên ..việc đánh rớt chất lượng hay đạt là việc quá dễ dàng đối với các nhân viên kiểm tra chất lượng của các nhà xuất khẩu hay các đại diện mặc dù song song kiểm tra còn có các cơ quan giám định ,ngòai chuyện chất lượng còn có chuyện “ cân kéo”.

Ai cũng biết các cái cân ở cảng cân hàng bằng những quả cân thô sơ thế nào và khi “ tịnh bao “ ( đóng cà phê vào bao ) các kho cũng đã trừ hao nhưng thường thì nếu muốn các cái cân này vẫn thiếu ..nhưng thiếu thế nào ?

Nói về chữ Thiếu này phải nói dài dòng 1 tí , theo quy định quốc tế mỗi lô hàng được phép thiếu 0.05% tức 1 tấn hàng được phép +- 5kgs. Cứ 1 conts được phép thiếu =19,2 tấn x 5 kg = 96kgs …1 lô hàng lớn từ 1000 tấn sẽ thiếu …chà, 1 con số khủng khiếp nếu biết được giá cà phê lúc này cao ngất ngưởng .

Các kho khi giao hàng sẽ tính tiền trên thực nhận, nhưng nhận bao nhiêu cũng còn tùy …

Chuyện dài dòng cũng chỉ xoay quanh hai chữ MUA – BÁN, nhưng với chừng đó điều cũng chưa thể nói đủ được cái sự mánh mung bên trong chuyện buôn bán cà phê. Thôi thì đôi dòng dưới cái nhìn của Y5cafe để bà con lại có thêm câu chuyện vào mỗi buổi sáng bên ly cà phê quanh bạn bè.

Phạm Vỹ

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nguyen Hoang Trung

    Mình chưa có nhiều chuyên môn về cà phê cũng như ngành và thị trường cà phê ở Việt Nam, nhưng rất quan tâm và đang học hỏi (đã đọc rất nhiều bài nghiên cứu về ngành cà phê Việt Nam rồi =) ). Đi lòng vòng trên mạng đọc được nhưng bài viết tâm huyết và thực như thế này thật là quý, bởi vì mình ko ở Việt Nam để quan sát được.

    Hy vọng đc tham khảo thêm nhiều bài viết (tạm gọi là văn tả thực ha ha) về thị trường cà phê Việt Nam của bạn Thịnh =)

    (Thịnh biết nhiều về thị trường cà phê Việt Nam, mình có 1 số câu hỏi muốn thỉnh giáo Thịnh lắm, nhưng để 1 ngày gần đây nhé)

    Thanks Thinh
    Trung

  2. Nguyen Hoang Trung

    Rồi, nghĩ kĩ 1 hồi bây giờ mình mới hỏi. Nếu câu hỏi của mình ngớ ngẩn quá hoặc mình hiểu sai ở đâu Thịnh đừng cười nhé (vì mình tìm hiểu thị trường qua các báo cáo trên mạng thôi chứ không tận mắt chứng kiến hay tận tai nghe. 1 điều nữa, mình đọc bằng tiếng Anh nên cũng ko biết các từ chuyên môn bằng tiếng Việt, nên mình viết đơn giản thôi nhé)
    Vấn đề mình hỏi thì xung quanh lợi ích của người nông dân.
    Theo mình hiểu thì hạt cà phê (xuất khẩu, không tính tiêu thụ trong nước) đi từ vườn của người nông dân ra khỏi cảng xuất khẩu (thị trường quốc tế) qua các giai đoạn được đơn giản hóa sau:
    Vườn –> hái và tách tại nông trại của người nông dân –> các đại lý thu mua –> kho chế biến –> kho của nhà xuất khẩu  lên tàu xuất ngoại =P
    Tóm lại, người nông dân chỉ làm 2 việc: trồng + hái và tách, trong khi hạt cà phê thành phẩm sẵn sàng cho xuất khẩu lại được chế biến (rửa, phân loại…) bởi các kho chế biến (tư nhân và nhà nước)
    Vậy thì:
    1. Tại sao bản thân người nông dân không làm hết các công đoạn chế biến?
    2. Nếu vậy, mình nghĩ người nông dân sẽ không cần các đại lý thu mua chạy đi chạy lại mua và bán hàng nhưng chủ yếu là “đè” người nông dân như Thịnh nói ở trên.
    Người nông dân nếu hoàn thành đc mọi công đoạn chế biến, có nên làm luôn việc giao hang đến các nhà xuất khẩu luôn không? Hay là thay vì có các đại lý thu mua, bây giờ ta đơn thuần chỉ cần các “xe tải”
    3. Liệu người nông dân có thể tham gia xuất khẩu luôn thay vì chỉ trồng và tách như thế kia không? Như thế chẳng ai “đè” người nông dân cả

    Các câu hỏi của mình có thể được hỏi theo thứ tự hoặc riêng biệt.
    Nếu câu trả lời của Thịnh (và có lẽ cũng là của nhiều người) là: người nông dân ít vốn xây dựng nhà máy chế biến, không đủ thông tin thị trường, không có kĩ năng xuất khẩu, etc… thì tại sao người nông dân không hiệp lại thành 1 liên minh lớn (nghe giống 1 hợp tác xã) có đủ sức thực hiện tất cả các khâu (hoặc tất cả trước khi giao hàng cho nhà xuất khẩu)?
    Ví dụ điển hình có lẽ là FEDECOOP ở Costa Rica, đóng vai trò như 1 hợp tác xã lớn, có kĩ năng cũng như khả năng chế biến đến thành phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như hứa đảm bảo cho người nông dân 1 mức giá sàn ổn định (mà sẽ được trừ hao vào giá thành phẩm cuối cùng sau khi hạt cà phê được bán đi).
    Nếu 1 mô hình như thế là có lợi, có phải chăng đây chỉ là vấn đề thời gian, rồi sẽ có 1 liên minh như thế? Hay cần 1 tiếng nói tiên phong? Hay là trong chuỗi di chuyển và chế biến của hạt cà phê như mình nói ở trên, ở 1 phân đoạn nào đó, ý tưởng về liên minh này bị cả trở bời một “luật” nào đó (giống như giấy phép thu mua của các kho chế biến và nhà xuất khẩu mà chỉ cho 1 số đại lý thu mua được phép mua hạt cà phê từ người nông dân trước 1999?

  3. farmer

    Dear Anh Trung ,

    nếu muốn thì anh cứ liên lạc với Thịnh hoặc BQT chúng tôi , chúng tôi xin sẵng sàng hầu chuyện , nếu chuyện đó có thể giúp cho anh .
    1. Tại sao bản thân người nông dân không làm hết các công đoạn chế biến?

    Chung quy cũng tại bởi chữ nghèo mà ra .nếu chỉ đơn giảm là phơi cho kho hạt rồi tách vỏ ra lấy nhân thì người nông dân làm được, nhưng làm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì họ không biết ( không cần) làm vì các đại lý thu mua cũng chẳng có yêu cầu .

    2.Người nông dân nếu hoàn thành đc mọi công đoạn chế biến, có nên làm luôn việc giao hang đến các nhà xuất khẩu luôn không? Hay là thay vì có các đại lý thu mua, bây giờ ta đơn thuần chỉ cần các “xe tải”

    Anh thử nghĩ anh là nhà xuất khẩu thì anh sẽ làm thế nào ? chọn mua hàng của 1 vài người hay mua của khoảng 200 người cho 1 đơn hàng ….

    3. Liệu người nông dân có thể tham gia xuất khẩu luôn thay vì chỉ trồng và tách như thế kia không? Như thế chẳng ai “đè” người nông dân cả

    Đấy là cái điều mà Y5 nghĩ hoài vẫn chưa ra , có lẽ ngày đó vẫn còn xa lắm ( nếu có thể)

    Còn cái vụ HTX mà anh nói thì rõ ràng VN có nhiều khác biệt so với các nước khác , điểm khác đầu tiên có thể kể đến đó là các hiệp hội hay HTX của VN không có ” tiếng nói chính trị” còn việc người nông dân thiếu ” các công cụ để hỗ trợ” thì nhà nước cũng đã thấy nhưng có điều …nhà nước chưa làm được , đây là điều cơ bản nhất .Nếu chúng ta có thể ” nghĩ” ra được các “công cụ ” để điều tiết chắc chắn người nông dân sẽ bớt khổ .

    Dĩ nhiên chỉ là trao đổi ngắn với anh mà thôi , nếu có dịp , chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn vì có nhiều chuyện trao đổi không thể hết .

    Thân.

    BQT Y5cafe.info

  4. Nguyễn Ngọc Lan

    phải nói bài viết này hơi trần trụi một chút, vì trần trụi nên rất thực, một sự thực đáng buồn.

  5. Dân cày đường nhựa

    Chính xác, chuyện mua-bán nó dài dòng và nhiều phức tạp. Người nông dân có cái khổ của người nông dân, người làm kinh doanh, đưa sản phảm của bà con ra thế giới bên ngoài cũng có cái khổ của họ.
    Nếu nói là tội người nông dân theo tôi không hoàn toàn đúng. Nếu trong trồng trọt, sản xuất hàng hóa..vv mà không có những thương lái, người làm kinh doanh thì hàng hóa của người nông dân làm sao có cơ hội vượt ra khỏi biên giới Việt Nam? Họ chính là cầu nối, giúp cho sản phẩm của người nông dân ta có mặt trên thị trường. Vậy việc họ làm thì họ cũng phải có công chứ! Họ cũng mua-bán và cũng chịu ảnh hưởng chung nếu giá cả có sự biến động..
    Vậy việc mua-bán để đạt được kỳ vọng như mong muốn của mọi người thì không chỉ người làm kinh doanh, mà ngay cả người nông dân cũng cần nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình nhằm giảm thiểu rủi ro không đáng có..

  6. Nguyễn Đình Nhượng -Gialai

    Thật buồn vì một vụ cà phê đã mất mùa còn mất giá, lại sắp đến ngày tưới rồi mà giá dầu năm này còn cao hơn năm ngoái.Nỗi buồn “nhân đôi”!Ai ra tay giúp nông dân cà phê nhỉ?Giá cả cái gì cũng tăng riêng nhìn bảng giá ca phê chỉ thấy màu Đỏ.Chắc “pótay.com” Y5 nhỉ?

  7. Hồ Điệp

    Tôi ko phải là nông dân nhưng là người rất quan tâm đến cây cà phê, rất khâm phục ý chí của các tác giả Y5cafe đặc biệt là anh Thịnh. Đề tài này của anh rất hay, đang là mối quan tâm lớn của ko chỉ riêng người làm ra cà phê. Hiện tại ở Daklak có 1 sàn giao dịch cà phê giúp bà con nông dân giải quyết bài toán khó nói trên. Ở đó đang triển khai rất nhiều chương trình nhằm hỗ trợ bà con nông dân, giúp bà con thoát ra khỏi cảnh bị tầng tầng lớp lớp các khâu trung gian xâu xé vào cái thành quả một nắng hai sương của mình.
    Nói như anh Hoàng Trung thì không khả thi chút nào, bà con nông dân làm sao có thể mang hạt cà phê đi xuất khẩu hả anh, xã hội phải có sự phân công lao động chứ. Ai cũng làm từ A đến Z ko hẳn đã mang lại hiệu quả cao, nhưng nhà nước thì có thể. Việc cho ra đời sàn giao dịch cà phê là một chính sách đúng đắn phục vụ cho một mục đích tốt đẹp nhằm mang lại một lợi ích to lớn. Tuy nhiên thời gian qua sàn này hoạt động chưa thành công là vì nhiều lý do chúng ta ko thể chỉ trích riêng những người điều hành ở đó được. Bà con mình xưa nay quen cách mua bán truyền thống dễ dãi, ngại những gì thay đổi, những gì ít tiện lợi.
    Tôi ví dụ: Theo cách mua bán hiện nay người ND chỉ cần làm ra hạt cà phê sau đó ngồi tại nhà chờ thương lái “phục vụ” từ việc cân đong, đo đếm, vận chuyển…và trao tiền tận nhà…và nông dân là thượng đế. Quá tốt. Cho nên vận động bà con mang sản phẩm của mình đến sàn giao dịch là một việc làm thiết thực bởi ở đó sản phẩm của bà con ND được tiếp cần gần hơn với giá xuất khẩu loại bỏ hoàn toàn các mắt xích trung gian, nhưng việc đó ko thể trong ngày một ngày hai là thành công được, làm thay đổi một nếp nghĩ, một thói quen tập quán là cả một hành trình dài.
    Hôm nay tôi nhập môn vài lời, bà con mình ai có hứng thú quan tâm đề tài này thì cùng chia sẻ.

  8. phan thanh

    Anh farmer mà hiểu biết cái gì mà góp ý, đọc kỹ đi mà suy nghĩ “NGHĨ MÃI KHÔNG RA…. ”
    Tôi đã từng bị anh cãi là cà phê năm 2009 bình quân là 2000USD / tấn.
    Con người ta có hai con mắt, hai cái tai nhưng chỉ có 1 cái mồm.
    Biết thì thưa thì thốt, không biết dựa cột mà nghe.
    Ông bà từ xưa đã dạy thế mà.

  9. Hồng Hà

    Các bác cứ nói thế chứ, phục vụ bà con nông dân là bổn phậc của các đại lý mua cà phê của chúng em. Nếu không có chúng em thì cà phê của bà con đâu thể vươn cao bay xa được.

  10. nxe

    thật ra năm qua các DN trong và ngoài nước bỏ tiền cho các chủ lò sấy thao túng thị trường chỉ mua tươi, không chịu đổi tươi lấy khô như những năm trước, hàng nghìn nông dân không có điều kiện phơi đành phải bán tươi với giá qui đổi tại thời điểm tháng 12/2022 chỉ 40- 41ngđ/kg. Sau kết thúc vụ đến nay có thời điểm 49ngđ/kg, Vậy ai hưởng lợi trong này. chỉ có DN và các chủ nậu lò sấy.. Nông dân một nắng hai sương được gì với giá hiện nay… Người nông dân sản xuất capê đâu có uống cà phê mà thật sự quá đăng hơn càpê.. thật sự quá phủ phàng.

  11. Hoàng Đức

    ở phần bán non có vẻ tác giả chưa giải thích đầy đủ lắm. Theo tôi hiểu bán non là người nông dân sẽ chốt với đại lý (người mua) một mức giá nào đó – giá này fix cứng. Lúc đó sẽ được ứng 1 phần tiền hoặc mua phân bón, v.v.. Đến lúc thu hoạch thì chở cà ra cân, và nhận phần tiền còn lại.

Tin đã đăng