Kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch

Cây cà phê sau một năm mang trái bị mất sức sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn cây cà phê cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa.

Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11-4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng vào giữa và cuối mùa khô, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao.

Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê.

Sau đây nhằm giúp bà con có các biện pháp bón phân, tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý nhất để cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng cà phê.

Chăm sóc cà phê
trong giai đoạn cây cà phê cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa

1. Cắt tỉa cành

– Cây cà phê cần phải có thời gian phân hóa mầm hoa (siết nước) thì tỷ lệ đậu quả mới cao, bà con cần đốn đau kể kích thích cà phê ra hoa, đậu quả.

– Việc tỉa cành cần tiến hành trong cả năm nhưng đợt tỉa cành cơ bản nhất là sau khi thu hoạch. Cần tỉa những cành khô, cành chân vịt, cành tổ quạ, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch.

Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao.

Xem thêm: > Cộng đồng Y5Cafe trao đổi kỹ thuật cắt cành cà phê

2. Bón phân

Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn, do vậy thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt, nhưng cây cà phê có nhu cầu cao về dinh dưỡng vì vậy phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây cà phê.

2.1. Đa lượng

a. Đạm cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp.

b. Lân là yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số hoa và số quả. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp. Thời tiết nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất cần thiết.

c. Kali là yếu tố giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận. Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió bắc đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân nhiều, năng suất và chất lượng thấp.

2.2. Trung, vi lượng

Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi rất cần thiết cho cà phê trong mùa khô, giúp nở hoa tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt.

  • a. Thiếu lưu huỳnh, lá non mỏng, giòn, chuyển vàng.
  • b. Thiếu magiê, canxi, cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả, năng suất thấp.
  • c. Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô.

Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng đều thấp.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý phòng trừ bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt chú ý đến rệp sáp.

Nông dân phải theo dõi thường xuyên để phun ngay khi phát hiện có rệp, nếu để rệp sáp phát triển mạnh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt trừ. Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít phun thuốc Cypermap 10EC.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Thuận Hòa

    Bài viết này rất hay nhưng chả có hiệu quả khi mà giá cà ngày càng xuống dốc. Nếu làm ra sản lượng càng cao mà giá càng thấp thì dẫn đến hệ lụy càng lỗ to cho nên tốt nhất cứ để vườn cà suy thoái cho sản lượng thấp thì may ra giá sẽ cao và nhà nông sẽ bớt chi phí mới có lãi.

  2. nguyễn thị hậu

    Giá cà phê đang lún sâu trong tháng này. Bài tuy cũng được nhưng chăng có hiệu quả gì khi cà phê đang giảm như vậy. Hiện giờ một số bà con đang định thu xong sẽ không trồng cà phê và tiêu nữa vì cà phê đang giảm mạnh còn tiêu thì ngày càng chết dần và giảm. Mọi người không biết nên làm gì nữa. Không làm thị chẳng có tiền để tiêu và lo cho con cái.

  3. chuotdong

    Tại sao lại bi quan như vậy được chứ. Tui thấy bài viết bổ ích nhưng chưa được chi tiết ở chỗ nên bón các loại phân đó là bao nhiêu, trong giai đoạn nào chứ công dụng của chúng như thế ai mà chả biết.Đọc bài viết tui bón theo cách của tui như vậy k biết đúng chưa.
    1/ PHÂN MÙA KHÔ.
    Tưới lần 1 tui bón mỗi cây 1,5 kg vi sinh TS4 giá trị tương đương 8 000đ, Lần 2 mỗi cây 0,4 kg u rê giá 5 000đ, lần 3 như lần 2, lần 4 đổ phân bò đã ủ 1 bao/3 cây.
    2/ PHÂN MÙA MƯA.
    Lần 1: dùng phân đơn trộn theo tỷ lệ 2-2-1 (đạm, lân, li) mỗi cây 0,5 kg. Lần 2 cũng như lần 1 nhưng tỷ lệ 2-1-2, còn lần 3 lặp lại phân vi sinh như mùa khô. Tui thử nghiệm năm ngoái 2 ha kể cả việc tạo cành nên năm nay 2 ha đó tha hồ cho quả.
    Vận dụng qui luật của các mùa từ đó nghiên cứu bỏ phân thích hợp mới cho hiệu quả tốt. ko phải tui bảo thủ nhưng các bạn nghĩ mà xem. Lần 1 bón vi sinh tức cải tạo đất tươi xốp cho bộ rễ phát triển, lần 2 và 3 bón u rê để phát cành quả cho năm sau. lần 4 bỏ phân bò lại tiếp tục cải tạo đất còn sang mùa mưa 2 đợt bón phân đầu chỉ để nuôi quả còn vi sinh đợt cuối để giữ độ bền cho cành lá khi thu hoạch xong và bước vào mùa khô.
    Mùa tưới đủ cành có một điều mà ít ai chú ý đó là mùa mưa cây nuôi quả nên ít phát triển cành tăm nếu như mùa khô đã mọc đủ cành quả nên bẻ chồi và rứt hết cành tăm trước khi thu hái rất nhàn.

    1. k anh chuyen

      minh vua thu hoach caphe xong.nam nay caphe nhà mình it trái quá.mong cac ban chỉ cho minh cach bon phan cham soc nhu the nao de nam sau cho trai nhieu hon.giup minh voi.cam on cac ban nhieu

  4. Hiếu Nguyễn

    Bài viết và các ý kiến của các bác cũng hay, nhưng không nên áp đặt cho tất cả vườn cà vì mỗi vườn có 1 trạng thái # nhau như lượng dinh dưỡng của đất, thể trạng cây cà phê,… Việc tưới và làm cành là tất yếu rồi. Còn về phân bón thì tùy vào mỗi vườn và kinh nghiệm của mỗi chủ vườn. Vì họ là những người hiểu rõ khu vườn của mình nhất.

  5. ChuotRung

    dùng phân đơn trộn,bón theo tỷ lệ và liều lượng của chuotdong về mùa mưa thì OK rồi,mình cũng chuyên dùng phân đơn phối trộn để bón vì phân đơn ít bị giả.Riêng mùa khô thì mình bón khác với chuotdong:
    -tưới đợt 1 bỏ DAP(Hàn Quốc) mõi cây 0,3kg tương đương 6.600 đ + phân bón hữu cơ trung vi lượng RICE KING-R(cà phê,tiêu) loại canh nhựa có thể tích 5 lít = 600.000 đ bón cho 1.000 cây tương đương 1 cây=600 đ.(loại phân này chứa đầy đủ các nguyên tố trung vi lượng giúp cải tạo đất,chống vàng lá nghẹt rễ,tăng khả năng ra hoa,đậu trái) phân chuồng thì 1 năm bỏ,1 năm nghỉ.năm nào bỏ thì mình vẫn bỏ vào đợt tưới đầu này(mõi cây=2/3 bao URE)
    -tưới đợt 2 bỏ URE mõi cây 0,4 kg + RICE KING-R(cà phê,tiêu)[liều lượng như đợt 1]
    -tưới đợt 3 đạm+kali phối trộn theo tỉ lệ 2-1 bỏ mõi cây 0,4 kg+RICE KING-R liều lượng như đợt 1.

  6. Phạm Văn Khiêm

    Giá cà phê lên hay xuống không làm thay đổi kỹ thuật chăm sóc cà phê, hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhưng viết như thế thì chẳng phải là kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch (ngoại trừ phần cắt tỉa cành). Tôi đố ai áp dụng được gì từ những thông tin trên. Viết như thế này thì đừng viết còn hơn. Hình như người viết bài này là sinh viên mới được trang bị kiến thức về vai trò, tác dụng của các loại phân ?! Nếu viết kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch thì phải nói khi mầm hoa phân hóa như thế nào thì tưới nước, tưới bao nhiêu, bón phân gì, lượng bón bao nhiêu… Kinh nghiệm qua một số năm tôi thấy có nhiều gia đình thường trộn đạm (SA hoặc URE), lân, kali chung để bón nhằm giảm công lao động. Đây là việc làm hoàn toàn phản khoa học bởi khi trộn chung như thế vôi sống (CaO) có trong phân lân (P) sẽ tác dụng hóa học với gốc NH4 trong phân đạm giải phóng NH3 (amôniac) làm Ni tơ bay hơi nên sẽ làm cho lượng đạm bị thất thoát đáng kể. Rất mong những nông dân nào đang làm như thế thì hãy lưu ý không tiếp tục làm nữa.

    1. Nguyễn Vịnh

      Tôi đồng ý với bạn !
      Khi trộn phân có chứa (đạm) amôn như sunphat amôn, urê, clorua amôn, nitrat amôn… bà con không được trộn với phân có phản ứng kiềm như vôi, phân lân Văn Điển, bột phôtphorit, tro bếp…
      Vì nếu trộn các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do phản ứng bay hơi NH3.

  7. Phạm Văn Khiêm

    Sáng nay chưa đọc bài của chuotdong. Hóa ra chuotdong vẫn trộn Đạm với Lân. Làm như thế thì phí đi một lượng đạm (SA hoặc URE) chuotdong à, bởi trong lân có khoảng 33% là vôi sống (CaO), vôi sống tác dụng với gốc NH4OH có trong phân đạm ( Cao + NH4OH= NH3 + nước (H2O). NH3 là Amoniac sẽ bay hơi, như vậy là bạn đã làm mất đi một lượng đạm đáng kể. Bạn thử xem tôi nói đúng không nha: Khi bạn trộn Lân với đạm thì sẽ xuất hiện nước làm vón cục một số phân vừa trộn, sở dĩ như vậy là do phản ứng hóa học tạo ra nước đấy mà

      1. Nguyễn Vịnh

        Bạn thắc mắc đúng!
        Đạm không trộn với Lân Văn Điển, Lân nung chảy vì phản ứng kiềm dễ bay hơi nhưng lại trộn được với Supe Lân vì có tính axit (nhưng nhớ trung hòa độ chua bằng vôi hay tro bếp)

      2. Lê Thanh Mười

        Cho em xin hỏi bác Nguyễn Vịnh. có nên cưa ghép cà phê quanh năm không, hay chỉ vào thời điểm thích hợp thôi

      3. Nguyễn Vịnh

        Bạn có thể thực hiện ghép cây quanh năm, nhưng cần phải che những lúc mưa lớn hoặc nắng to. Vì vết ghép chưa lành, rất dễ bị tổn thương làm chồi non không sống được. Thân

  8. Lê anh Dần

    Chào bà con.
    Đúng rồi! bài viết này nói đúng. Hái xong cần tỉa cành cho cây, giữ lại những cành tốt nhất để sang năm còn ăn tiếp. Nhưng mình thấy cách BÓN PHÂN không hợp lý lắm. Mùa nắng mà bón như mùa mưa thế thì không được rồi.
    Theo mình biết mùa nắng chúng ta chỉ cần bón Đạm (Urê, Sunphat) cho cây là đủ rồi. Bón như kia không hiệu quả. (cây không hấp thu được, chi phí đồng vốn bỏ ra nữa chứ). Bón như bài này chắc âm quá.

  9. Tâm Đoan

    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Dần. Chúng ta chỉ bón đạm và tưới phải đủ lượng nước để cây cà có sức nở hoa, đậu quả và sau đó nó lại đâm thêm độ dài của cành rồi ra nụ, rồi nở hoa trong đợt tưới thứ hai. Nếu chúng ta bón lượng đạm ít quá thì cà sẽ ra thêm cành không được dài đâu và cành cũng không mập khỏe đâu bà con ạ.Các đợt tưới sau cũng bón phân đạm nhưng giảm lượng hơn đợt đầu, đến đầu mùa mưa thì bón thêm lân vào nữa để rễ cây phát triển khi mùa mưa tới. Còn theo tôi thì lại bón Kali vào giữa và cuối mùa mưa để cây giữ nước khi mùa khô tới. Chú ý vặt chồi thân sau khi tưới để chất dồn vào nuôi cành. Mong bà con góp ý, bổ sung thêm vào nhé. Chúng ta cùng giúp nhau nhé !

  10. ngọc hoàng

    Nhà mình cũng làm cafe nhưng mà làm khác. Hiện nay tại Bình Phước cũng có mưa nên chưa phải tưới, chỉ phải cắt cành thôi.

  11. Hoadaqui

    Tôi có ý nhỏ góp ý với diễn đàn nhé. Với vườn cà 1,5h (cà kinh doanh) đợt 1 tôi tưới thật đẫm khoảng 4 ngày, xong quay lại bón 0,4kg u rê 1 gốc tưới qua cho tan phân. Mục đích là để cho phân không bị lãng phí do thấm sâu xuống đất (ở tầng đất sâu thường ít rễ cám) khoảng 1 ngày là xong. Tôi bỏ u rê vì tin ở con số N ở trên bao bì, còn với loại phân NPK thì không tin tưởng những con số in ở bao bì lắm.

    1. Làm Nông

      @Hoadaqui: Bác có thể tưới 2/3 lượng nước trong bồn sau đó chuyển vòi nước sang hố khác (cho đầy 2/3 hố kia) và tiến hành bỏ phân đều trên mặt bồn rồi dùng vòi nước tưới 1/3 lượng nước còn lại. 1 người tưới 1 người bỏ phân kiêm kéo ống cho vui. Như thế phân sẽ ít ngấm xuống tần đất sâu, mà bác giảm được công kéo ống.

  12. mua tây nguyên

    Theo tôi phân bón thi cứ năm trước bón sao, sang năm khác cứ thế mà bón, còn trộn phân đơn,trộn tai lô là bón ngay, đừng để lâu. Có bón lân chọn super lân, nó nhanh tan mà có vi lượng trong đó rôì, quan trong là chú ve sầu, nấm hồng và khô cành, thối quả, tôi mong ai có biện pháp hiệu quả giúp vấn đề nan gỉải nầy, nguyên nhân do đâu ?

    1. Làm Nông

      @Nắng và gió: Khô cành khô quả có thể là do yếu tố dinh dưỡng (bón phân không đủ, bón không cân đối, bón ko kịp thời, có thể là do tuyến trùng hại rễ, ve sâu hại rễ nên khi bà con bón phân cà phê không hấp thụ được) hoặc là do Nấm (thường gây hại trong những vườn cắt tỉa cành không thông thoáng -> tạo ẩm độ cao trong tán cây -> tạo điều kiện cho Nấm phát triển: Cắt tỉa cành hợp lý, thông thoáng, chặt tỉa cây chắn gió vào mùa mưa)
      Phòng trừ nấm hồng cũng như Khô cành khô quả: cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng hơn

      Để phòng trừ các bệnh do nấm gây hại bà con nên áp dụng các biện pháp tỉa cành tạo tán như sau để cây cà phê dc thông thoáng trong mùa mưa nhằm hạn chế nấm gây hại
      – Thu hoạch xong bà con cắt tỉa những cành khô, cành chết, cành bị sâu hại, cành bị nấm hại. Giữ lại những cành còn lá, giữ lại những cành trên đỉnh ngọn cây. Giúp cây chống chịu với nắng nóng, chống chịu với gió khô hanh, giữ độ ẩm trong gốc cây. Những cành bị sâu bệnh hại thì cần phải tiêu hủy.
      – Trước mùa mưa bà con tiến hành cắt tỉa tạo tán bình thường
      + Cắt bỏ cành xưong cá, cành chân vịt, cành tăm cành nhớt
      + Cắt bỏ những cành mọc ngược vào thân, cành mọc xuống đất, mọc lên trời
      + Cắt bỏ những cành ở vị trí rậm rạp…
      + Cắt bỏ những cành trong khoảng đường kính 40cm trên đỉnh cây
      – Bất cứ lúc nào nếu có chồi vượt thì phải cắt bỏ ngay khi phát hiện

    2. hồ văn thành

      Nấm hồng, thối trái và chết cành là 3 loại bệnh do nấm gây ra nên việc phòng và trị nó bác phải phun thuốc nấm carbenzin kết hợp với anvill vào những trận mưa đầu tiên và lặp lại sau đó 1 tuần tôi bảo đảm vườn bác sẽ hết bệnh, ngoài ra bác cũng phải tăng cường các loại phân bón lá cho cây. Phân bón lá ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây nó còn giúp cho cây kháng bệnh. Tôi chúc bác thành công.

  13. vũ anh

    Tôi cũng có 1 ít kinh nghiệm: vườn cà nhà tôi có đọ dốc cao và lại hứng đúng hướng gió đông bắc nên tui ko làm cành sau thu hoạch nhằm giảm bớt tác hại của gió lên cành lá cà phê. Chỉ cần vặt sạch chồi vượt. So sánh cà năm trước tui làm cành vào sau thu hoạch thì cũng ko có ảnh hưởng mấy. Vào mùa mưa cành khô chỉ cần đụng nhẹ là rơi hết, đỡ tốn công cắt. Mùa tưới mà bón được phân thì càng tốt. Ở gần vườn tôi có anh bạn làm cà rất thích tốn tiền, làm gì cũng chi nhiều như bón phân hóa học hay phân chuồng, tưới nước… đều nhiều hơn hàng xóm. Cà anh ta đạt nhất >7kg nhân/cây.

  14. chuotdong

    Thân gửi bạn Khiêm.
    Bạn nói đúng, cảm ơn bạn nhé. Có lần mình ko chú ý đến pha trộn giữa lân và đạm nên phản ứng hóa học xảy ra như bạn nói nhưng cách đây hơn 15 năm rồi. Nay đã có một số kinh nghiệm giắt lưng nên trường hợp đó được chú ý. Khi đọc ý kiến của bạn mình hơi giật mình và xem lại thì ra mình ẩu vì dùng từ thiếu chính xác. Bón phân mùa mưa tất nhiên phải chọn thời điểm mưa rơi mới bón, bón đón mưa trước nếu trời ko mưa thì phải có sẵn phương án tưới nước bổ sung cho tan phân ngay. Liều lượng thì vậy nhưng lúc bón phân đơn tất nhiên mỗi người chịu trách nhiệm một loại chứ hơi sức đâu mà trộn lẫn vào. Nói thì vậy nhưng thực tế luôn phải điều chỉnh, chia ra nhiều đợt bón ít hiệu quả hơn ít đợt bón nhiều.

  15. luannguyen

    Nói như anh Thuận Hòa thì chán quá, đang mong có những bài viết hay về kỹ thuật chăm sóc cây cà phê nhiều trái, lại giảm được chi phí do canh tác cà phê không đúng khoa học. Với lại nếu cà phê sai quả thì tự khắc chi phí người dân bỏ ra sẽ giảm khi sản lượng tăng có đúng không các bác.

  16. Nie

    Tôi thì mùa khô chỉ bón phân chuồng ủ với nấm trichoderma. Bón vào sau khi thu hoạch, mùa mưa thì bón phân NPK 16-8-16-13s+te, kết hợp phân bón lá vươn sinh thái Trung Việt tưới khoảng 5 lần. Vườn cafe tôi năg suất đạt 5tấn/ha.

    1. Bốn Tùng

      Bác nói chưa rõ lắm không biết bác bỏ phân chuồng, phân NPK với khối lượng là bao nhiêu và cách thức như thế nào? Năng suất của Bác như thế là quá bình thường nếu đầu tư bài bản như thế năng suất đúng ra phải >6 t/ha.

  17. Vũ tố Như

    Tôi đã xem qua tất cả các ý kiến ở trên. Đều rất tốt, rất đáng tham khảo. Tuy nhiên bây giờ tôi muốn tham khảo một vấn đề; ai biết mách giùm nhé: Nay tôi đã thu hoạch xong (cà phê năm thứ 4) tôi muốn phun phân bón lá có ảnh hưởng gì không? Nếu kèm theo các loại thuốc chữa nấm (nấm hồng,rỉ sắt) thì có ảnh hưởng gì không? Theo các anh, chị phân bón lá loại nào ưu điểm cho vùng Đức Cơ-Gia lai.

  18. ChuotRung

    Sau thu hoạch, cắt cành xong > phun phân bón lá rất tốt : sẽ giúp cho cây nhanh phục hồi, chuẩn bị phân hóa mầm hoa trong thời gian siết nước.

  19. king hwu

    Những lời chia sẻ kinh nghiệm của các bác rất hay… Cảm ơn các bác đã cho tôi nhiều bài hoc và kinh nghiệm quý giá. Thân.

  20. guchasd

    Bón phân cho tăng nở hoa khi nào và sau khi thu bón phân ngay hay chờ vài thời gian rồi bón , nếu bón dùng phân gì

    1. Nguyễn bảo long

      Chú Vịnh ơi cafe cháu chuẩn bị trổ bông rồi. Sau khi trổ bông 1 tuần, cháu pha boocdo 1% xịt để rửa vườn thì có ảnh hưởng gì trái non mới hình thành không chú. Và boocdo 1% có tác dụng trị bệnh thán thư với tảo đỏ, rỉ sắt không chú. Hay phải xịt loại nào để trị được 3 loại đó

      1. Nguyễn Vịnh

        Chào cháu !
        Chỉ phun dung dịch boocdo khi cây không làm bông nuôi trái, vì sẽ làm rụng bông non, trái non…
        Rửa vườn nên thực hiện ngay khi vừa thu hoạch xong hoặc sau khi tỉa cành tạo tán trước vụ bông mới.
        Thị trường có rất nhiều loại thuốc hóa học phòng trừ hiệu quả các bệnh nấm này.
        Gần đây, chú khuyến nghị bà con ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces phòng trừ sâu bệnh, xử lý đất đai, để giảm bớt tác hại của thuốc BVTV hóa học.
        Thân
        https://giatieu.com/ung-dung-xa-khuan-streptomyces-sp-trong-nong-nghiep/9372/

  21. Nguyễn Đình Chung

    Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi vườn cà phê của cháu bị rỉ sắt và nấm hồng cũng nhiều. Cháu mới thu hoạch xong. Chỗ cháu mới mưa xong chắc tuần sau là trổ bông. Bây giờ xịt thuốc rửa vườn luôn được không. Nếu được thì loại nào có tác dụng trị 2 loại bệnh đó luôn… hay phải mua riêng từng loại rồi pha vào.
    Cháu mới làm cà phê nên không biết rõ mong được chú chỉ thêm.

    1. Nguyễn Vịnh

      Cháu mua thuốc trị nấm loại hỗn hợp Mancozeb+Melataxyl 72WP, xịt trong ngày thứ Hai hoặc thứ Ba nếu trời hết mưa. Qua 2 ngày đó thì ko xịt nữa, vì sẽ làm hư bông non. Đợi lứa bông này nở xong rồi tính.
      Thân

    2. Nguyễn Đình Chung

      Cháu cảm ơn chú Vịnh. Sau khi cà phê trổ bông đợi khoảng 3 ngày khô cánh bông là xịt được luôn phải không chú.

  22. Hô thi sinh

    Nhờ các chú tư vấn giúp con. Vườn cà phê nhà con cho năng suất rất thấp. Do con không biết chăm sóc. Mà giờ con muốn phục hồi vườn cà. Cà con vừa thu hoạch xong, con tính băm hố có được không ạ?

  23. nam

    tôi năm nay thu được 80 tấn tươi giá bán tươi 30k.thoát nghèo rồi các tình yêu ơi.muốn nghèo trở lại cũng khó

Tin đã đăng