Cộng đồng Y5Cafe trao đổi kỹ thuật cắt cành cà phê

Ban biên tập Y5Cafe nhận được phản hồi của bạn Trung Thành đề nghị diễn đàn cho thảo luận, trao đổi về kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê, mở đầu cho mùa chăm sóc cà phê niên vụ 2011/2012. Mời cộng đồng Y5Cafe cùng nhau tham gia.

 

Vườn ươm cà phê Arabica, mùa trồng mới 2011 ( Ảnh: Bolofarm )

 

  • Bạn Trung Thành qua phản hồi đã viết:

(Trích) Sau đây tôi xin đưa ra một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc chăm sóc cây cà phê chuẩn bị cho niên vụ mới. Nhất nước nhì phân thứ ba tỉa cành. Đó là câu nói quen thuộc của nhiều bà con trông cà phê chúng ta. Nhưng điều quan trọng ở kỹ thuật này chắc cũng ít bà con nắm rõ.

Xin bà con hãy cùng trao đổi vấn đề kỹ thuật này để có được một vụ mùa cà phê bội thu.

  • Bạn tháihy có câu hỏi xin bổ sung:  

Tôi có 1 câu hỏi thêm về bấm đuôi én, xin các bác chỉ giáo thêm, cách bấm, và nên bấm lúc nào?  Xin cám ơn trước !

Y5Cafe

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân cà phê

    Tính của tôi thì hay tiếc, không dám cắt nhiều cành nên khi cây cà phê thu hoạc xong nhìn vẫn còn um tùm, những cành còn 2 đến 3 cặp lá tôi vẫn để lại sang năm tiếp tục thu hoạch trên những cành này. Nhưng có điều nếu để lại những cành này thì cây sẽ không phát cành khác mạnh, như vậy vụ tới nữa sẽ bị thất thu.

  2. Đại ca chùa bộc

    – Ngày xưa: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
    – Ngày nay: “Nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước”
    1.”Nhất giống”: giống là tiên quyết năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh,…
    2. “Nhì phân”: trồng cà muốn có năng suất đố ai không bón phân
    3. “Tam cần”: Có nghĩa là vai trò quan trọng thứ 3 là chăm sóc, trong đó có tỉa cành.
    4. “Tứ nước”: ngày xưa, nước là yếu tố hàng đầu. Nhưng ngày nay, nước có thể chủ động tưới tiêu và có thể điều chỉnh thông qua máy móc tưới nước tiết kiệm.

  3. Cafe Vối

    Vùng tôi trồng cà phê sau thu hoạch trời gió rất nhiều, đúng lá cái nắng cái gió của Tây nguyên. Vì vậy nên bà con hạn chế cắt cành để ngăn bớt sự va đập của gió làm hỏng những cành đã ra đậu trái. Ngay khi bắt đầu mùa mưa chỉ nhanh chóng cắt tỉa những cành khô cho các cành tươi có không gian phát triển, bón xong phân đợt đầu cho cây lại sức sau khô hạn mới tiến hành cắt tỉa thực sự lần 1. Trước khi kết thúc mùa mưa mới cắt tỉa lần 2 để cây có sức giúp nhân to và chắc trước khi thu hoạch.

  4. Phạm Văn Khiêm

    Mục đích của bạn Trung Thành là đề cập kỹ thuật cắt cành sau thu hoạch. Việc cắt cành đòi hỏi làm sao để cây vừa cho năng suất ổn định, tán tròn đều; không để lại những cành không cần thiết đồng thời không cắt bỏ những cành còn có thể cho thu hoạch hoặc để phát cành thứ cấp (cấp 2, cấp 3, cấp 4) nhằm làm cho tán tròn đều. Về số cành để lại thì tùy thuộc vào suất đầu tư của từng gia đình mà để lại số cành sao cho phù hợp. Còn việc xác định cái nào nhất, cái nào nhì… thì tùy thuộc vào nhận thức của từng người. Với tôi thì giống phải là nhất nhưng phải được kết hợp chặt chẽ, hợp lý với 3 yếu tố còn lại thì mới cho hiệu quả kinh tế cao. Xem nhẹ một trong 3 yếu tố kia đều không được.

  5. võ tá quyền

    Với ai cắt cành ntn thì tôi không biết, nhưng với tôi cắt cành là không nương tay : (tùy cà tốt xấu khác nhau)
    Cây cà tốt um sùm không cắt cho thoáng thì cây cà dồn sức nuôi nhiều cành không tốt, giống như mình có câu dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt hihih… Cây cà phải cắt cành thoáng để cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh về mùa mưa, ở trên ngọn cây giật cành cho thoáng để những cành ở dưới gốc quang hợp tốt. Vườn cà phê nhà mình mình để một số cành nhất định, vì khi đó mình tính toán đc, năng suất hàng năm mình quyết định đc.

    1. Đồng ý về ý kiến bạn Quyền, đang bàn về việc làm cành ở mùa khô nên tui xin đóng góp ý kiến : phải cắt bỏ thật sạch các cành khô, cành sâu bệnh, cành không có khả năng phát triển… chứ để mấy thứ này chỉ thêm sâu bệnh, tốn kém phân bón chứ được gì đâu !

  6. leminh

    Sau thu hoạch cắt bỏ những cành vô hiệu là việc rất quan trọng. Cắt tỉa cành kịp thời làm cho cây hồi phục nhanh hơn, chùm hoa to hơn và hạn chế được sâu bệnh cho vụ sau, nhất là rệp sáp, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng cây bị khuyết tán… Một chút kinh nghiệm cỏn con, chúc diễn đàn ngày càng phát triển!

  7. chuotdong

    Tui cũng thực hiện cắt cành theo kiểu leminh, chỉ khác chút xíu vì tui tạo cành hai đợt lận.
    Đợt 1 chủ yếu cắt cành khô và cành già trụi lá, chưa vội cắt đi những cành “sống” nhưng có thể sẽ ko để lấy quả sau này. Lý do: Nay mùa khô, gió cực kỳ mạnh có cành “phụ” che chắn đỡ rụng lá cành chính rất nhiều.
    Đợt 2: Tưới nước cho cà phê ra quả mắt cua mới tạo cành thật sự. Tạo cành lúc này mới dễ chuẩn xác theo ý muốn của mình, ít nhầm lẫn cắt những cành ko đáng cắt.
    Kinh nghiệm trên tui học được của mấy người hàng xóm. Tui mới thử nghiệm vài ha vụ mùa này cho kết quả tốt lắm. Hèn chi cùng dải đất mà sản lượng cà phê của tui năm nào cũng thuộc hạng bét trong đồi, lại cứ cho sản năm được năm mất chứ ko như của vài nhà hàng xóm.
    Sản lượng cà phê “thua chị kém em” lại bảo thủ do làm nhiều chăm sóc ko tốt chỉ là biện hộ. Năm nay mình thu hoạch có nhỉnh hơn năm trước chút đỉnh. Bình quân khoảng 3,7 tấn/ha vậy mà hàng xóm nhiều người đạt 5,5 tấn/ha. Mất mùa như năm ngoái họ cũng được 4,5 tấn.

  8. Trung thành

    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bà con. Ngoài những luận điểm của bà con nêu trên thì vẫn còn một số điểm nữa như mình phải tạo cành và chọn lựa trước từ mùa mưa, tạo cành che lấp khoảng trống để cây cà phê được đều cả ba tán. Đó là ý kiến đóng góp của tôi, mong bà con góp thêm.

  9. k duông

    Đúng là nhất giống thật, nếu giống mới bây giờ TR4-TR13 gì đó, thì khâu cắt cành rất ít vì cây chỉ phát vừa đủ cành thứ cấp, nên không cần cắt, chỉ tỉa cành khô nếu siêng, không thì mưa xuống cành khô sẽ tự gẫy thôi. Đa số giống cũ phát triển cành thứ cấp nhiều nên buộc phải cắt tỉa mà nên tia khi mưa được khoảng mấy trận, chứ nếu tỉa sau khi thu hoạch xong thì cây sẽ không vượt qua được mùa nắng khắt nghiệt của tây nguyên, nên sản lượng năm sau sẽ giảm ghê gớm.
    Tôi đã bị thiệt hại một năm rồi nên rút kinh nghiệm, chỉ tỉa khi mưa được mấy trận đầu mùa cho cà phê lại sức. Nếu chúng ta tỉa trễ một ít thì một năm chúng ta chỉ tỉa một lần, đỡ chi phí đầu tư mà sản lượng không giảm bao nhiêu vì lúc đó quả to ít bị rụng, hơn nữa khi cây nuôi trái đuối sức nên rất ít phát cành thứ cấp. Đó là kinh nghiệm từ thực tế vườn nhà tôi, cây nào um tùm không có trái đa số là do giống, cây đó cần cưa đi để ghép giống mới vào, vì nhưng cây đó có tỉa thưa sang năm vẫn lại um tùm nhưng ít trái.

    1. phương

      Bác thử cuốc hết rễ cám lên chưa. Ở nhà em có mấy cây ko có trái, cành thì mập, lá thì to và xanh đen. Em cuốc hết rễ cám vứt đi thế là thấy năm sau trái ra rất nhiều !

  10. k duông

    Theo tôi thử nghiệm thì đa số là do giống, giống mà phát sinh nhiều cành thứ cấp khi cà phê bấm ngọn thì ta mất khá nhiều công cắt tỉa cành, còn giống phát sinh ít chỉ đủ thì gần như khâu cắt tỉa cành rất là nhàn rỗi, nên khi trồng mới ta nên chú ý về giống để giảm chi phí nhân công cắt tỉa cành.
    Tôi đã thử nghiệm các kiểu tán nếu để tán phân bố đều từ gốc lên tới ngọn, thì nhìn vô cây cà phê thấy đẹp nhưng năng xuất không bằng ta để tán theo hình cái dù, có nghĩa là chỉ để các cành bên trên tạo thành như cài dù phủ đều vòng quanh. Tôi đã thử nghiệm mỗi một kiểu 10 cây, kể cả để cây lên cao không bấm ngọn, khi hái để riêng thì tôi thấy, để theo tán dù đạt sản lượng cao nhất, hơn để tán phân bố đều 20% và hơn 50% nếu để ngọn không hãm.
    Để ngọn không hãm vất vả khi thu hoạch vì cây cao khó hái, cây cao nên sản lượng giảm vì gió làm rụng lá, nhưng có ưu điểm là khó bị mất trộm, vì cây cao nên ăn trộm muốn hái phải mang theo thang hoạch chặt xuống mới hái được mà chặt cành thì có tiếng động nên bọn đạo tặc rất ngại.

  11. lê trang

    Theo tui, sau thu hoạch bà con nên cắt triệt để các cành vô hiêu như: cành tăm, cành vòi voi, cành nhớt và tất nhiên là cành khô. Bật hết các cành xuyên qua thân và tạo thoáng từ trên ngọn như bạn Võ Tá Quyền có đề cập mà chuyên môn người ta gọi đó là tạo hình ống khói để cây luôn thoáng, đủ ánh sáng.
    Đối với cà KTCB thì phải cẩn thận. Nếu cành cơ bản đã thu quả nhưng chưa có cành thứ cấp thay thế thì dù còn vài ba cặp lá cũng chừa lại và bấm ngọn (gọi là bấm đuôi én) để cành thứ cấp bật ra, sau đó mới cắt bỏ. Nói chung tỉa cành cà phê là cực kỳ quan trọng, nó đòi hỏi người làm phải có kiến thức và kiên trì, tỉ mỉ như một nghệ nhân làm cây cảnh. Ngoài các yếu tố: nước, phân, giống… thì cần (cắt cành…) quyết định đến năng suất nhiều nhất.

    1. bùi quang vinh

      Tôi nhất trí với ý kiến của bạn, tuy nhiên có 1 đóng góp nhỏ.
      Đối với cà phê KTCB việc bấm ngọn thế nào chắc ko cần nói ra, còn cắt cành thì phải cẩn thận như bạn là đúng, tôi thấy nhiều người cứ vặt trụi lủi vì thấy ko có chút hoa quả nào trên đó như thế là sai. Phải cố gắng hình thành tầng tán ở bên dưới thật tốt, việc vặt cành tăm nhưng phải duy trì cành thứ cấp hiệu quả để cho hoa quả vụ sau.
      Với cà phê KD, theo tôi nên tiến hành cắt cành 3 lần trong năm:
      Lần 1: sau khi thu hoạch, chỉ cắt những cành khô, cành bệnh nhìn chung là cắt nhẹ (lý do gió tây nguyên các bạn biết rồi đấy) lá còn xanh mà rụng trạt ra ở cuối lô nơi cuối gió. cành thì trơ trụi.
      Lần 2: cắt cành khoảng cuối tháng 2 đầu 3. khi mà hoa quả các đợt đã ra hết, quả được hình thành, khi đó ra cắt đau và loại trừ cành tăm, cành vòi voi, cành vô hiệu
      Lần 3: là cắt cành tăm vào giữa mùa mưa, có tác dụng làm vườn cây thông thoáng, tránh bệnh vặt cành tăm để tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu hiệu
      Còn tất nhiên rồi, việc vặt chồi, chồi vượt là việc của cả năm mà.
      Cám ơn

  12. Sáu xị

    Em đơn giản so với các bác nhiều.
    Cứ tưới xong, cành nào không có hoa, không nuôi quả là cứ thế em thiến hết. Có thế cây mới sung, sẽ ra cành bự và dài cho năm sau. Cứ thiến, không việc gì phải tiếc. Có cành là phải có quả, không quả là thiến, để tốn phân. Khỏe re không các bác.

    1. locdaklak nguyentan

      Theo tôi làm cành như Sáu xị là đúng nhất, và tôi góp ý thêm nên cắt hết những cành cấp ko trái, nên để cành cấp vào tháng 4 tháng 5 dương lịch.

  13. võ tá quyền

    Theo em thì phải tạo tán từ lúc cà kiến thiết cơ bản, cà thu bói năm thứ nhất là bắt đầu tạo tán, hãm ngọn xong thì cắt những cành ở sát mặt đất, cách mặt đất khoảng 60-70 cm, chứ để cà theo kiểu tán dù như bác kduong nói theo em không năng suất bằng tán đều, đó là ý kiến riêng của em!

  14. phạm văn nam

    Nói về cây cà phê có hai dạng một là bấm ngọn hai là thả đọt. Về thả đọt chỉ có ở Bảo Lộc nói chung và riêng là dân Lộc Phát và Lộc Thanh, ở đây mình nói chuyện cấm ngọn thì trong năm chăm sóc có ba đợt tỉa thứ nhất là sau thu hoạch thứ hai là giữa mùa mưa và thứ ba là trước thu hoạch
    Sau thu hoạch là bạn phải tỉa những cành đã hái trái và không cho trái, cắt bỏ
    Ở những chỗ trống trên cây chỗ cành còn một vài cặp lá bạn phải để lại để tạo hình tạo tán cho cây
    Giữa mùa mưa những cành quay ngang quay vào bạn phải tỉa bỏ và để nhũng cành xuôi phát triển năm tới ra quả.
    Trước thu hoạch bạn tỉa lại một lần nữa để xác định tay ra quả năm tới và để thông thoáng cho người thu hái dễ nhìn chùm quả.
    Cây cà phê cấm ngọn cần phải 3 đến 4 tầng thì mới có năng suất, nếu để ô dù là không có năng suất.
    Kinh nghiệm của tôi cấy 3m căm ngọn khoảng cách là 50 phân sau 20 năm, bây giớ tôi trồng lại 2m8 cây cách cây tính ở tàn còn 30 phân đỡ làm cỏ, vì vậy không nên nuôi cành cấp 2 chỉ có 1 cấp thôi cành nào có quả là cắt bỏ khi thu hoạch xong. Riêng cành khỏe, sung cắt bỏ ngay mặc dù đẹp.
    Còn về bón phân không phải nhiều phân là nhiều quả mà phải bón đúng và đủ.
    Mùa Noel đã đến chúc các biên tập Y5Cafe và các bà con nông dân một mùa Giáng Sinh vui vẻ.

    1. trần tiến

      Tôi đồng ý với Phạm văn Nam tôi bổ sung thêm là phải nuôi ba đến bốn thân mỗi thân chỉ nuôi một đến hai cành chính. Cấm ngọn là 1m50 cứ theo anh Nam là chuẩn, chúc các bạn thành công.

  15. luu ba

    Các bác cho em hỏi ?chiều cao lý tưởng của 1 cây caphe sau khi ngắt ngọn là?
    Có người nói làm bồn cà rộng mỗi cạnh 2m và sâu 40cm là tốt có đúng không?
    Khi làm cỏ, vét hố bỏ phân thì nên cào sạch những rể cà nổi trắng dưới gốc đúng ko? xin cám ơn các bác nhiều.

  16. võ tá quyền

    Nếu là cà KTCB thì nên hãm ngọn ở độ cao 1m4 đén 1m6, lúc này cây cà tập trung nuôi những đã có. Vào mùa mưa cà KTCB đang ít hoặc không có cành tăm thì ta tiến hành ngắt bõ lá già ỡ phần sát thân cũa mỗi cành, mục đích là kich thich cây đẻ cành tăm ở sát gốc cũa mỗi cành,lúc cà thu đc khoảng 3 năm lúc này cây cà đã phát triễn ỗn định thì tiến hành đễ chồi vượt thêm khoảng 30cm nữa túc là lúc này cây có chiều cao 1m7 hoặc 1m9, lúc này tiến hành nuôi tán lúc cây cà đến kinh doanh thì cây cà cao khoảng 2m đến 2m3 là vừa.

  17. vu thanh

    Cho tôi chia sẻ chút kinh nghiệm cắt cành đươc rút ra tu thực tiễn thời gian qua của tôi là :
    Những cành cần cắt ở bất cứ thời điểm nào là :
    1 : Cành khô , chết , cành không lá
    2 : Cành dưới hoặc bằng ba cặp lá , cành khoảng 5 cặp hoa nhưng dưới 3 cặp lá
    3 : Cành bị sâu , bị ve cắn , bị gãy
    4 : Cành bị cắt nhầm , cành đâm vào thân , đâm xuống đất , đâm lên trời
    5: Cành có dấu hiệu bất thường như cong queo , dị dạng lá màu vàng , đỏ , trắng …
    6 : Cành đơn cách xa thân >= 1 m , cành vươn lên cao > 2 m , bất cứ cành nào cách thân >= 1.5m
    7 : Cành nằm ở vị trí tối rậm rạp , dày cành .

    1. nongdan

      Hoàn toàn nhất trí, theo mình thêm 1 ý nữa: làm sạch cành tăm ở phần chính giữa ngọn, nên để thoáng hoàn toàn cách xung quanh ngọn bán kính 40 cm.

      1. huynh đúc lại

        Hoàn toàn đồng ý đồng ý với ý kiến đóng góp của hai bạn. Xin được góp ý giúp mình về chế độ, quy trình phân bón hằng năm. Cảm ơn các bạn.

      2. Anh tuan

        Về chế độ bón phân hàng năm theo mình bạn nên bón như sau : chia làm 3 đợt :
        – Bón phân lần 1 vào đợt tưới thứ 2, bạn có thể bón phân NPK hoặc những phân dành cho mùa khô, liều lượng xem trên bao bì.
        – Bón lần 2 vào đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch, bạn có thể bón phân trộn : urê + Sun phát + Kali (tự mình trộn lấy), nên trộn nhiều kali vì lúc này cây cần nhiều kali. Bạn cũng có thể mua các loại phân tổng hợp khác để bón.
        – Bón lần 3 vào đầu hoặc giữa tháng 8 âm lịch, bón phân gì thì tùy bạn.
        Nếu có điều kiện thì ở đợt tưới thứ nhất bạn cho thêm phân nước Komic (cho khi đang tưới), liều lượng từ 1 – 2 nắp can/ cây và vào đợt tưới cuối cùng bạn có thể bón thêm phân vi sinh.
        Đây là kinh nghiệm của bản thân. Mình đã làm và thấy kết quả rất tốt nên chia sẻ cùng bạn.

    2. Anh tuan

      Các loại cành cần cắt thì đúng như bạn nói đấy. Tuy nhiên mình có một số ý như sau : Thứ nhất về thời điểm cắt theo mình nên cắt ngay sau khi thu hoạch xong để cây khỏi mất sức và vào khoảng tháng 6 hoặc 7 dương lịch chúng ta đi cắt sơ lại một lần nữa. Thứ hai tùy theo cây để mình cắt, những cây tốt rậm rạp thì nên cắt nhiều để cho thoáng cây để cây quang hợp được tốt, tránh được sâu bệnh (chúng ta đừng nương tay vì cây cà phê có cắt thì nó mới phát nhiều), đối với những cây xấu, ít cành thì những cành chỉ nên cắt những cành khô thôi. Thứ ba phải thường xuyên làm cành tăm và bẻ chồi

  18. minh duc

    Theo tôi thì cắt những cành khô và không có quả sau khi thu hoạch để cành mới phát ra và tới mùa mưa làm cành đợt 2 tạo cho tán tròn và để lại cành cho vừa và thoáng là đựơc.

  19. Trumanhoi

    Theo cách mình hay làm là vừa hái vừa tỉa những cành đeo trái còn 3 cặp lá, cành mọc ngược vào thân, tược như vậy khi hái xong cây mau hồi phục. Đầu mùa mưa đi giựt chi tược lần nữa là xong.

  20. thi vuong

    Em thấy các Bác đều có các ý đóng góp đúng và tốt cho bà con trong cộng đồng Y5, chỉ có điều các Bác nói theo cách của riêng mình. Vì vậy chúng ta nên biết mình đang trồng cà gì (catimor hay robosta) mà tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Kính chúc các Bác vui, khỏe và thành công!

  21. nguyễn thanh long

    Bà con ta mỗi người cắt tỉa cành một kiểu, đó là vì đặc trưng của từng vườn cà phê của mỗi gia đình và còn tùy vào giống cà phê hoặc tùy vào ca phê đang ở năm thứ mấy. Lại còn tùy vào vùng đất ở nơi đó có cần nhiều nước hay không nữa. Theo tui thì cách làm hiện nay đa số bà con ở ĐakLak áp dụng là : nuôi những cành to, khỏe có thể ra hoa tốt cho vụ này đồng thời cắt tỉa chọn lọc để nuôi những cành có khả năng cho trái vụ sau. Chú ý cắt bỏ những đám cành tăm được gọi là tổ quạ. Những cành đã cho thu hoạch mặc dù chưa khô cành thì cũng nên bấm cành để tạo cành thứ cấp. Và đương là là phải đánh chồi thường xuyên để hạn chế lãng phí nước và phân.

  22. Đinh văn Thanh

    Khi mới thu hoạch xong mà xương cá và cành mọc ngược cành vượt nhiều nên mình phải bấm kỹ. Càfê 18 năm mình mua lại nên phải chăm sóc nhiều. Mình ít kinh nghiệm chỉ xin góp ý là chiều sâu rộng của bồn thì tùy thuộc vào địa hình và loại đất. Chiều cao của càfê để hảm ngọn cũng vậy. Tán dù hay tầng đều cho năng suất tốt nếu tỉa cành đúng kỹ thuật.

  23. Phan Thịnh

    Các bạn cho mình trao đổi với:

    Mình đang dự kiến muốn trồng lại cà phê, nhưng băn khoăn không biết chọn giống cà phê (vối) nào?
    Mùa mưa vừa rồi mình có trồng dặm 40 cây nhưng không thấy tốt mà lại có hiện tượng vàng lá giống như nấm hồng? Không biết là bệnh gì? Mong mọi người tư vấn mình với. Xin chân thành cảm ơn!
    Còn việc cắt tỉa cành mình hài lòng với ý kiến bạn (Vu Thanh)

  24. nguyễn đức diên

    Em thấy các bác toàn bàn về kĩ thuật cắt cành cà phê giai đoạn kiết thiết cơ bản thôi. Em có 4,5 sào cà phê già cỗi rồi, khó cắt cành lắm. Sản lượng thì năm được năm mất. Nhờ các bác tư vấn cho em với. Em xin cảm ơn trước.

  25. nguyễn đức diên

    Em là giáo viên có sáu sào cà phê, trong đó có hai sào đã 5 năm rồi năng suất cũng được. Nhưng có 4,5 sào cà già khó cắt cành quá, vì thu hoạch xong nhìn cây cà vàng lá có thể gọi là xơ xác, sản lượng khoảng 1,2 tấn nhân. Em muốn phá 4,5 sào cà già để trồng lại nhưng thấy giá cả cũng tương đối ổn định nên muốn để lại ăn thêm ít năm. Nhưng em lại gặp khó khăn ở khâu cắt cành. Vì nếu cắt mạnh tay thì nhìn cây cà trơ trọi, mà chỉ cắt mỗi cành khô thôi thì thấy cũng không được ưng ý. Sản lượng cũng không có gì thay đổi qua các năm. Có bác nào có kinh nghiệm trong kĩ thuật tạo cành cà già, xin các bác cho một vài tư vấn để em làm theo. Hiện tại em đang thay dần những cây xấu. Còn những câu cho thu hoạch tương đối thì em còn giữ lại. Riêng về đầu tư phân tro thì em bón cũng được cây cà không thiếu phân.

  26. tap lam nong dan

    Các bác có kinh nghiệm cho em hỏi về vấn đề tỉa cành xương cá với ạ. Vào thời gian tháng mấy trong năm thì nên bắt đầu nuôi để tạo dàn tay mới cho năm sau mà không bị ra trái (quả) trái mùa, em xin cảm ơn…

  27. hà thị nga

    Vườn cafe nhà em sắp tới sẽ hái bói nhưng hiện có nhiều cây trên mỗi cành ngang tại mỗi cặp lá đều có nhiều cành cấp 1 mọc ra, thậm chí mọc tới hết cành luôn em không biết phải tỉa ntn cả vì em không có kinh nghiệm. Em mong đc giúp đỡ, xin cảm ơn rất nhiều.

  28. Phùng văn lương

    E cũng mới tập cắt và tạo cành cho cây cafe, cho em hỏi cành xương cá mọc ra lúc cây bắt đầu có qủa mắt cua, mình vặt hết hay để lại tạo cành vậy các bác nhĩ? Mong được các bác chia sẻ..

  29. núi ấn

    Các bác cho tui hỏi hiện nay giống ca phê ghép loại giống mang tên nào có kết quả cao xin các bác chỉ giúp để em mua trồng mới xin cảm ơn.

    1. núi ấn

      cảm ơn bạn Nguyễn Quân chỉ giúp, nhưng cho mình hỏi bạn thêm về năng suất thì cà phê ghép gốc mít như thế nào có vượt trội không? chào bạn

  30. nguyễn quân

    Chào bạn tấn núi !
    Hiện nay có hai loại cà phê ghép: Cà phê vối ghép gốc cà phê mít và cà phê vối ghép gốc cà phê vối.
    Mình thấy cà phê ghép gốc cà phê mít do ươm trong bầu lâu nên bộ rễ nó già mới năm đầu thì nó kém phát triễn sang năm thứ hai trở lên thì nó phát triển mạnh. Nếu trồng cà phê ghép gốc cà phê mít đồng loạt trồng mới không có bóng che thì tỉ lệ sống 60% còn nếu trồng dặm và cà phê kinh doanh thì tỉ lệ sống 90%.
    Còn cà phê vối thì tỉ lệ sống cao do từ khi ươm đến khi đem ra trồng khoảng 8 tháng, còn cà phê ghép gốc cà phê mít thì ươm 1 năm.

  31. nguyễn quân

    Chào bạn núi ấn
    Có hai loại cà phê vối ghép
    1 Cà phê vối ghép trên góc cà phê mít
    2 cà phê vối ghép trên góc cà phê vối
    Cà phê vối ghép trên gốc cà phê mít trồng mới tỉ lệ sống khoảng 60% vì bộ rễ ươm trong bầu một năm nên nó già nên năm đầu trồng nó phát triễn chậm sang năm thứ hai thì nó phát triễn mạnh.

  32. hoàng mười

    Xin chào các bạn tôi mới làm cà phê, cà phê của tôi bệnh gỉ sắt nhiều quá, tôi muốn phun thuốc vào thời điểm này liệu có ảnh hưởng tới việc phân hóa mầm hoa hay không, và loại thuốc nào đặc trị gỉ sắt hiệu quả cao ? Xin cảm ơn các bạn.

    1. Nguyễn Vịnh

      Tất cả các loại thuốc trừ nấm gốc đồng đều có hiệu quả cao với bệnh gỉ sắt.
      Phun sau thu hoạch, cắt tỉa chồi cành… như thời điểm hiện tại là tốt nhất.
      Gom cành lá để đốt sạch, tránh lây lan bào tử nấm.
      Theo tôi, bạn nên pha dung dịch boocdo 1% để phun cho giảm chi phí, đỡ tốn kém.
      Tham khảo >> http://www.giatieu.com/cach-pha-che-dung-dich-booc-do-phong-tru-nam/4582/

  33. Nguyễn Thị Thơm

    Xin chào mọi người. Minh co mot thắc mắc mong mọi người góp ý cho mình với: Cà phê mình năm nay mới thu bói, lần cắt cành vừa rồi (sau khi tưới lần một) mình thấy cành cấp một còn thấp quá (cây cũng đã bấm ngọn) nên đã mạnh tay cắt hết không để thu năm sau, nhưng thấy ý kiến của mọi người mình mới biết là cắt nhầm rồi, nên mình muốn hỏi giờ có biện pháp nào để tạo lại cành không ah, giờ mình nên làm gì đây, cành cấp một có ra lại không

  34. nguyen van hung

    Cafe già cỗi thì cắt bỏ để nuôi chồi hoặc ghép vào chồi mới, trong khi chờ chồi nuôi hoặc chồi ghép lớn vẫn để thân chính ăn được thêm 2 năm nữa…

  35. văn hưởng

    mời các bạn tham khảo nha
    Cách tỉa cành nuôi trái và tạo tán cà phê mới?
    Từ năm thứ 4, 5 trở đi sau mỗi lần thu hoạch nên tiến hành một đợt tỉa cành nuôi trái. Sau 4 – 5 năm, các cành mang trái vươn dài ra ngoài khỏi tán, thòng xuống che rợp các cành dưới, nên năng suất rất thấp. Do đó phải tiến hành cắt bỏ đầu các cành này để cho các cành phía dưới có đủ ánh sáng để tíêp tục phát triển.

    Khi cắt đầu các cành già, nên cắt sâu vào bên trong tán cây, đến đoạn phân cành khoẻ nhất, để đủ sức nuôi các cành thứ cấp mọc từ đoạn phân cành này, cùng với việc cắt bỏ các đấu cành già, ta phải đồng thời cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành chùm là những cành không cho trái mà chỉ làm cho tán cây thêm rậm rạp.
    Ở những vườn sau khi đã thu hoạch 4 – 5 năm mặc dù hàng năm có tỉa sửa các cành già, nhưng các cành mang trái có thể vươn dài ra khỏi tán, năng suất trái giảm dần. Vì vậy, phải tiến hành sửa cành đau hay một đợt tiến hành tạo mới tán cây, bằng cách cắt ngắn toàn bộ hoặc một phần cành mang trái, sâu vào phía trong tán, chỉ chừa lại các đoạn cành dài khoảng 30 cm (phía trên) và 50 cm (phía dưới) theo hình nón cụt, trên nhỏ dưới xòe. Các đoạn cành còn lại sẽ phát sinh hàng loạt các cành thứ cấp mới. Nên tỉa bỏ các cành mọc quá dày để lại nuôi trên mỗi đoạn cành cũ 1 – 3 cành tơ mới, sau này sẽ phát triển tạo thành một bộ tán mới, khả năng cho trái nhiều và bền hơn

    1. Nguyễn Vịnh

      Nó mọc chồi ở chỗ không vừa ý thì có thể chọn chồi phía trên hoặc phía dưới rồi dùng kỹ thuật “hãm chồi bấm ngọn” để tạo hình theo ý mình.

  36. lương thanh tú

    Chào các bác. Nhờ các bác. Chỉ. Dùm em cách cắt như thế nào với cây cà chỉ có tán ở trên ngọn. (như cái ô dù) ấy ạk. Mà cành. Thì đan nhau dày lắm . E cảm ơn

  37. ca phe di linh

    mình mới làm cà phê mình muốn hỏi các bạn thời điểm nào thì mình nuôi chồi (tược) để năm sau ra hoa đúng thời vụ k bị sớm ko bị muộn (tứ quý) xin cám ơn các bạn đã tư vấn giúp mình

  38. A hờ Khánh

    Gia đình em mới trồng cà phê chưa có kinh nghiệm về cắt cành, tao tán, nhất là việc bấm đuôi én đối với cành không tự phát cành thứ cấp và thời gian nào là hợp lý nhất cho việc bấm đuôi én. Xin cảm ơn

Tin đã đăng

Tin mới nhất

93