Ẩn họa trong các món “khoái khẩu”

Nếu độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu sẽ bị nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng…

Tiết canh

Bim Bim

Món bim bim (snack) là đồ ăn vặt được nhiều người thích, nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, nếu mỗi ngày ăn 1 gói bim bim thì trong một năm, cơ thể sẽ hấp thu tới 5 lít dầu động vật, do một gói bim bim (35g) chứa khoảng 2,5 thìa dầu và loại túi lớn có thể lên đến 3,5 – 5 thìa dầu. Trong bim bim có nhiều muối và đường. Ước tính lượng muối 35g ảnh hưởng đến thận, lượng đường có nguy cơ gây bệnh tiểu đường cấp độ 2, đủ gây ra căn bệnh béo phì.

Chân gà nướng

Mùa lạnh, món chân gà nướng đang rất hấp dẫn thực khách. Nếu trong món nướng có hàm lượng chất benzopyrene 5.000ng/kg (nanogram/kilogram), thì một chiếc chân gà nướng 100 gr đã có 500 ng benzopyrene. Trong khi lượng benzopyrene trong 1 điếu thuốc lá là 100 ng. Như vậy hàm lượng benzopyrene trong 1 chiếc chân gà nướng tương đương 5 điếu thuốc, chưa kể ở nhiệt độ cao chất béo nhỏ giọt xuống than và bốc lên, quyện với protein trong thịt tạo thành benzopyrene, nếu thường xuyên ăn đồ nướng thì chất này tích tụ, có thể gây ung thư dạ dày, đại trực tràng…

Ngao, sò nướng

Ngao, sò là nhuyễn thể hai vỏ, lấy thức ăn từ phù du thực vật và động vật. Nguy cơ lớn nhất chính là độc tố từ tảo biển – do ngao sò hút nước, ăn vào. Nếu tảo có chất độc sẽ tích lũy trong ruột của nhuyễn thể và nếu có hàm lượng độc tố cao người ăn nhuyễn thể sẽ bị nguy hiểm. Trong ngao sò có tới 38 loài tảo độc, trong đó có 4 loại độc tố cực kỳ nguy hiểm gây tiêu chảy, liệt cơ, mất trí nhớ và nhũn não… Vì vậy không nên ăn ngao nướng vì thịt ngao vẫn tai tái, chưa chín kỹ. Để loại bớt độc tố, khi ăn ngao sò nên bỏ ruột.

Bạch tuộc

Được Đông y coi là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng là một trong những loại hải sản dễ gây độc nhất. Theo các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang, với một độc tố thần kinh tetrodotoxin cực mạnh (dù sấy khô, nấu chín cũng không thể loại bỏ nó), có thể khiến người ăn bị liệt cơ, ngừng thở và chết rất nhanh (nhất là với bạch tuộc đốm xanh sống ở các vùng triều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo).
Sứa biển

Là đặc sản với các món gỏi sứa, nộm sứa, lẩu sứa, bún sứa… Nhưng khi còn sống, sứa biển lại chứa rất nhiều độc tố. Chạm phải là sẽ bị dị ứng. Nếu độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu sẽ bị nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê. Để an toàn, TS.Nguyễn Tử Cương (Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam) khuyến cáo nên bắt sứa tiết hết chất độc bằng cách ngâm qua 3 lần nước muối và phèn để sứa chuyển sang màu đỏ nhạt, hoặc vàng nhạt. Chỉ nên chế biến sứa khi thịt đã dai hơn, không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.
Dưa, cà muối xổi

Theo TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm): Rau cải, rau cải xanh, rau hẹ… có nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nấu chín mà để quá lâu, hoặc muối chưa chín vàng (thời gian chưa đủ) thì chất muối acid nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ngộ độc làm nhão cơ hàm, trơn huyết mạch dẫn đến tụt huyết áp.

Tiết canh

Tiết canh vốn là máu tươi của lợn, ngan, vịt… giàu protein, protit nhưng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Chỉ cần huyết ra ngoài cơ thể là các vi khuẩn xâm nhập, chưa kể khi cắt tiết vi khuẩn dính trong lông, da của vật đã có thể trôi vào huyết. Với các bác sĩ, tiết canh là món ăn cực kỳ mất vệ sinh, là ổ bệnh với khoảng 10 loại vi khuẩn gây hại, virus, ký sinh trùng có thể tàn phá con người như sán lên não, sốt cao, xuất huyết hoại tử dưới da, nhiễm trùng huyết, viêm não, hoại tử cơ…

Tiết canh còn có những ký sinh trùng sán, giun trú ngụ ở ruột non súc vật, nhất là lợn. Ấu trùng giun theo máu đi khắp cơ thể, bám và làm kén ở các cơ và sống rất dai dẳng. Bệnh nhân mắc sán lợn sẽ bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não, giảm trí nhớ, mất trí nhớ, đau đầu và động kinh co giật. Ăn tiết canh, lòng lợn chưa luộc kỹ còn rất dễ bị bệnh giun xoắn tấn công. Giun xoắn ở đâu sẽ hút chất dinh dưỡng ở đó, khiến bệnh nhân bị giảm thị lực, liệt chân, tay. Bệnh giun xoắn rất khó chữa trị và rất dễ gây chết người.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83