Sau khi đọc bài viết “Thu hoạch cà phê non làm tiêu tùng chất lượng cà phê” bạn Trịnh Tân đã có những chia sẻ hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cà phê và góp sức nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam. Y5Cafe mời bà con theo dõi.
Nông dân phải tự cứu lấy mình
Trước mắt nông dân phải tự cứu lấy mình trước sự đấu đá nhau giữa các doanh nghiệp bằng cách.
Các hộ cần kết hợp với nhau để tạo ra 1 mức giá thuê mướn nhân công hợp lý.
- Không vì quá cần nhân công để rồi tăng giá thuê mướn. Cuối cùng mình tự hại mình.
- Không nên hái cà còn XANH và không nên dùng những cách thức tăng trọng lượng cà phê để rồi phải ôm trái đắng bán không được giá cao vì chất lượng cà phê không đảm bảo.
Ví dụ:
* Cà phê đạt chất lượng có giá 50.000 VND/kg, sản lượng cà phê là 1.000 kg (người nông dân không dùng biện pháp tăng trọng cà phê). Doanh số bán = 50.000 x 1000 = 50.000.000 (VND)
* Cà phê không đạt chất lượng có giá 43.000 VND/kg, sản lượng cà phê là 1.000 x 0,14=1.140 kg (ngâm 12 tiếng tăng trọng 14 %) (người nông dân dùng biện pháp tăng trọng cà phê). Doanh số bán = 43.000 x 1.140 = 49.000.000 (VND)
Vậy người nông dân sẽ bị mất: 50.000.000 – 49.000.000 = 1.000.000 VND/ tấn = 1.000 VND/Kg.
Ngoài ra người nông dân sẽ còn bị ép giá hơn nữa vì chất lượng cà phê không đạt. Nếu không bán thì cà phê sẽ rất dễ bị biến chất vì vốn dĩ lượng ẩm trong cà phê lớn hơn so với không dùng biện pháp tăng trọng.
Vậy mong bà con vì mục tiêu phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam, vì tuơng lai ngành cà phê Việt Nam mà cân nhắc những việc làm của mình.
Về phần doanh nghiệp
- Tránh tình trạng “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (vì cần đấu là đấu mấy doanh nghiệp nước ngoài tránh tình trạng bị chiếm lĩnh thị trường).
- Hỗ trợ các hộ nông dân bảo vệ tài sản, liên kết tạo các hợp tác xã, tư vấn giúp đỡ nông dân trong công tác cải thiện giống cây trồng…
Về phía nhà nước
– Cần đưa ra nhiều biện pháp xử lý cứng rắn hơn về tình trạng trộm, cắp, (đặc biệt là cưa, chặt cà phê để tiện hái quả.)
– Vẫn còn nhiều tình trạng người nông dân bị mất cắp, khi lên báo cơ quan chức năng thì:
- Muốn tìm lại cái lớn thì phải chấp nhận mất cái nhỏ (tiền lót tay).
- Bắt trộm xong rồi vì trộm không có tiền đền lại thả ra.
Tôi chỉ đưa ra 1 số ý kiến chung là như vậy, ngoài ra còn nhiều vấn đề phải bàn nữa.
Kính mong bà con, doanh nghiệp, nhà nước cần liên kết phối hợp chặt chẽ để “Thương hiệu cà phê Việt vươn tầm thế giới”
Trịnh Tân (Giacaphe.com)
Bài báo của tác giả Trịnh Tân khá hay vì rất cụ thể và rất dễ hiểu với mọi tầng lớp người đọc như nông dân chúng tôi. Việc liên kết ba nhà (do ở đây còn thiếu nhà khoa học) là cấp bách hiện nay nếu không muốn ngành cà phê sụp đổ!
Hiện tại mà nói ba nhà đang theo kiểu “Mì ăn liền”, khổ nhất là nông dân chúng ta. Nếu nhà doanh nghiệp không biết quý trọng sản phẩm đất Việt, không thấy hết giá trị cà phê VN với bạn bè quốc tế, chỉ vì lợi ích nhất thời thì bao giờ mới lớn mạnh để bền vững được chứ? Chúng ta ngày nay có đủ để hội nhập nhưng còn rất rất thiếu đầu óc…
Buôn Ma Thuột mưa to liên tục từ suốt đêm qua đến giờ vẫn chưa ngớt các bạn ạ. Cafe chín mà không hái được. Có anh bạn hàng xóm Alo cho mình hỏi : Anh có gà bán ko bán cho em 1 con về nhậu chứ chẳng biết làm gì, rất tiếc mình cũng chẳng biết làm gì nếu có gà thì đã là giải pháp hay cho lúc này. Buồn quá mở bảng điện tử coi chứng khoán lại càng thất vọng khi hai sàn duy nhất một màu Lửa. Trong khi vàng thì lên, dầu lên mà Cafe, Chứng khoán cứ miệt mài cắm đầu, các loại hàng hóa tiêu dùng thì cứ leo thang. Cuộc sống của bà con nông dân ta sẽ đi về đâu hở các bạn, đất nước “Rừng vàng Biển bạc” này sẽ đi về đâu trong khung trời vô vọng ?
Trước hết rất cám ơn Trịnh Tân có một phương sách đưa ra cho bà con nông dân cafe. Tuy nhiên theo tôi chỉ người dân tự cứu mình như bạn nói thì hoàn toàn chưa đủ và cách giảm chi phí nhân công thì chưa thiết thực. Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở khu vực tôi giá nhân công hiện tại là 120.000đ/ 8,5h làm việc (mọi chi phí người làm tự lo). Trừ ăn tiêu rồi bình quân thu nhập 1 người 2.200.000 –> 2.500.000 đ (nếu tiết kiệm). So sánh 1 người đi phụ hồ cũng với thời gian như vậy có mức lương là 90.000 đ (nữ) và 120.000 đ (nam) đã được bao ăn ở. Tôi nói thêm là làm cafe chưa chắc nhàn nhã và lâu dài hơn phụ hồ (vì 1 năm quan trong nhất 3 tháng mùa cuối năm). Vậy xin hỏi tác giả là chi phí cho làm cafe giá sẽ giảm là bao nhiêu? liệu rằng chắc chắn sẽ có nhân công không? Tôi xin khẳng định 100% người làm công cafe có hoàn cảnh từ nghèo —> trung bình + hơi thiệt thòi về mặt tri thức.
Theo phương sách của tác giả cắt giảm chi phí nhân công tức là giảm lương của người làm việc này tuy có lợi cho người trồng cafe nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhân công khi xã hội lạm phát tăng cao. Cùng là nông dân (gà cùng 1 mẹ) hãy đùm bọc nhau (đừng đá nhau).
Về việc làm sai trái đạo đức là ngâm cà 12h để tăng trọng lượng tôi hoàn toàn tán thành ý kiến tác giả.
Sao Hai Lúa lại bi quan như vậy, cafe mà lúc lên lúc xuống từ hồi giờ vẫn vậy và chắc sau nầy cũng vậy ND mình nấy chục năm nay cũng đã quen. Còn về phần NN và DN hổ trợ và liên kết chỉ là “khổ lắm nói mãi” mà chẳng thấy đâu, thôi thì liệu cơm gắp mắm cần trang trải thì bán bớt còn để lại đợi thời biết đâu xuống mãi rồi cũng phải lên.
Giờ cafê đã chín nhiều, chuẩn bị hái trời lại mưa làm cho vài ngày chắc phải tốn thêm công nhặt cafe rụng thôi. Bà con mình cố lên sau cơn mưa trời lại sáng.
Tui tưởng hái cà phê xanh làm kém chất lượng ai dè lại có chiêu ngâm cà phê làm tăng trọng lượng quả thật bây giờ tui mới nghe.
– Thứ nhất, tự cứu lấy mình mới chỉ đúng một phần vì hái cà phê chín rất đạt thành (4,1 đến 4,2 tươi =1nhân) còn cà phê xanh non trên 4,5 tươi mới được 1 nhân đó là chưa kể hái non sản lượng quả tươi cũng giảm.
– Thứ hai, tự cứu lấy mình phải cần doanh nghiệp “hiểu” để thu mua với giá cao hơn cà phê xanh chứ năm nào doanh nghiệp cũng trừ xong thủy phần và đưa về một mức giá chung thì quả thật nông dân làm sao tự “cứu” được.
Thứ ba, nếu như ông nhà nước hỗ trợ giá sàn đầu vụ cà phê cho nông dân như bù lỗ heo bệnh tai xanh thì giá mới ổn định còn hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp thì thêm khổ nông dân hơn.
Thực tế quả đồi khu vực tui làm ko dưới 100 ha, an ninh khá tốt, đa phần chín trên 90% mới hái thành ra cà phê nhân vàng óng rất bắt mắt vậy mà giá có hơn cà phê hái xanh đâu.
Khẩu hiệu “xanh nhà hơn già đồng” ở khu vực an ninh kém vẫn muôn năm.
Rất tiếc các nhà cần liên kết mỗi nhà nhảy một kiểu thật khó mà hội nhập.
Cách ngâm cà phê trong 12h để tăng trọng lượng khi bán tôi chưa rõ lắm. Vì khi mua các đại lí đo độ rất kĩ, nếu ẩm độ cao họ trừ rất nhiều, lấy đâu ra mà ngâm cho lợi. Xin tác giả giải thích kĩ hơn. Cảm ơn.
Ngâm là đối với cà phê bán trái tươi.
Bạn Cảnh mà đem cà nhân đi ngâm thì coi chừng rước họa vào thân đó.
Vùng đất chúng tôi làm cà phê tuy không tốt, đầu tư cũng tốn kém nhưng hầu hết nhà nông chúng tôi không hái xanh bao giờ vì :
1/An ninh tốt.
2/Cà chín đạt thành, nếu bán quả vỏ khô cũng nặng hơn.
3/Hái muộn thường được nắng…
Chúng tôi cũng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì làm cà phê lâu dài nên sợ bị nhiễm độc.
Thế nhưng chưa có nhà thu mua nào vì những lí do trên mà trả cao giá hơn cho chúng tôi.
Vậy việc hô hào kêu gọi không hái quả xanh không thể được vì chẳng sức mẻ gì, không tác động đến túi tiền của người ta và còn làm cho bọn lười, ác chờ chực trộm cướp đủ kiểu mà kiểu gì thì cũng bán được. Thế mới ác.
Mình hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bạn. Việc nâng cao chất lượng cà phê không phải là đơn giản, nông dân cho dù có hái cà chín nhưng vẫn bị các đại lý ép giá chê ỏng chê eo, sau khi mua về thì các đại lý đó lại trộn thêm cà xấu vào. Bạn nào có thể cho mình biết với, như vậy cà phê có đạt chất lượng không ?
Em cũng đồng ý. Ba mẹ em hái cà phê toàn hái chín không ah. Nhiều khi hái không kịp dơi ăn quá trời, cà phê chà ra mà hạt không đẹp, bể vỡ nhiều hay độ ẩm không đạt là trừ giá quá trời. Trong khi nếu đạt tiêu chuẩn thì cũng không bao giờ có giá cao hơn giá thu mua chung. Vậy thì chất lượng để không bị ép giá thôi hả? Thiệt thòi nhiều quá.
Theo mình nếu hái cà phê chín thì bạn còn được lợi trong việc tỷ lệ đạt thành cao hơn khi chế biến ra cà phê nhân nữa. Theo nghiên cứu của WASI thì nếu tỷ lệ trái chín dưới 60% bạn sẽ bị mất đến 10% sản lượng khi chế biến ra nhân so với việc bạn hái chín trên 90 %.
Ngoài ra, chất lượng cà phê bạn tốt tức là tỷ lệ hạt đen ít hơn, hạt to hơn là bạn đã bán được giá cao hơn rồi – đó là phần thưởng cho chất lượng tốt.
Ở Quảng Trị chúng tôi doanh nghiêp quá nhiều, nên cầu nhiều hơn cung. Vậy là các doanh nghiệp tranh nhau mua, nên bà con thu hái quả rất xanh, và ngâm dưới nước rồi bán, mà đại lý cũng tranh nhau mua về cho các nhà máy.
Đặc biệt là doanh nghiệp Thái Hòa, năm nào bộ phận KCS cũng rất dễ. Cà phê như thế nào nữa đều ghi vào phiếu tỷ lệ là sạch đẹp .
Vậy là doanh nghiệp nào không mua thì không có nguyên liệu để chế biến.
Tôi cũng không hiểu được ở một huyện Hướng Hóa rất nhỏ, mà đã có 17 nhà máy và cơ sở chế biến cà phê. Trong đó có 3 cơ sở lớn đến từ các tỉnh khác !
Bà con thảo luận sôi nổi quá ! Tôi thấy trời mưa nhiều hầu hết bà con hái là bán lại ngay cho các lò sấy nên họ có phần không quan tâm lắm đến đạt thành cà nhân thì phải.
Cần phải có cái giá thu mua quả cà CHÍN cao hơn XANH may ra bà con thế thế mà hái từ từ, và phân loại mà bán. Chứ rất khó cho bà con khi cây cà hầu như không chín đều, chín rộ. Bốc quân hái nhảy cóc thì bao giờ mới xong. Trong khi giá cà thì lẹt đẹt nhân công thì cao.
Thế nên bốc quân hốt hết cả xanh lẫn chín, đi đến đâu là đánh sạch tới đó chứ hái cây này nhảy qua cây kia. Một ngày năng suất hái sẽ bị giảm vì công kéo bạt rất vất vả.
Còn mang quả cà ngâm nước thì chỉ có ở vùng ít cà phê thôi chứ mấy tỉnh Tây nguyên làm sao mà làm thế được. Đại lý thu mua phát hiện ra liền. Họ trừ thẳng tay có mà người hái cà làm thế còn mang thiệt vào thân. Ngâm nước mà ko bị phát hiện kể cũng hay…
Nghe nói ở Lâm Hà có CTy chuyên môi giới nhân công hái cà phê giá 2.000.000VND/tháng bao cơm và nhà ở ko biết có thật ko? Bà con ở LH ai biết xin mách dùm và cho địa chỉ cụ thể luôn xin cảm ơn nhiều.
Xin cảm ơn. Dù sao bài viết này cũng nêu lên một cảnh tỉnh đối với những người trồng cà phê. Theo tôi, muốn làm được cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan, đặc biệt là hội Nông Dân như vậy cần mới có hình thức “Cà phê Sạch” . Khi đó bà con sẽ thấy cái lỗi thế nào?
Mọi cần biết quý trọng sản phẩm mình làm ra chứ, nói sản phẩm đẹp đủ tiêu chuẩn là vui rồi. Còn về măt cộng đồng thiết nghĩ nhà nước cần có chương trình khuyến khích mọi người sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và các doanh nghiệp thu mua nên mua giá thực. VD như: thu mua phân loại r1, r2…, và có sự phân biệt giá cả hợp lý chứ đừng chung chung, cà phê thu chín cũng bằng cà phê thu xanh ai mà chịu được, nói chung có giá cà phê đẹp và cà phê xấu .
Mình có ti thắc mắc ai biết chỉ giúp tại sao ở Lâm đồng cà phê thị trường london tăng 55usd mà chỉ tăng có 200 mà khi hạ 11 thì giảm 300. “người trong 1 nước phải thương nhau cùng” là như vậy sao ?