Cộng đồng Y5Cafe cùng nhau bàn cách tái canh cây cà phê !

Hiện nay số lượng vườn cà phê già cỗi ở Tây nguyên đã lên đến một con số không hề nhỏ, cho nên việc tái canh cây cà phê là vấn đề được rất nhiều bà con quan tâm và cũng không ít bà con lúng túng.


Trên trang web của mình, Y5Cafe cố gắng sưu tầm những bài viết của các nhà chuyên môn về tái canh cây cà phê để giúp bà con tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo để rút ra bài học cho mỗi người. Đồng thời Y5 cũng mong muốn bà con cùng nhau trao đổi từ kinh nghiệm của chính mình để việc tái canh cây cà phê đạt kết quả tốt nhất.

Mong nhận được nhiều chia sẻ kinh nghiệm, góp ý học hỏi lẫn nhau từ thực tế nhà nông hôm nay của cộng đồng Y5Cafe.

Ban Biên tập

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoa Hồng Đen

    Bà con có thể chia sẻ cách ghép cây cà phê nào đạt hiệu quả cao nhất được ko ?
    Em(cháu – mới 22t) ở nhà ghép bằng cách chẻ thân chồi gốc làm 2 và chồi ghép vuốt 2 bên, nhưng tỷ lệ sống không cao. Ai biết cách ghép nào tỷ lệ sống cao hơn thì chia sẻ và cho em (cháu) học hỏi với !
    Cảm ơn bà con rất nhiều !

    1. Nông Văn Dân

      Cháu ghép cách đó là đúng rồi đó, nhưng theo cháu tỷ lệ sống không cao chắc là do :
      – Có thể khi buộc dây chưa chuẩn, cháu nên buộc bằng dây ni lông rất đơn giản, dùng túi ni lông mềm đã bỏ ta xé nhỏ có bản rộng khoảng 2 cm chiều dài tùy vào túi to hay nhỏ nếu ngắn ta buộc 2-3 dây đủ thì thôi, cách buộc chú ý quấn từ dưới lên trên tránh nước mưa vào chổ ghép, có thể quấn 2-3 lượt lên xuống, sau đó cũng dây đó cháu xoắn nhỏ dây lại rồi cột lại, cháu nhớ quấn vừa chặt tay là được, đừng quá chặt cũng đừng quá lỏng. Nhớ khi quấn dây cháu nên quấn quá nơi ghép khoảng 1 cm.
      – Có thể khi ghép cháu không cắt bớt lá của chồi ghép, nó làm thoát hơi nước ở chồi ghép vì lúc này vết ghép mới nên nước được cung cấp cho chồi ghép đang rất ít, do đó ở mỗi lá của chồi ghép cháu cắt bỏ 2/3.
      Chúc cháu thành công !

    2. dang thanh vu

      Làm như cách chú Nông Văn Dân là đúng. Nhưng nhớ đừng lấy bịt bóng chụp lại đầu chồi ghép tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Mình đã thí nghiệm rồi tỷ lệ sống trên 85%. Chúc bạn thành công!

  2. Cafe Vối

    Chọn phương án ghép chồi để tái canh có ưu điểm hơn :
    -Thời gian để chồi phát triển trở thành cây nhanh hơn nên mau thu hoạch sản phẩm hơn.
    -Giữ được ưu thế của cây mẹ như hạt to, năng suất cao, có sức đề kháng chống chịu sâu bệnh hơn.
    Hàng năm tôi đều thực hiện ghép chồi cho vườn nhà để thay thế dần những cây cho hạt nhỏ, năng suất kém. Ghép theo lối chẻ thân, vác chồi 2 bên. Có buổi ghép 25-30 chồi mà không hư chồi nào.
    Phải nhớ cắt bớt lá để chống thoát hơi nước và buộc vừa nhẹ tay, không buộc căng quá.
    Tỷ lệ chồi sống quá thấp phần nhiều là do bị nước thấm vào vết ghép và do buộc không đều tay (căng hoặc lỏng).

  3. Thuận Hòa

    Theo mình có thể điều chỉnh lượng phân bón hóa học bằng lượng phân chuồng. Những diện tích thường xuyên được chăm bón phân chuồng rễ cafe ra nhiều, cây phát triển mạnh xanh tươi ít bệnh dịch hơn.

  4. capenghot

    Ghép chồi có ưu điểm giữ được năng suất cao của cây mẹ và có khả năng kháng 1 số bệnh, nhưng có 1 số điểm Hoa Hồng Đen cần lưu ý:
    1,Cây mẹ phải khỏe, rễ không bị bệnh.
    2,Khi cưa chồi tái sinh phải sinh trưởng tốt.
    Chọn chồi ở cây có năng suất cao ghép bằng phương pháp ghép nêm, chồi ghép phải khỏe, to, nhỏ hay bằng gốc ghép điều được. Lưu ý khi ghép da phải liền da, quấn dây từ dưới lên và kín đầu gốc ghép sau đó chụp bao ni lông loại 9/18 lên, dùng tăm xỉa răng xâu lại.
    CHÚ Ý chồi, gốc = nhau thì cứ nhét vào giữa và cột dây, trường hợp chồi và gốc không = nhau gốc to hơn hay chồi to hơn thì nhất thiết phải để liền da một bên còn bên kia thừa hay thiếu cũng không sao.
    Làm đúng như vậy tỉ lệ sống trên 90%, chúc cháu thành công.

    1. ND

      Bác capenghot cho em hỏi: bao ni lông loại 9/18 là loại bao như thế nào? ra ngoài chợ hỏi như vậy họ có hiểu không ạ?

      1. Nông dân 1/2

        Bạn nên dùng loại nylon mà họ thường hay quấn bảo vệ thức ăn khỏi bụi ở các đám cưới đấy. Cuộn đó khoảng 15-30.000 đ, về bạn cắt khúc 2.5cm/cuộn. Loại này quấn nó tự dính, bạn không phải cột hay buộc gì cả. Lưu ý khi ghép bạn phải dùng hộp giấy đậy lại khỏi bị mưa, nắng. Ghép vào mùa nắng tỷ lệ sống cao hơn, tôi đã thử rồi. Chúc thành công.

  5. capenghot

    Khi cháu ghép quấn dây căng 1 chút cũng không sao nhưng không đươc lỏng, chồi ghép non hay hơi cứng cũng được miễn là còn màu xanh, trời nắng phải che mát bằng cách kéo những chồi còn lại che cho chồi mới ghép hoặc hái hai lá cape loại lớn dùng tăm xâu lại để che mát cũng được.
    Một cành chồi ghép có thể cắt thành nhiều đoạn, mổi đoạn một cặp lá, cắt bỏ chỉ để lại 1/4 lá để hạn chế thoát hơi nước.

  6. hoàng long

    Bạn Hoa hồng Đen chú ý một điều khi ghép thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn, đó là các bạn trên kia đã chia sẻ và tôi có một chút kinh nghiệm là khi ghép vát chồi ghép 2 bên là đúng rồi, còn khi chẻ bạn đừng chẻ và lấy dao lam sắc cũng cắt như hình trên nhưng là hình cái để cho hình đực vào tương đối giống nhau thì tỉ lệ sống cao hơn là chẻ đôi gốc ghép ra, đó là kinh nghiệm riêng tôi thấy vậy.

  7. Bảo Nhi

    Ghép như vậy là đúng rồi, nhưng bạn nên chú ý đường cắt cho chuẩn sao cho khi đặt chồi ghép vào thân ghép phải thật khít thì tỉ lệ sống mới cao. Còn cách quấn như các bác ở trên đã nói là ok rồi.
    Chú ý nữa là trước khi lấy chồi ghép khoảng 2 – 3 tuần thì ko nên bón phân cho cây mà mình cần lấy chồi ghép. Tôi đã ghép 1000 cây thì tỉ lệ sống trên 90%, đó là kinh nghiệm riêng tôi mong chia sẻ với anh em, có gì chưa đúng mong được học hỏi thêm.

  8. DakMil

    Các bác chỉ luôn cho cháu cách chọn chồi và cách thực hiện cụ thể từ lúc đốn cây già luôn được không ạ ?

  9. capenghot

    Có thể ghép quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 6 đến tháng 11
    Cà phê khi cưa đến lúc chồi có thể ghép được từ 3-4 tháng, khoảng từ 10-15 ngày sau khi ghép là tháo bao được.
    Mùa khô ghép vẫn sống tốt nhưng phải che nắng, dùng giấy ximăng hay giấy gì cũng được miễn là khi ngấm sương đêm không bị rã là được .
    Cafe ghép rất dể sống nhưng phải tuân thủ 1 số điều kiện.
    1,dao phải bén, có thể dùng dao rọc giấy hay dao Thái loại gọt trái cây, không cần dùng dao lam vì quá mảnh không thể gọt chồi cứng được.
    2,không bỏ dao ghép nằm hẳn dưới đất vì dể bị nhiểm vi khuẩn,vi nấm.
    3,cầm theo quẹt ga, ghép khoảng 15-20 chồi bật quẹt hơ sát trùng lưởi dao, xong lau sạch và tiếp tục.
    4,Gốc ghép to hơn chồi nhiều thì ta cầm chồi ghép so lên các góc của gốc ghép, góc nào = chồi ghép thì ta chẽ góc đó không nhất thiết phải chẽ chính giữa, chẽ mỏng một bên cũng được nhưng phải có xương và da.

  10. ND

    Vườn nhà em cây thì tốt nhưng quả thì kém lắm, em cũng đang tìm hiểu kĩ thuật ghép. Các bác làm ơn cho em hỏi vài điều:
    Thứ nhất, chồi của gốc ghép cao khoảng bao nhiêu (bao nhiêu cặp lá, cành) thì tiến hành ghép được?
    Thứ hai, em ghép vào các chồi dưới gốc sau khi được mới đốn cây chủ có được không?
    Thứ 3, chồi ghép già cỡ nào là thích hợp?
    Cảm ơn nhiều!

  11. capenghot

    Gốc ghép cao khoảng 20-30cm là được lở đến nửa mét cũng không sao, cắt gốc ghép cao khoảng tính từ chổ nứt chồi ra từ 6-8cm, như tôi ghép thì từ 4-5cm đừng cắt quá cao.
    Cứ để cây mẹ ghép vào các chồi nứt dưới gốc sau đó đốn cây mẹ khi đã hái xong vụ tới cách làm nầy rất phổ biến.
    Chồi ghép già cở nào cũng được miễn là còn màu xanh đậm.

  12. Nguyễn Vịnh

    Tôi đề nghị chúng ta tập trung vào vấn đề chính mà Y5Cafe đặt ra qua diễn đàn này là bàn cách tái canh cây cà phê.
    Để tái canh, theo tôi có nhiều vấn đề :
    1. Cách xử lý đất đai sau khi nhổ bỏ vườn cây cũ, già cỗi, sâu bệnh… cho năng suất kém.
    2. Chọn cách tái canh bằng trồng cây thực sinh, cây ghép hay cưa đốn để ghép chồi cao sản.
    Và những vấn đề khác nảy sinh trong quá trình tái canh từ kinh nghiệm của mỗi người.
    Mỗi vấn đề có thể có rất nhiều cách làm khác nhau tùy theo kinh nghiệm thực tế mà bà con đã làm hay đúc kết kinh nghiệm từ nhà nông chung quanh.
    Bà con đi sâu vào từng vấn đề để nói như việc ghép chồi trên là hay lắm! Bản thân tôi cũng học hỏi được nhiều điều hay từ thảo luận bà con.
    Trân trọng.

  13. Cafe Vối

    Cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định phương án nhổ bỏ gốc cũ hay để gốc cũ tái sinh chồi mới.
    Cây cà phê có khả năng tái sinh chồi và sống thêm một chu kỳ 25-30 năm nữa. Nếu gốc cũ không bị ve sầu cắn phá rễ, rệp sáp khu trú ở gốc hay các dịch bệnh khác phá hoại thì tôi chọn phương án giữ lại gốc cũ. Lý do là bộ rễ đã phát triển sẽ giúp chồi tái sinh rất nhanh, chỉ sau 2 năm cưa đốn chồi tái sinh sẽ nhanh chóng trưởng thành, có dàn cành đẹp, thể lực sung mãn và cho năng suất cao.
    Song song với việc cưa đốn để gốc tái sinh chồi là áp dụng biện pháp ghép chồi cao sản. Kết hợp tốt hai việc này sẽ có vườn cà phê tái canh năng suất cao trong thời gian ngắn nhất, giúp cho nhà nông đỡ khó khăn nhiều lắm, nếu phải đợi thêm 2-3 năm không có sản phẩm thì lấy gì mà sống.
    Tôi xin nhấn mạnh, chọn cách này quan trọng nhất, có tính quyết định là vườn cà phê phải có gốc khỏe mạnh không bị sâu bệnh khu trú, phá hoại.
    Nhiều bà con cho rằng cây già thì gốc già, không còn sung sức. Điều này chỉ đúng về mặt lý lẽ nhưng sai về quy luật tự nhiên vì khi cây tái sinh chồi để có vòng đời mới thì chính thân cành mới sẽ thúc đẩy rễ cũng tự đào thãi, thoái hóa những rễ cũ không còn tác dụng, sản sinh rễ mới để nuôi cây. Hằng năm chúng ta vét bồn cũng loại bỏ bớt rễ già cũ theo mục đích này.

  14. EA Tiêu

    Theo em nhổ bỏ gốc cũ để dễ dàng cải tạo đất, chống sâu bệnh luôn. Có nhiều vùng bà con phải phơi đất hoặc chuyển sang trồng cây khác vài mùa mới trồng lại. Nếu trồng ngay cà phê con chỉ sống được một thời gian ngắn rồi chết, cũng không biết rõ nguyên nhân.
    Qui trình tái canh của nhà nước cũng nói cần chuyển qua trồng cây ngắn ngày 2-3 mùa rồi mới trồng lại cà phê, cho đất nghỉ một thời gian. Em thấy lý do này không có sức thuyết phục vì không giải thích tại sao phải nghỉ. Có ai biết tại sao không?

    1. hungdoscap

      Vì ấu trùng bệnh tuyến trùng (nematode) là nguyên nhân chính làm các cây con mới trồng bị chết sống ở trong đất. Biện pháp nhổ bỏ gốc cây cà phê, làm đất và luân canh cây ngắn ngày từ 2 – 3 năm để loại bỏ các ấu trùng này. Một số bà con mình không biết nên cứ trồng mới lại, trồng bao nhiêu thì chết bấy nhiêu vì cây nhỏ không có khả năng chống chịu với bệnh. Bệnh tuyến trùng cũng là 1 quan tâm hàng đầu hiện nay trong việc tái canh lại cây cà phê.

    2. cataleya

      1. em xin mạn phép bình luận chổ này một chút:
      theo em được biết trồng cây ngắn ngày 2 đến 3 vụ có tác dụng (không biết dùng từ sao cho chính xác) nên em dùng từ xua đuổi các mầm bệnh của cây cà phê. cách này hay còn gọi là luân canh ( theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì luân canh giúp hạn chế được sâu bệnh ) :D
      để giải thích cho việc này chi lấy ví dụ đơn giản như thế này thôi: cà phê mà không bón phân thì cũng chết => sâu bệnh cà phê 2-3 mùa cây ngắn ngày không còn cây cà phê nữa ( tức là thức ăn của sâu bệnh cũng không còn thì sâu bệnh cũng chêt và thay thế bằng loại sâu mới ) => trồng lại cây cà phê sẻ ít bệnh tật hơn và dể chăm sóc hơn.
      2. theo hiểu biết của em thì hiện nay đất trồng cà phê của chúng ta là đất cũ ( tức là đất đả qua sản xuất từ 20 – 30 năm ) trong quá trình sản xuất do không nắm được kỹ thuật bón phân, làm đất và không để ý tới đất đai càng ngày càng cằn cổi mà phổ biến hiện nay là đất của chúng ta bi giảm độ PH từ đất trung tính có đô PH = 6,5-7.xuống đất có độ chua, lúc này đất có độ PH = 4- 5. ( đây là theo kết quả khảo sát thực tế từ nhiều vùng trồng cà phê chuyên canh trden6 địa bản tỉnh DakLak.
      – để cho các bác các anh dể hiểu được vấn đề chổ này em xin lấy một ví dụ đơn giản: ta cứ ví đất là cái bao tử, rể cây cà phê là các cái miệng, thân cây cà phê là cơ thể,cành là các chi, lá là quần áo chúng ta mặc, 5 yếu tố này liên quan mật thiết với nhau từ đó có thể suy luận ra như sau:
      + bao tử mà đả đau rồi thì miệng sẻ không muốn ăn, có ăn cũng không thấy ngon.( lúc này có bón 1 tấn phân một gốc cũng vô ích mà ngược lại con ảnh hưỡng nghiêm trọng tới bao tử-tức là làm xấu đất)
      + Miệng mà ăn uống không ngon (không muốn ăn ) thì dẩn đến cơ thể sẻ yếu (lúc này cây sẻ còi cọc)
      + Cơ thể mà còi cọc rồi thì các chi cũng teo tóp ( cành thì sẻ ốm như que tăm ) dẩn đến mất năng suất.
      + Các chi teo tóp thì bắt buộc mặc quần áo sẻ nhỏ ( áo to chi nâng không nổi) lúc này chúng ta có chống chọi lại thời tiết không? chắc chắn là không rồi cảm lạnh ngay ( như vậy là lá nhỏ thì cây sẻ quang hợp yếu ). em nói tới đây chắc các bác cũng đã hiểu được phần nào rôi. giờ chúng ta quay lai với vấn đề chính là tái canh cây cà phê:
      + theo ý kiếm của riêng em thì luân canh đất canh tác có 2 tác dụng chính:
      + thứ nhất là xua đuổi sâu bệnh hại cà phê
      + thứ hai là cải tạo độ phì của đất: ở đây lưu ý thêm là có nhiều cách cải tao độ phì khác nhau: + cách thứ nhất lá đo độ PH cuả đất rồi tính toán cách bón phân hợp lý ( vấn đề này em không rành lắm mong các bác các anh nào cao minh vào chỉ giáo cho em với ( theo em được biết thì dùng vôi có thể trung bình được độ PH nhưng vôi giống như con dao hai lưỡi rất đáng sợ.)
      + cách thứ hai đó là trồng các loại cây có khả năng cải tạo độ phì của đất ( ví dụ như các cây họ đậu, ở miền tây thì họ trong cây điên điển, còn ở vùng đất tây nguyên ngoài các cây đậu ngũ cốc thì em không rỏ lắm bác nào biết chỉ em với ^^!)
      + sau thời gian luân canh thì chúng ta có thể trồng lại cây cà phê ở đây các bác sẻ thắc mắc kỷ thuật, cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh em xin nhường cho các bác khác vào thảo luận để em cũng như mọi người có thêm kinh nghiệm.
      + tóm lại muốn tái canh cây cà phê đạt kết quả cao thì phải chuẩn bị đất tốt sạch sâu bệnh, và kỷ thuật thí chúng ta phải nắm vững.
      + em cũng xin có chút ý kiến về khoảng phun thuốc trừ sâu và hệ sinh thái : hiện nay theo cách chúng ta đang làm thì ảnh hưỡng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, ô nhiểm môi trường sống của chính chúng ta và cho con cháu sau này em chỉ nêu đơn cử một vài ví dụ để các bác thấy được sự quan trọng của việc cân bằng hệ sinh thái ” cái em muốn nói ở đây là thiên địch và dịch bệnh ”
      các bác trước khi hái cà phê thì thường xịt thuốc diệt kiến và hậu quả sau đó là các bệnh như rệp sáp, rầy đen xuất hiện hàng loạt ảnh hưởng tới năng suất của chúng ta, đó là chưa kể đến mối ăn rễ- vì kiến bị tiêu diệt không có con gì tiêu diệt rầy rệp nên chúng phát triển là điều đương nhiên ( vì vậy em mong cac bác vào đây đóng góp ý kiến bàn bạc về vấn đề này kỹ hơn nhằm bảo vệ chính ngôi nhà mà chúng ta đang sống cũng như gìn giử nguồn tài nguyên quý báu cho con cháu sau này ) cuối bình luận em xin gởi đến anh chi em trong diển đàn một thông điệp, đừng vì lợi ích trước mắt mà huỷ hoại môi trường sống của chúng ta ma hãy chung tay bảo vệ môi trường.
      Nhân dịp năm mới cũng xin gởi đến các bác các cô, chú, anh chị trong diễn đàn cũng như ban biên tập Y5Cafe một năm mới an khang thịnh vượng làm ăn ngày càng tấn tới.
      Thân ái !

  15. hoàng long

    Bạn EA tiêu, tôi đã thử nghiệm vườn cà phê nhà tôi rồi, đúng là khi nhổ bỏ cày ải trồng cà phê lại ngay thì tỷ lệ chết lên đến 50% luôn, đào các gốc bị chết lên thì phát hiện ra một loài mối ăn hết rễ cà phê nên cà phê bị vàng rồi chết. Chắc là khi nhổ bỏ cà phê còn sót lại những rễ cũ phát sinh ra một loài kiến mối chuyên ăn rễ cà phê, nên khi ta trồng cà phê con xuống loài kiến mối này sẽ tấn công bộ rễ của cây con mới trồng nên lam chúng vàng lá và chết. Các nhà khoa học khuyên nên trồng cây ngắn ngày khác từ 2-4 năm để loại trừ hết rễ cà phê cũ. Khi không còn rễ cà phê cũ thì loài kiến mối chuyên ăn rễ sẽ không còn, khi đó trồng lại tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
    Còn muốn trồng lại ngay thì chung ta phải xử lý đất bằng thuốc diết mối và tuyến trùng đất gây ô nhiễm môi trường, hóa chất ngấm vào lòng đất ô nhiễm giếng nước phát sinh bệnh ưng thư cho toàn xã hội, ảnh hưởng tới đời con cháu chúng ta nữa.

    1. letam

      Nếu đốn bỏ và trồng cây ngắn ngày vài mùa rồi trồng lại thì hơi lâu, mặc khác nhiều vườn cà phê chưa lâu năm nhưng cần cải tạo lại cho hiệu quả thì không nên làm vậy, vì thời gian phải 3-4 năm sau ta mới có thu hoạch lại. Theo tôi chỉ nên đốn bỏ những cây nào thật cần thiết (không phát triển được…) còn lại ta tiến hành cưa dưỡng chồi rồi ghép lại, lúc này vườn cà phê như trống ta dùng xe bừa bỏ bớt rễ lớp trên và dùng phân chuồng và thuốc xử lý đất để cải tạo lại đất và trồng xen canh cây ngắn ngày vào là được. Còn cây nào nhổ bỏ thì ta xử lý đất tại hố đó bằng phân chuồng đã ủ kỹ kết hợp với thuốc xử lý đất (furadang, basudin…)..

  16. CÀPHÊ -ĐĂKMIL

    Khi ghép em cần lưu ý những điều này là chồi ghép sống hết.
    1. chồi ghép đừng non quá (bánh tẻ) và dừng lấy chồi ở những cây mới bón phân <20 ngày
    2. ghép nếu chồi lớn hơn chồi nghép thì cho về một bên, để có mặt tiếp giáp tốt.
    3. buộc chặt vừa đủ, đừng lỏng quá (em ghép kiểu ghép điều tỉ lệ sống cao hơn đó, ghép điều dành cho ghép cải tạo ở ngoài rãy và bầu lớn thôi em nhé) chúc em thành công. CÀPHÊ -ĐĂKMIL

    1. capenghot

      Để tái canh cây cafê hiệu quả bà con ND mình phải cân nhắc thận trọng xem vườn cà của mình như thế nào, do già cổi, do giống xấu năng xuất ko cao, do bị bệnh ko thể phục hồi được…
      1, Do già cổi, do giống xấu, năng xuất thấp mà rể ko bị các bệnh như tuyến trùng, nấm rể, ve sầu, rệp sáp, thì bà con nên chọn phương pháp cưa tái sinh chồi và ghép cải tạo sau hai năm là có thu, nhiều bà con lo tuổi thọ ko dài bà con yên tâm niếu chăm sóc tốt, đúng KT thì thời gian thu hoạch phải đươc 20 năm nữa. Cách đây11 năm tôi đã ghép thử hai cây (lúc đó chưa có phong trào ghép cafê như bây giờ) đến nay vẩn phát triển tốt.
      2, Do bị bệnh ko thể phục hồi đc thì có 2 cách:
      + dùng thuốc để phục hồi, cách này rất lâu có khi kéo dài đến 6 năm như vườn cà phê của tôi có 4 sào bị bệnh từ năm 2001 tôi tiếc ko phá để phục hồi đến nay mới trở lại bình thường thời gian quá dài.
      + đào bỏ hết và trồng mới lại cách này bà con phải xử lý đất thật tốt trồng mới hiệu quả. Cạnh vườn tôi nhà kia có 5 sào bị bệnh tuyến trùng phá hoại gần hết bà con đào bỏ và trồng mới lại do ko xử lý đất và trồng luôn đến nay tỷ lệ chết gần 50% cho nên muốn tái canh cây cafê bằng cách đào bỏ cây cũ trồng lại cây mới (phải xử lý đất thật kỷ ít nhất 1năm) sau đó mới trồng lại.
      Khi trồng mới lại theo kinh nghiệm của tôi tốt nhất là trồng cây thực sinh vì nó có ưu điểm là bộ rẻ khỏe. Còn cách chọn giống thì bà con tự chọn ở trong vườn của mình hoặc vườn của bà con xung quanh, cây nào cho năng suất cao nhiều năm liền, cành khỏe phân cành thứ cấp vừa phải, lá nhỏ dài mép lá dợn sóng mạnh, lá màu xanh đậm ko bị bệnh rỉ sắt cho trái ở khoảng giữa của cành, tỷ lệ cây cho năng suất cao, Như tôi đã trồng khoảng từ 50>60% năng suất bình quân có năm tôi đạt trên 5 tấn/1ha.

  17. vo ta quyen

    Để tái canh cây cà phê chúng ta phải phân tích được vườn cà của mình bị vấn đề gì.
    +Nếu vườn cà phê giống tốt, nghĩa là giống quả to thì ta tiến hành khôi phục lại vườn cà, khôi phục chúng ta tiến hành các bước sau.
    – phân bón: hàng năm tăng lượng phân bón hóa học lên 1 tí, vd: bt mình bón 1 cây 2 lượng/đợt thì mình tăng lên 2,5 lượng/đợt.
    -phân chuồng: mình cũng tăng cường lượng phân chuồng cho vườn cafe.
    Trong 2 năm liên tiếp mình bón cho 1 cây 2 lượng muối iot, bón vào đầu mùa mưa, rải đều trên bề mặt bồn, 1 cây 2 nắm tay là đủ.
    +Nếu vườn cafe giống xấu thì mình tiến hành nhỗ bỏ, theo mình nhỗ bỏ trồng dặm vào hay hơn là cưa gốc gép chồi.
    Để đào bỏ gốc cafe cũ đễ trồng cây cà con mới thì theo tôi tốt nhất là làm balang xích tuỳ theo vườn cà của mình lâu năm hay mới mà làm, bình thường mình làm loại 3,5 tấn là nhổ ok, của mình thì làm loại 5 tấn chi phí tất thảy là 5 tr. Ưu điểm của việc nhổ cà bằng balang là nhổ được hết khoảng 90 đến 95% rể cây cà mẹ (kể cả rể cám).
    Đây là một số ý kiến của em mong các bác góp ý.

    1. Đại ca chùa bộc

      Cho hỏi bón muối iot để làm gì vậy? Cho đất mặn hơn chăng? Mà sao là muối iot mà muốn hột có được không?

  18. võ tá quyền

    Bón muối iot là theo kinh nghiệm, nó có tác dụng cải tạo đất, cung cấp lượng khoáng chất cây cà bị thiếu. Muối hột cũng được, chỉ cấn bón 2 năm liên tục thôi, bón nhiều quá cũng không tốt. Vườn cà của mình những năm trước úa vàng và không phát đọt được, nhưng năm đầu bón vào là thấy có tác dụng rõ rệt

      1. Đại ca chùa bộc

        Thân chào!
        Tôi chưa nghiên cứu sâu về tác dụng của muối trong cải tạo đất như thế nào. Nhưng qua những gì tôi biết, thì muốn ăn (NaCl) tức là ion Na+ là nguyên tố không có vai trò gì với cây trồng. Nếu bón nhiều nó sẽ phá vỡ cấu trúc của đất mà cấu trúc của đất kém thì các đặc tính của đất cũng giảm.
        Lý do bạn bón muối mà thấy cây tốt vì tác dụng của ion Na+ sẽ thay thế các ion khác (khoáng), giải phóng chúng ra môi trường, một phần cung cấp cho cây, một phần bị rửa trôi hết. Nếu tiến trình này kéo dài, cấu trúc của đất bị mất và dinh dưỡng cạn kiệt đó là Viễn Cảnh của đất khi bón (muối ăn) NaCl.
        Lưu ý: “Thau chua, rửa mặn”

    1. tháihy

      Cho mình hỏi thêm bạn nhé ? đất trồng cà phê nhà bạn thuộc loại đất nào ? đất đỏ, hay đất trắng mà bón muối để mình tham khảo thêm !

  19. HUYNH Y

    Hôm nay tôi kể chuyện lan man một tí, vườn tôi và vườn người hàng xóm có chung bờ ranh, hai chúng tôi lấy bờ ranh làm đường đi chung. Tôi chạy xe yếu tay lái hơn nên tôi tự cống hiến 1/2 hàng cà bờ ranh ,người hàng xóm thấy bờ ranh còn rộng nên trồng chen kẻ vào một số cây, ít năm sau số cây nầy lớn lên vậy đường đi bị hẹp lại. Nên tôi cố tình để diệt tận gốc những cây nầy bằng cách bỏ một lượng muối vào nhũng gốc cây đó với mỗi gốc 1 kg, thời gian sau tôi phát hiện cây ko chết mà nó lại phát triễn tốt hơn hẳn so với trước đó (đất mình là đất mở gà tức là ko phải đất ba zan ko phải đất pha cát). Vậy mình có thể áp dụng bón muối cho vườn mình được ko?

Tin đã đăng

Tin mới nhất

99