Theo nguồn tin Reuters, có tới 100.000 tấn cà phê robusta nhân xuất khẩu từ Việt Nam đã bị trì hoãn hoặc bị vỡ nợ trong vụ 2010/11 kết thúc vào tháng 9. Các thương nhân đang kêu gọi Việt Nam có hành động để ngăn chặn các vấn đề như vậy tái diễn.
Theo các thương nhân, mặc dù cung của vụ mới bắt đầu từ tháng 10 có thể đẩy nhanh việc giao hàng và đáp ứng các hợp đồng đã ký, nhưng cả hai phía giờ đây hạn chế ký các hợp đồng mới.
Các đại lý và công ty của nước ta cho rằng, chỉ có khoảng 50.000 – 70.000 tấn cà phê đối mặt với trì hoãn hoặc vỡ nợ trong niên vụ này, nhưng các nhà thương mại quốc tế ước tính con số lên tới 100.000 tấn. Trong tháng 8, con số này chỉ mới 70.000 tấn.
Các nguồn tin cho biết, có ít nhất 4 nhà xuất khẩu quan trọng đã phải trì hoãn giao hàng hoặc vỡ nợ, khiến nhà kinh doanh nước ngoài không thể thực hiện các hợp đồng của họ với nhà rang xay.
Một số công ty ở Singapore thì lên tiếng, họ đang gặp khó khăn do một số nhà xuất khẩu Việt Nam từ chối giao hàng theo các hợp đồng đã ký, thay vào đó họ tìm cách bán lại hàng với giá chênh lệch cao hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Cà phê Thụy Sĩ cho biết, hiệp hội có kế hoạch cảnh báo các cơ quan của nước này và Việt Nam về vấn đề vỡ nợ trong các hợp đồng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam.
Tuy nhiên phía Việt Nam vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo hay lưu ý nào. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam vì thế không thể có bất kỳ phản hồi nào ngay lập tức về báo cáo hay kế hoạch nói trên của Thụy Sĩ, hoặc vấn đề trì hoãn hoặc vỡ nợ mà các nhà giao dịch cho biết ảnh hưởng tới họ ở châu Âu.
Doanh Chính (giacaphe.vn)
Công ty nào? Đại lý nào? Thương nhân nào?… toàn ép phê gió!
Mấy bản tin dịch này bà con mình đọc cho vui để thư giãn thôi mà.
“có ít nhất 4 nhà XK quan trọng” vậy nhiều nhất là bao nhiêu ?
Nếu quả thật như vậy thì vỡ nợ không oan và nếu có khất giao hàng thì không còn cơ hội nữa đâu. Nên chừa thói mua bán giấy, giao xa, cộng trừ lung tung, võ sỹ hạng ruồi đòi đấu với võ sỹ hạng nặng.
Bà con bình tĩnh, đừng đừng vội bán, hãy bán từ từ, nếu có điều kiện để cuối vụ, đến kỳ giáp hạt hãy bán. Ba năm nay tôi làm như vậy đều thắng đậm.
Đó là chống lại nguy cơ các DNNN thao túng thị trường, chết mày chưa ai bảo vào sân của ông làm loạn!
Năm nay là 100.000 tấn, hy vọng sang năm sẽ tăng lên 200.000 tấn … vì tình hình tái chính ngày càng khó khăn, DN không có tiền để mua hàng, nợ cũ thì chồng chất.
Muốn có tiền trả nợ cũ thì tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu mới vay được tiền, tiền vay được đa số dùng để đáo hạn ngân hàng, phần ít còn lại thì mua cà phê, thế là tình trạng trì hoãn lại diễn ra ngày càng trầm trọng. Đây là vòng luẩn quẩn của DN cà phê, họ cũng chẳng muốn mua bán giấy, giao xa gì đâu, phải vào thế bí đành làm liều thôi.
Cạnh tranh thị trường theo kiểu tư bản kẻ mạnh sẻ lấn át và bóp chết kẻ yếu. Lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích tập thể.
Tôi hy vọng với tình thần yêu nước và truyền thống dân tộc Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam sẻ đứng vững và dần khẳng định được thương hiệu Việt. Bước đầu gia nhập WTO chắc chắn sẻ chịu nhiều thất bại và cam go, nhưng với sự thông minh của người Việt thì không có gì là không thể dù đó là các cường quốc hay các tập đoàn lũng đoạn để thâu tóm thị trường Việt Nam.
Chúc bà con mình bán hàng với giá cao được mãi mãi nhé !
Khoảng hơn hai tháng nữa, tức là cuối tháng 11/2011 mới lai rai có thu hoạch cafe mùa vụ 2011/2012 bà con nhé. Thế mà các nhà đầu cơ đã quả quyết là mùa vụ cafe Việt Nam sẽ bội thu vào tháng 10/2011. Hèn gì các tay lơ mơ nghe gà hóa quốc cứ thế lao vào bàn ký hợp đồng chết theo là phải. Cho doanh nghiệp ứng tiền mua cafe nhưng chưa có thu thì lấy đâu có mà giao đây.
Còn cafe của bà con trữ vụ vừa qua đã chịu đời tới mức này rồi thì ai nỡ đem ra bán rẻ theo giá này đây. Thôi thì CTy nào chết thì để CTy khác nhảy lên thay thế thu gom và chớ dại mà ký bán trừ lùi nữa nhé. Hãy dựa vào thực lực chính của mình đi đừng mượn đầu heo bán nữa mà mất cả thớt lẫn dao có ngay.
Vài năm trở về trước Thường thì các DN VN độc quyền mua bán cafe (giá mua, giá bán đều do họ quy định) nên họ thường bán khống cho các kỳ hạn dài, nhưng vài năm trở lại đây các DN nước ngoài cũng được quyền thu mua đẩy giá cafe ngang bằng giá thế giới. Khi giá cafe theo chu kỳ giảm các DN VN sẽ có lãi và ngược lại giá tăng trong khi đó ký hợp đồng giao hàng giá rẻ sẽ đẩy các DN thua lỗ. Ví dụ năm nay nhiều DN ký hợp đồng từ tháng 3 với giá 36k/kg đến tháng 9 giao hàng, hiện tại giá 49k/kg phải bù lỗ 10k/kg cũng không có hàng mà mua phải mua lại của mấy cty nước ngoài với giá cao hơn giá thị trường. Nhiều DN muốn tồn tại phải vay mượn tiền ngân sách (gọi là mua tạm trữ) để khỏi bị phạt hợp đồng, còn nhiều DN không trụ được sẽ bị phá sản. Khi vào sân chơi WTO làm ăn theo kiểu cũ sẽ dẫn đến thất bại nặng nề, mà ở đây người chịu thiệt là nhà nước.
Năm rồi hòa nhập WTO các DNTN chắc được bài học quý giá dẫu sao bà con cà phê khá hơn, phấn khởi hơn và tận tụy với nghề làm vườn hơn. Theo dõi trang giá cà phê và bình luận của Y5Cafe tôi thấy mấy anh DNNN có chiêu độc, bài của họ là lời hai lỗ 1 và họ thắng đậm còn DNTN thật thê thảm thua ngay trên sân nhà vì lòng tham mà thôi! Biến thế lợi thành thế bí quay lại ép dân không nổi, kêu gọi nhà nước không xong bởi luật quốc tế biết rồi nói mãi. Thị trường cà phê, thị trường chứng khoán,… đều là canh bạc ắt có kẻ thắng người thua, mong sao đừng bắt người dân chúng tôi phải khổ lây.
Các anh em thảo luận rất chí tình chí lý. Rất mong các bài viết của ban biên tập Y5Cafe chuyên sâu, thà viết ít hai ba ngày chỉ có một bài cũng tốt, vì chất lượng hơn là sưu tầm lược trích các bài viết mang tính tung tin sai lệch gây bất lợi cho nên cafe nước nhà. Bởi đây là một trang thông tin kinh tế của trong nước luôn phản ánh đúng thực tế tình tranh phát triển của các vườn cây cũng như sự dự đoán dựa trên cơ sở thực tế hơn là các CTNN chuyên tung tin nhằm đè ép giá gây hại cho bà con sản xuất.
Mong muốn của hầu hết bà con nông dân muốn chuyển tải với BQT Y5 nếu có thông tin về các doanh nghiệp thu mua cafe làm ăn không đúng- Mua ép giá- Bán khống trừ lùi- Nguy cơ vỡ nợ thật sự- Chế biến sản xuất phân bón giả kém chất lượng- Cung cấp các thông tin ảo thiếu tính trung thực nhằm gây tổn hại đến nền sản xuất nước nhà thì nên công bố cho mọi người nắm bắt. Ngoài ra còn các phương thức điều trị bệnh dịch các loại sâu bệnh- Các chất dinh dưỡng cho từng chủng loại đất… Như thế thì mình tin trang web của Y5 sẽ là một trang web mạnh được sự tín nhiệm của rất nhiều bà con nông dân và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đến BQT Y5 và chúc các bạn luôn có một sức khỏe và có nhiều sưu tầm trích đăng các bài viết hay bổ ích.
Nhìn chung năm qua nhờ có doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu mua nên giá cả trong nước và giá cà thế giới có xích lại gần nhau bà con nông dân trồng cà phê cũng hưởng lợi nhiều. Năm nay không biết giá cả như thế nào nhưng đầu vụ bà con hãy khoan đừng bán vội, chỉ bán chỉ đủ lai rai tiêu tết và trang trải một số chi phí cần thiết mà thôi còn lại phơi khô bỏ vào kho cất trữ cho chắc ăn, chờ giá cao bà con mình cảm thấy có lời kha khá thì mới bán. Đừng gửi tại kho của mấy ông bà đại lý hay doanh nghiệp gì đó có ngày các ông bà ấy tuyên bối vỡ nợ thì mồ hôi của bà con ta đổ ra cả một năm trời sẽ đổ xuống sông xuống biển biết bao giờ tìm thấy. Bài học năm rồi tại Dak Lak, Dak Nong có nhiều đại lý, DN chạy nợ cả hàng trăm tỷ đồng, cuối cùng thiệt hại thuộc về bà con nông dân chúng ta thôi. Nhất quyết “không gửi, không bán, chờ giá cao mới bán” hi hi hi …