Mắc ca được coi là cây trồng trẻ nhất trong lịch sử trồng cây lâm nghiệp của loài người, đã được trồng ở Australia, Mỹ, Braxin, Kenya, Costa Rica, Nam Phi, Trung Quốc, Thái Lan…
> Làm giàu nhờ trồng cây mắc ca
Cây Mắc ca có nguồn gốc từ Australia, được phát hiện năm 1857 và được trồng thành công năm 1858. Cho đến nay, nó được coi là cây trồng trẻ nhất trong lịch sử trồng cây lâm nghiệp của loài người, đã được trồng ở Australia, Mỹ, Braxin, Kenya, Costa Rica, Nam Phi, Trung Quốc, Thái Lan… với diện tích trên 50.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn là người đã giành rất nhiều tâm sức cho cây Mắc ca. Nhân một hội nghị mới đây về cây Mắc ca được tổ chức ở Ba Vì (Hà Nội), NNVN đã có cuộc trò chuyện với ông về triển vọng của loại cây quý này.
Xin ông cho biết về tiến trình đưa cây Mắc ca vào Việt Nam?
Mắc ca là loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao. Khoảng năm 1993-1994, một số cán bộ lãnh đạo địa phương và một số nhà khoa học của ta đã đưa một số cây về trồng ở Hà Tây cũ và Đăk Lăk, Sơn La, ở cơ sở nghiên cứu của Viện Lâm nghiệp (Ba Vì, Hà Tây, nay là Hà Nội).
Năm 2002, đoàn công tác của Chính phủ đã đi khảo sát cây Mắc ca ở Australia. Cũng năm đó, Việt Nam đã nhập 10.000 cây Mắc ca, đem trồng ở Nghệ An, Sơn La, Lai Châu và một số vùng khác. Năm 2003, các bạn Australia tặng ta 500 kg hạt và 100 cây giống tốt nhất, mới nhất. 100 cây giống ấy được Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến của anh Đoàn Hữu Cường trồng ở Ba Vì, năm 2008 cho quả bói. Năm 2011, cây đầu dòng của giống Mắc ca 842 có 815 quả, tương đương 2,4 kg nhân/cây. Cây đầu dòng của giống 695 có 647 quả, tương đương 2 kg nhân/cây.
Tại Mường Xinh ở thành phố Sơn La, chị Trang trồng 1 ha từ năm 2002, năm 2004 cho quả bói. Năm 2010-2011, năng suất đạt khoảng 5 tấn hạt/ha, có giá trị 370 triệu đồng/ha/năm.Ở Đăk Lăk và Lâm Đồng, có anh Báu và chị Lan trồng mỗi người 1 ha ở Buôn Ma Thuột và Đơn Dương, năng suất khi bói quả cũng đạt 2 tấn hạt/ha/năm.
Ông vừa nói Mắc ca là loại cây có hiệu quả kinh tế rất cao, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?
Bộ phận ăn được của quả Mắc ca là nhân. Nhân Mắc ca sau khi chiên ăn ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon bổ, giầu chất béo, giầu nhiệt năng, dùng làm nhân bánh, socola, nước uống, dầu dưỡng da, dầu dược liệu… Vì vậy, quả Mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu của quả khô”.
Cây Mắc ca ghép sau khi trồng 3-4 năm đã cho quả, 5-6 năm có năng suất đáng kể và được tính là năm bắt đầu đưa vào sản xuất. Đến năm thứ 12-15, năng suất hạt đạt 3 tấn/ha/năm, năng suất nhân đạt 1 tấn/ha/năm. Đến khi định hình, năng suất hạt có thể đạt 5 tấn/ha/năm. Nếu sản xuất nhân Mắc ca để xuất khẩu, thì với giá 25 USD/kg nhân như hiện nay, 1 ha Mắc ca đạt 1 tấn nhân/năm, sẽ cho thu nhập 25.000 USD, tương đương 500 triệu VND.
Sau gần 20 năm cây Mắc ca có mặt ở Việt Nam, đến nay chúng ta đã có thể định hình được vùng nào là vùng trồng Mắc ca thích hợp nhất chưa, thưa ông?
Cây Mắc ca cần nhiệt độ thấp đạt mức nhất định mới ra hoa, tốt nhất là thấp hơn 17oC, kéo dài từ 4 đến 5 tuần, nếu cao hơn 17oC, cây ra hoa ít, trên 20oC cây ra hoa rất ít, trên 25oC cây không ra hoa. Khi thụ phấn, đậu quả, cây Mắc ca yêu cầu độ ẩm không khí thấp, trời khô hanh. Nếu khi ra hoa mà gặp mưa phùn, độ ẩm cao, thì hoa sẽ rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả rất thấp.
Nói tóm lại,cây Mắc ca yêu cầu vùng đất có độ lạnh đủ mức cần thiết nhưng mùa xuân (mùa cây ra hoa, thụ phấn, đậu quả) không được có mưa phùn, trời phải khô hanh. Các vùng thấp và cao ở Tây Bắc, vùng cao Tây Nguyên có độ cao so với mặt nước biển trên 550 mét, là những nơi có đủ các điều kiện như trên.
Hiện tại, ở vùng Tây Bắc, chúng ta chưa tìm ra loại cây nào đóng vai trò chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu. Như vậy, Mắc ca rất có thể sẽ trở thành một loại cây đột phá cho Tây Bắc?
Hoàn toàn đúng. 1 sào Bắc bộ (360 m2) có thể trồng được 40 cây Mắc ca (khoảng 1.100 cây/ha). 1 hộ nông dân ở Tây Bắc chỉ cần có 2 sào đất, là có thể trồng được 80 cây. Và nếu đạt năng suất 2,5 kg nhân/cây, tức là 2 tạ nhân/năm, là đã có 5.000 USD, tương đương 100 triệu VND rồi. Còn nếu sử dụng giống tốt, có trình độ thâm canh cao, thì sản lượng nhân còn cao hơn nữa. Vì về lý thuyết, có thể đạt 20 kg nhân/cây/năm cơ mà.
Ông có thể chỉ giúp bà con nông dân các vùng đó một số nơi có giống Mắc ca tốt nhất hiện nay?
Có thể liên hệ trực tiếp với anh Đoàn Hữu Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến theo số điện thoại 0913.253.417.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò truyện bổ ích này!
Mong được Y5Cafe chia sẻ, nếu ở Sơn La thì mua giống cây này ở đâu? Giá cả như thế nào?
Tác giả bài báo này viết bài ko thực tế. Một ha làm gì mà trồng được 1.100 cây. Chỉ có cây cà phê mới trồng như vậy thôi.
Không biết thông tin nào chính xác nhưng giá cả của hạt mắc ca thì mỗi báo một giá. Đặc tính của cây mắc ca-nếu so sánh với việc trồng ở Sơn La thì có phần khác bởi ở Sơn La có mùa hè thì rất nóng mua đông thì rất lạnh. Vậy là sao? Ai biết xin chỉ dùm (tôi cũng có ý định trồng cây mắc ca mà chẳng biết thực hư thế nào), cám ơn!.
Bò ơi ! hiện nay ở Úc giá 1kg tùy loại từ 3,5 – 4,5 đôla Úc. Thông tin đang kiểm chứng, vậy nhé !
Cám ơn Cư Kuin nhiều!
Chỉ với 2 sào bắc bộ = 720 m2 mà mỗi năm thu 5.000 đôla, thậm chí nếu tính theo lý thuyết 20 kg/cây thì 2 sào bắc bộ với 80 cây sẽ thu được 1,6 tấn = 40.000 đôla ?
Cái bánh vẽ này sao mà to thế bác Tạn ơi ? hay là nhà báo vẽ rắn thêm chân ?
Viết thế này tuyên truyền cho cây măc ca đâu chẳng thấy mà làm bà con bỏ chạy mất dép.
Ôi! nhà báo ơi… có vẽ thì cũng dè chừng chứ, rắn mà biến thành rồng thì… bay mất.
Chào bà con. Tôi có hơn 2ha đất trên địa bàn Quảng Khê (huyện Dak Glong) năm nay tính trồng măc ca nhưng tình hình giống cây cao quá lại không có điều kiện chăm sóc. Nay tính cho thuê hoặc bán. Bà con nào có nhu cầu xin liên hệ đt: 0942.123.793
Theo như bài viết này: “Hoàn toàn đúng. 1 sào Bắc bộ (360 m2) có thể trồng được 40 cây Mắc ca (khoảng 1.100 cây/ha). 1 hộ nông dân ở Tây Bắc chỉ cần có 2 sào đất, là có thể trồng được 80 cây. Và nếu đạt năng suất 2,5 kg nhân/cây, tức là 2 tạ nhân/năm, là đã có 5.000 USD, tương đương 100 triệu VND rồi.” (Với 80 cây mà có 100 triệu VNĐ)
Vậy ở Tây Nguyên nếu trồng 1ha có 1.100 cây sẽ thu về mỗi năm 1.375.000.000 đồng (tức là gần 1.4 tỉ đồng cơ à)? Vậy thì nông dân ta nên trồng mắc ca cho mau giàu bà con ơi? Trồng cà phê và tiêu vất vả quá rồi!
Thanh Tam thấy hoàn toàn đúng nhưng tui thấy đầy rẫy mâu thuẩn. Có thể giúp thoát nghèo mà nói thì lên đến tiền tỷ! Tui đồng ý là bác Thanh Sơn nói chính xác!
Họ nhầm rồi. Mac ca mật độ là 5m x 5m, 1ha trồng được 400 cây thôi.
Năng suất và giá cả bây giờ chỉ nói cho nhau nghe cho vui thôi, chưa có chỗ nào ổn định và đi vào giai đoạn kinh doanh cả. Mình mới hạ 200 cây trồng xen trong vườn, đang thử thời vận, nếu giá cả và năng suất như mọi người đang tranh luận thì cây cà phê sẽ hồi hương về châu Phi.
Bác nói làm em rụng rời tay chân, gớm! bác cứ đùa! Bác Công Tạn có công lao lớn như thế mà bác lại bảo là “Năng suất và giá cả bây giờ chỉ nói cho nhau nghe cho vui thôi”.
Nhà em có 4 sào cà phê năm nào thất thu một cái là đói kém ngay. Em chỉ mong thời đại thông tin này sẽ hữu ích và sẽ có người chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó chứ đừng làm khổ những nông dân như em nữa! Nông dân em không biết tính toán này nọ nhưng bù lại có sự chịu thương chịu khó. Nông dân tụi em chỉ mong sao cho cuộc sống bớt khổ thôi các bác ạ.
Nếu nghĩ sâu xa thì mình có lý đấy! Các cây mac ca để đếm hạt ở trên là những cây đặc biệt, cả nhà chăm sóc với mọi thứ gần như tuyệt đối từ phân bón cho đến cỏ rác , sâu hại…
Nếu cũng tính năng suất bằng cách đếm hạt 1 cây mà nhân lên thành năng suất cả vườn thì mình có 1 cây cà phê hái hơn 1,5 bao 50, (15 kg nhân) , nếu lấy cây này làm chuẩn thì bạn biết 1 ha cà phê mình thu bao nhiêu / năm không?
Bởi thế, hiện tại mac ca đang là dấu chấm hỏi, chỉ lý thuyết thôi, nghĩa là chỉ nói cho nhau nghe cho vui thôi!
Gần một năm qua mình đã đọc khá nhiều bài viết về cây mac ca. Có lẽ vì lý do nầy, lý do kia, mỗi bài đưa ra mỗi số liệu khác nhau. Nhất là về năng suất. Chẳng hạn trong bài ” Lâm Đồng, mắc ca sai quả đầu mùa ” có nói từ năm thứ mười trở đi, tỷ lệ không nhỏ số cây cho một tạ quả trên năm. Đây quả là một con số vô cùng hấp dẫn nhưng cũng là một con số có vẽ siêu thực, ít thuyết phục đối với mình.
Đến giáo sư Nguyễn Lân Hùng đưa ra số liệu khi cây đã định hình sẽ cho năng suất 2 tấn nhân/ ha/năm.Hay như bài viết nầy là 1tấn nhân/ ha/năm. Mặc dầu chưa thấy vườn cây chị Trang ở Sơn La hay của anh Báu ở BMT, chị Lan ở Đơn Dương nhưng vùa rồi mình có đến vườn cây của ông Cúc ở Phú Lộc ,Krông Năng thì mình rất tin tưởng vào những con số nầy. Vừơn cây ông Cúc mới vào tuổi thứ năm nhưng đã cho bình quân 5,6 kg quả/cây. Ông còn nói thêm nếu chăm bón tốt thì đến tuổi thứ ba cây đã có thể cho những quả bói đầu tiên. Và cũng tại đây việc mua bán cây giống ,quả giống khá sôi nỗi, đắc địa. Điều nầy cũng cho thấy rằng đã có nhiều người biết đến cây mac ca, tin tưởng cây mắc ca.
Riêng đối với bản thân mình có hơn ba ha cà phê gần được hai mươi năm tuổi. Mình quyết định năm tới sẽ lập kế hoạch trồng xen trên 300 cây mac ca /ha. Sau 5,7 năm nữa, khi cây cà phê hết xí-hoách sẽ có cây mac ca thay thế là vừa.Đối với mình một ha chỉ cần cho 1 tấn quả, tính theo thời giá hiện tại khoảng 200 triệu đồng tương đương 4 tấn cà phê thì cũng quá khỏe rồi.Nhưng thực tế thì có thể gấp 4,5 lần như thế. Và việc trồng mac ca thì công chăm sóc không nhiều như cà phê.
Điều quan trọng nhất hiện nay là mong muốn các cơ quan có trách nhiệm, chẳng hạn như Viện Khoa Học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (vì mình ở Krông Buk mà) tạo ra những giòng giống có năng suất cao, sinh trưởng phát tỉển tốt ở tây nguyên-cụ thể là ở DakLak để bà con nông dân tin tưởng, mạnh dạn mở rộng diện tích mac ca hoặc thay thế dần những vườn cà phê già cổi, khó khăn về nguồn nước v.v..
1 tấn quả bạn tính giá 200 triệu ( = 4 tấn cafe), bạn có ngủ mơ không đấy!
Tại sao bạn không tính theo giá hàng hóa nông sản mà bạn tính theo giá bán giống ?
Bạn còn cho thực tế có thể gấp 4,5 lần như thế. Tôi nghĩ bạn quá lạc quan tếu!
Tôi đang mong là 1 ha thu 100 triệu/năm là quá tốt vì đầu tư ít hơn cafe nhiều.
Nói gì thì nói nhưng các bác phải nhớ là ai cũng nói và mong cho cây măc ca giúp dân thoát nghèo, xóa nghèo (giống như nói cây điều) chứ có ai dám nói cây măc ca làm giàu đâu? Tại sao người ta thận trọng như vậy còn các bác cứ tính hàng trăm triệu, thậm chí tỷ này tỷ nọ…
@Thanh Sơn nói mới để ý.
Nhà báo nói là để có thể thoát nghèo nhưng lại viết để làm giàu. Cũng hay!
Thanh Sơn nên nói cụ thể hơn cho bà con biết với. Giá cây mac ca chỗ mình họ bán giống là 25.000đ/cây ươm hạt, cây ghép là 75.000đ/cây nhưng đều ế quá nửa.
Hủa La à! Thanh Tâm trích lại nội dung của bài viết này đấy chứ tui đâu có dám khẳng định là “hoàn toàn đúng” đâu. Tui dựa vào nội dung bài viết để làm phép so sánh trồng cây Mắc ca và trồng Cà phê thôi mà. Mong bạn đọc lại phản hồi của tui nha!!!
Chào mọi người, mình xin tự giới thiệu mình là Hoàng Phúc giám đốc dự án macca của chính phủ Úc tài trợ bộ Nông Nghiệp. Dự án của mình phát triển ở phía bắc năm 2005-2008, nội dung của dự án là xây dựng vườn mới tại cty Vinamaca và cung cấp một số cành giống cho các viện nghiên cứu. Mình xin giới thiệu cho các bạn các cơ sở cung cấp giống có chứng chỉ và vườn giống đầu dòng đạt tiêu chuẩn: Phía bắc có công ty giống Đông Bắc ở Lạng Sơn, ở Ba Vì có viện Lâm Nghiệp và cty rau quả như địa chỉ trên bài viết, ở Tây nguyên có cty Vinamaca địa chỉ 109 Mai Hắc Đế Buôn Ma Thuột, vườn ươm của cơ sở Anh Quân ở Hòa Thắng và viện Nông lâm nghiệp Ea K’Mmat. Còn giá cả mình cập nhật từ các chuyên gia Úc về giá hạt năm nay từ 3,2-3,7$ , giá hạt có chứng chỉ oganic giá 4,7$. Năng suất trung bình khi cây trưởng thành tại Úc 5 tấn/ha, ở Hawaii 7-8 tấn/ha.
Ta không nên đồng nghĩa cây xóa đói giảm nghèo là cây có giá trị kinh tế thấp mà cần hiểu theo hướng tích cực hơn. Theo mình, ở đây ý muốn nói rằng những người còn khó khăn, còn đất đai nhưng chưa có loại cây trồng phù hợp hoặc trồng các loại cây chưa thích hợp, thu nhập còn thấp thì nay trồng măc ca sẽ tăng thêm thu nhập, cải thiện cuôc sống.
Còn việc xóa đói giảm nghèo hay làm giàu là còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người. Với người chỉ có vài ngàn mét vuông là xóa đói, giảm nghèo. Còn những người sở hữu và trồng được năm, bảy ha thì là làm giàu. Điều nầy chẳng có gì là phi lý cả. Chả lẻ có người ở TP.HCM đi tìm hàng trăm ha đất để trồng mac ca cũng là để xóa đói giãm nghèo hay sao?
Mình xin mách bạn Thanh Sơn tìm đọc bài “làm giàu nhờ trồng mac ca”. Ở đó người ta dám dùng từ làm giàu đấy.
Xin kính chào bà con và những người đang yêu thích cây maccadamia.
Mình xin tự giới thiệu, tên là Tạ Danh Quang Giám đốc công ty Vinamacca, địa chỉ tại 109 Mai Hắc Đế TP. Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Mình rất vui mừng khi bà con và các bạn đang tìm hiểu và chia sẽ về tương lai phát triển cây Macca tại Việt Nam. Công ty Vina Macca hiện nay đã có 23 dòng giống có chứng chỉ của Úc, Hawoai và Trung Quốc khẳng định là loại giống tốt nhất, có năng suất cao nhất. Công ty đã trồng thử nghiệm cây đầu dòng tại xã D’ly za, Krông Năng, Đắk Lắk, có dòng 19 tháng đã ra hoa kết trái.
Quang rất đồng ý với các tác giả đăng bài viết nói về chọn giống cây, Quang cho đây là vấn đề quan trọng số 1 về sự phát triển cây Mắc ca trong tương lai. Trung Quốc đã thất bại vì lý do trồng ồ ạt không chú trọng khâu chọn giống, mới khôi phục lại 10 năm nay là một bài học quá đắt cho người trồng. Công ty chúng tôi có anh Hoàng Tùng CTHĐQT và anh Hoàng Phúc là các chuyên gia được đào tạo bài bản 7 năm tại Úc chuyên về giống cây này. Xin mời bà con và các nhà Doanh nghiệp trực tiếp đến công ty chúng tôi để tham quan và được nghe tư vấn cụ thể để chúng ta cùng nhau thảo luận nhằm phát triển bền vững giống cây mới này. Điện thoại liên hệ : Anh Quang 0914186239, 0913436677, Anh Tùng 0989089685, anh Phúc 0904042639, Anh Hùng 0988569955.
Em xin hỏi anh Quang, công ty của anh có thu mua hạt mac-ca không? và giá thực tế hiện nay là bao nhiêu? Hay là công ty anh chỉ chuyên bán cây giống thôi?
Công ty Vinamacca, tính đến nay (8/8/2010) đã bán ra cho bà con trồng 50.000 cây giống ghép gồm nhiều dòng cho các tỉnh Tây nguyên. Cây giống của công ty xuất ra phải bảo đảm tiêu chuẩn do Hiệp hội Mác ca Úc quy định : Cao ( tính từ gốc đến ngọn): 0,7-1m/cây; phần ghép (tính từ mắt chiết có chiều cao từ 12cm trở lên), cây giống chắc khỏe, không sâu bệnh. Công ty có hợp đồng cam kết bảo đảm chất lượng giống, xuất trình chứng chỉ giống nhập nội của các nước (trên mỗi cây giống xuất đi có gắn thẻ dòng của từng giống); tư vấn kỹ thuật và cam kết bao tiêu sản phẩm. Bà con yên tâm Uy tín -chất lượng là hàng đầu; Công ty sống hay chết phụ thuộc vào tiêu chí đó mà thôi.
Ban Quản trị Y5Cafe rất hoan nghênh những ý kiến minh bạch của anh Tạ Danh Quang, giám đốc công ty Vinamacca.
Rất cần anh giới thiệu địa chỉ những cơ sở cung cấp cây giống của công ty ở các tỉnh, huyện Tây nguyên để bà con các địa phương tham quan tìm hiểu thuận tiện hơn. Xin cám ơn.
Kính chào anh Vịnh.
Rất tiếc Quang mới gặp anh trên mạng chưa được làm quen, nhưng qua hai bài viết về giống và giá cây macca của các anh trên Y5Cafe Quang cảm nhận anh và các cộng sự của anh có thái độ rất đúng mực và trách nhiệm với bà con nông dân khi tiếp xúc với một loại giống mới. Bởi bài học cay đắng quá nhiều rồi : từ bầu dó, quế, điều… Suy cho cùng người chịu thiệt thòi nhất là nông dân anh ạ. Họ trồng một giống sau 3-5 năm mới cho kết quả, nếu thất bại thời gian tăng gấp đôi, mất cả tuổi “khí nông” rồi còn gì.
Chính nhận thức được điều đó nên Công ty VINAMACCA đã trực tiếp xuống tận cơ sở liên kết với Hội nông dân, ban phòng Nông nghiệp xã, huyện… đã tập huấn 3 điểm : xã Đức Minh, Đức Mạnh,ĐắkR’la huyện Đắk Mil-Đắk Nông, cho bà con 6 xã ở đó và đặt đại lý ủy quyền tại cô Thanh Hùng xã Đức Minh tiêu thụ 1.000 cây; tập huấn cho huyện Cư M’Gar; huyện Ea H’Leo; Huyện Krông Năng; Huyện Krông Ana ; tham gia hội chợ nông nghiệp tại Đắk Nông ; Công ty trồng thử nghiệm tại CTy 715B, nơi được cho là có khí hậu khắc nghiệt nhất với các loài cây Công nghiệp. Hiện nay Công ty đã có các đại lý ủy quyền tại các huyện như Đức Quang, Anh Mười (Cư M’Gar), Chị Diễm (Ea H’Leo), DNTN-DVTM EaKMát, 55 Nguyễn Lương Bằng BMT… các đại lý đã tiêu thụ hàng vạn cây cho công ty. Đặc biệt có những nông dân gương mẫu đi trước với số lượng nhiều như anh Nguyên người dân tộc Giao ở buôn Đạh Nạng Lâm Đồng ; Anh Hà, Anh Toàn ở Trường Xuân Đắk Nông ; Anh Quang, Anh thái ở Vũ Bổn Krông Pắc ; Anh Chánh ở Ea H’Leo …vv. Công ty có nhờ các đại lí ghi tên, tuổi, địa chỉ khách hàng để hàng năm cử kỹ thuật xuống tư vấn về kỹ thuật và cắt cành.
Công ty là địa chỉ tin cậy, nói thật và làm thật anh ạ.
Chào các anh, các bác có trong này. Em là sinh viên thôi, nhưng đang làm đề tài về cây mắc ca và em ở Lạng Sơn. Tình hình là em chưa biết ở Tỉnh mình có những huyện nào đã trồng sản xuất cây mắc ca nhiều rồi? và giá trị thu được, lợi ích, hiệu quả của nó ra làm sao?
Mong các anh chị, các bác ở đây ai ở Lạng sơn thì có thể chỉ giúp và cung cấp 1 số tài liệu về loài cây này cho em tham khảo đc ko ạ? em xin cám ơn.
Chào các bạn và anh TẠ DANH QUANG
Anh cho e hỏi, hiện em đang ở Bình Phước, thời tiết khí hậu nóng không giống như ở Tây Nguyên, vậy anh có loại giống cây mắc ca nào thích hợp với thời tiết ở Bình Phước không, vì em thấy bài viết ở trên có ghi nếu trên 25 độ C thì cây không ra hoa và kết trái, em rất hào hứng và có ý định trồng cây này lâu rồi. Anh cho e biết giá cả của giống cây này luôn nhé. Mong anh sớm hồi đáp. số dt của em: 01689325639
Cám ơn mọi người.
Mình cũng đang làm đề tai về loại cây có giá trị kinh tế cao này. Nhưng có nhiều vấn đề m chưa tim hiểu đươc như các loại sâu bệnh hại, đất đai phải ntn? nguồn giông hiên nay ntn, giá của một cây giông trên thưc tế ?……..xin các bác đóng góp ý kiên cho em qua địa chỉ: huyhoangklsh@gmail.com
xin trân thành cảm ơn !
Em chào các anh chị. Em ở Lạng sơn, cũng đang muốn tìm hiểu về cây Mắc Ca này mà thấy nhiêu thông tín trái nhau quá nên cũng chưa biết thế nào. mong a/c nào biết tư vẫn cho em với ạ. Mail của em Thanhhs8x@gmail.com. em cảm ơn!1
Chào các bạn cùng tất cả những người đang có ý định làm rừng với Macca, Minh sống ở ngoài bắc khu vực của mình là ở hòa bình, xin cho hỏi khu vực đó có phù hợp với macca không ạ
Cây mắc ca trồng tốt nhất nếu xen canh với cà phê là 5m-9m – cách 3 hàng cà phê trồng 1 hàng mắc ca. Chớ trồng dày quá thiếu ánh sáng, hay nấm bệnh. Giống phù hợp nhất tại Lâm Đồng qua thực tế theo dõi tại địa phương và trồng tại vườn nhà (Tân Hà – Lâm Hà) là QN1, 816, A16, A4, 800, 900, 849… giống OC, H2 cho năng suất cao nhưng không tự rụng, khi hái sẽ có quả non, quả quá già mọc mầm. Giống 695 rất sai nhưng quả bé, nhân chế biến màu nâu, chỉ để trồng làm giống vì cây con rất khỏe, 246 phát triển chậm, 788 hạt hay bị nứt nên hạn chế trồng. Khi mua giống cần tìm hiểu kỹ, dễ bị lừa lắm bà con ơi!