Thị trường London
Giá kỳ hạn London đóng cửa giảm nhẹ khi các quỹ hàng bán hàng ra, tuy nhiên khung giá dao động được “kiểm soát” chặt chẽ trong suốt phiên.
Các nhà công nghiệp mua vào đầu phiên, tuy nhiên các nhà xuất khẩu Việt nam bàn hàng trong bối cảnh giá vẫn chưa vượt qua được ngưỡng 1565 do đó giá đã quay đầu đi xuống lại. Các môi giới tiếp tục đưa ra các cảnh báo khi ngày quyền chọn tháng 5 đang đến gần ( ngày 15 tháng 4) và có thể gây ra 1 cảnh “lộn xộn” giảm nếu như các ngày gần kề mà lượng hợp đồng chuyển tháng chưa nhiều hay chỉ đơn giản là các quỹ tiếp tục bán ép giá xuống , lúc đó bài học của 15 ngày trước đây lại lặp lại !
Các phân tích thì “kết tội “Việt Nam bán làm giá xuống trong bối cảnh NY tăng và dollars giảm. Cũng theo các phân tích thì tâm trí của các quỹ lúc này đặt hết vào thị trường tài chánh (cổ phiếu và tiền tệ) và chưa có 1 thông tin cơ bản nào “đủ nặng” để kéo các quỹ đầu cơ mua lại hàng hóa nông sản thô. Thị trường vẫn cần 1 thông tin cơ bản đủ nặng để các các giới quay lại sàn giao dịch.
Biểu đồ thị trường London phiên qua
Tóm tắt thị trường phiên qua
- Giá kỳ hạn tháng 05/2009: 1,530usd giảm -19$ (-1.23%)
- Giá cao nhất trong phiên: 1,550$
- Giá thấp nhất trong phiên: 1,521$
- Giá phiên hôm trước: 7,549 lots
- Tổng khối lượng giao dịch: 4,720 lots
Thị trường New York
Giá cà phê kỳ hạn N.Y đóng cửa tăng nhẹ, giá tăng “ ké” theo các hoạt động của phố Wall, đồng USD giảm đã kích thích sức mua kĩ thuật .Các yếu tố tác động bên ngoài nhìn chung thuận lợi cho thị trường , SP500 tăng trung bình , dollars yếu trở lại so với đồng real của brazil đã kích thích sức mua từ quốc gia này , tuy vậy lượng giao dịch lại không nhiều.
Theo Hencorp thì sức tăng ở mức này sau những mất mát của tuần trước đã đẩy giá vào vùng” kiểm tra” độ vững chắc của giá , tuy nhiên trong ngắn hạn các chỉ số đều cho thấy giá vẫn tiếp tục có thể tăng nhẹ .Giao dịch tại châu Âu đã bắt đầu có giá mới cao hơn cho hàng Colombia do nhu cầu mua của các Nhà rang xay tăng.
Mức trừ lùi vẫn tiếp tục giãn ra nhiều hơn cho hợp đồng tháng 5 trên thị trường kỳ hạn New York. Colombia sẽ bị khủng hoảng nếu như các Nhà rang xay không mua tại thị trường này, tuy nhiên các đợt mưa tại Colombia quá lớn làm chất lượng hàng tại nước này kém.
Cooxupe – hợp tác xã lớn nhất Brazil cho biết lượng hàng mà hợp tác xã này sản xuất được chỉ ở khoảng 2.7 triệu bao giảm 43% so với vụ trước – có vẻ như những thông tin này đã làm “ xuất hiện “ con số tổng sản lượng vụ tới chỉ ở mức 36.9 triệu bao giảm so với mức 46 triệu bao của vụ vừa qua ! sản lượng Brazil giảm là do chu kì thất của cây !
Tổng khối lượng giao dịch ước đạt 9,000 lots
Tổng hợp
Vài ngày trước đây khi giá xuống thấp VICOFA đưa ra 1 cảnh báo : nên bán theo giá trừ lùi và nên chuyển tháng nhằm tránh stoploss nếu như giá xuống thấp hơn – nhưng sau đó giá tăng lại với các “ tác động kĩ thuật” và Việt Nam bắt đầu fix giá , có lẽ sự hồi hộp của thị trường đã làm nhiều người chịu không nổi ! Chúng ta cần phải để ý điều này , mặc dù giá có thế nào thì trên sàn giao dịch luôn có 2 thế lực đối chọi nhau đó là quỹ hàng và các quỹ đầu cơ, lúc này các quỹ đầu cơ đang đừng ngoài nhiều hơn trong khi các quỹ hàng vẫn phải ‘ tiếp tục” cuộc chơi với các hợp đồng đầu cơ giá lên và giá xuống bằng sức mua bán kĩ thuật , sau khi giá chạm mức 1,739 trong phiên trước thì các hợp đồng đầu cơ giá xuống bắt đầu “ lung lay” và khả năng ‘ có 1 sự điều chỉnh” trong vài ngày- và ngày hôm qua là 1 ví dụ như thế là khó tránh khỏi ,theo chúng tôi , sự việc chưa có gì đáng lo ngại cả .
bac oi! bac lam on cho chau bit. tai sao gia tren ỵ5cafe lai ko trug voi gia cua cac nha buon mua cafe vay? ma lai co su cheh lech mat vai ngan. chau thay gia tren san la 24400 ma nguoi mua chi mua voi gia23400. tai sao lai nhu vay? mog bac tra loi cho chau bit. chau xin chan thah cam on bac!!!!!
Bài 5 – Liên doanh góp vốn Trồng gần 1000 Ha cà phê ( Riêng đồng bào Êđê một số góp cả đất ) .Kết thúc trên 90 % Hộ liên doanh mất đất ,mất vốn
– Năm 1993-1994 khi giá cà phê thế giới lên cao ,đẩy giá cà phê trong nước tăng theo .Cũng như đa số người dân làm cà phê khác ở Phước an ôm tiền tích lũy nhiều năm tìm nguồn đất để “ quảng canh “ trên khắp các tỉnh tây nguyên ,công ty Phước an kết hợp với Lâm trường Cưné –huyện krông – buk – và lâm trường Thuần mẫn huyện Eahleo quy hoạch 02 vùng phát triển diện tích trồng cà phê với tổng diện tích toàn vùng là 2.226 Ha .Để đạt được mục đích này công ty thỏa thuận sau khi bước vào kinh doanh công ty trích nộp cho lâm trường 100 Kg cà phê nhân /ha vụ .( Khoản trích lập này năm 1997 dự toán và hợp đồng liên doanh đã cơ cấu vào phần thu của công ty – sau này khi được UBND tỉnh duyệt dự án đồng ý cấp đất thì văn bản thỏa thuận trên bị công ty hủy bỏ và khoản tăng thu đó công ty không chia lại cho hộ nông dân liên kết ) .Đầu tư theo phong trào các cán bộ phòng ban chuyên nghành ở các huyện , tỉnh phần lớn đều tham gia : Điển hình như các tổ chức ,phòng ,ban ở tỉnh :liên đoàn lao động ,ngân hàng ,ban tổ chức chính quyền ,giáo dục , y tế ,cơ giới ,thủy lợi . . .đều tham gia đăng kí cho mình hoặc là bà con ,cháu chắt ( Sau một vài năm những thành phần này còn lại rất ít ) Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến 2 vấn đề lớn là nguồn đất và vốn liên doanh : Về nguồn đất đa số là đất rừng do các lâm trường quản lí .Trong đó vài chục ha đất sản xuất của bà con dân tộc Êđê tại các buôn : Đrao – buôn Kô – Buôn Tâng … Đại đa số bà con dân tôc gắp nhiều khó khăn trong cuộc sống xã hội ,các buôn này cũng không ngoại lệ .Khi có dự án đầu tư của nhà nước đầu tư mọi khoản không phải chi phí bà con chỉ nghỉ rằng mình chỉ cần nuôi con lợn , con gà ,con bò , làm ít nương , rẫy đủ ăn để làm vườn cây liên doanh thì chịu khổ trong 4 năm sẽ có thu nhập sau này . Thế là đất đai ( Một số đã trồng cà phê ) bà con đều nhất trí đưa vào liên kết .Nội dung chủ yếu liên kết là : 02 bên cùng bỏ vốn để đầu tư ( Xây dựng kiến thiết cơ bản ) vườn cây : Bên hộ gia đình bỏ vốn ở các danh mục : Chi phí đi lại , tiền công , chi phí vận chuyển nội đồng , bảo hiểm và bảo hộ lao động . . . đầu tư liên tục , thường xuyên trong 04 năm . Vốn của các bên được tính lãi theo thời điểm đầu tư và lũy kế đến khi vườn cây đưa vào kinh doanh .Vốn của hộ chiếm tỉ lệ là 40 % ( khoảng 40.000.000 Đồng /Ha trong 4 năm .Cụ thể là cà phê trồng năm 1995 chốt vốn ở thời điểm 31-12-1998 ). Công ty đầu tư các danh mục còn lại và vốn tham gia là 60 % .Năm thứ 5 khi vườn cây bước vào kinh doanh các bên tự hạch toán và đầu tư theo danh mục của mình .Sản lượng thu theo năng suất kế hoạch sau khi trừ chi phí trong vụ phần lợi nhuận còn lại được chia theo tỉ lệ công ty 60 % ,Hộ 40 % .Thời gian liên kết là 25 năm kể từ năm trồng mới ,Sau khi hết thời hạn hợp đồng giá trị vườn cây còn lại mỗi bên được hưởng 50 %. Trong những năm 2000 đến 2002 giá cà phê xuống thấp cả công ty và hộ lao đao .Nhiều hộ đã trả lại vườn cây và được công ty mua lại thành vườn cây sở hữu của mình ( Một số vườn cây của cán bộ tỉnh );Năm 2004 giá cà phê vượt qua khủng hoảng , công ty họp đại hội công nhân viên chức ( Làm gì có công nhân ) mà thành phần tuyển chọn đa số là cá nhân nhận lại vườn cây mà công ty thu lại ,hoặc mua lại và giao khoán cho các hộ này .Nội dung chủ yếu là tăng phần nộp cho công ty là 1.000 Kg cà phê quả tươi/ha vụ. Xóa bỏ hợp đồng cũ “ Hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh cà phê “ thay vào hợp đồng mới là “ Hợp đồng giao khoán vườn cà phê “( Coi như vốn vườn cây của hộ không có ) . Nhiều hộ không nhất trí nên sổ HĐ mới vẫn kí ( Nếu không thì công ty không cho làm , đưa người khác vào thay thế ) song sổ HĐ cũ giữ lại .Đến năm 2007 công ty tiến hành bán vườn cây ( Áp lực của các chủ nợ là các tổ chức tín dụng ) cho các hộ .Ai không mua thì bán cho các cá nhân khác có khả năng Hiện nay đã bán hơn 50 % diện tích .Trong việc mua bán này hộ đang làm tiếp tục mua thì phải mua cả phần vườn cây của mình . Hộ không mua , hoặc không chạy đủ tiền đặt cọc thì mất số vốn đã đầu tư của mình trong thời kì XDKTCB.Nhiều hộ mua lại vườn cây của các hộ khác mất luôn cả vốn mua ( Có hộ chưa thu hoạch được vụ nào ) Riêng đồng bào dân tộc có đất , vườn cây đưa vào liên kết thì mất luôn cả đất của mình .Chắc chắn rằng các hộ , bà con dân tộc sẽ đòi lại đất , vốn của mình bởi họ có đủ giấy tờ , hợp đồng có cơ sở pháp lí nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và ở nơi nào .Chúng tôi rất mong báo chí , các cơ quan ngôn luận , quản lí . . . góp tiếng nói của mình đừng để những người nông dân ít , không có điều kiện học hành một nắng hai sương đã , đang và sẽ bị một tổ chức , cá nhân lấy danh nghĩa là công ty sở hữu nhà nước chèn ép , hà hiếp và trấn lột cả tài sản , vốn liếng của mình .Chúng tôi cũng không loại trừ các tổ chức chính trị phản động trong và ngoài nước lợi dụng sự việc trên để lôi kéo , kích động các buôn dân tộc mà có đa số người dân nằm trong trường hợp trên .