Cách phòng trừ rệp sáp hại cà phê?

Xin chào bà con trên diễn đàn Y5cafe,

Vườn cà phê của tôi vài tháng gần đây xuất hiện loại rệp sáp gây hại rất nặng. Ở trong vùng cũng rất nhiều nhà có vườn cà phê bị loại rệp trên phá hoại. Hiện chúng tôi chưa tìm ra cách để phòng trừ loại rệp này.

Nay xin gửi câu hỏi lên diễn đàn mong bà con có kinh nghiệm hướng dẫn cách phòng trừ triệt để loại rệp này.

rep-sap-hai-ca-phe
Cách phòng trừ rệp sáp hại cà phê?

Xin chân thành cám ơn bà con
Nguyễn Văn Hoàn (Krông Nô, Đăk Mil, Đắk Nông)

Nên xem:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Đại ca chùa bộc

    – Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cả về loại Hoạt Chất cũng như tên Thương Mại nhưng xin giới thiệu loại thuốc thông dụng sau:
    + Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl: Thuộc nhóm Lân hữu cơ, có tác đụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi.
    + Hoạt chất Bufroferin: Là thuốc sinh học, tác dụng ức chế sự lột xác của nhóm rầy rệp, mất khả năng sinh sản và trứng không nở được.
    Bà con có thể trộn chung 2 thứ thuốc này để trị rệp. Thông tin các loại thuốc và đối tượng phòng trừ truy cập website: http://www.baovecaytrong.com/danhmuc.php
    Ngoài thuốc, kỹ thuật phun thuốc cho tiếp xúc với rệp cũng tăng hiệu quả.
    Nên phát hiện sớm để trừ rệp vì tác hại thứ cấp là rệp sáp, cũng như rệp vảy xanh, vảy nâu thải đường là thức ăn của nấm Bồ Hóng chúng bám trên lá, quả và cành dẫn tới cây không quang hợp tổng hợp chất hữu cơ làm quả rụng hàng loạt và làm năng suất giảm.

    1. Nông dân nghèo

      Vườn cà phê nhà em 3 năm nay xuất hiện rệp dày đặc mất trắng hết em làm đủ mọi cách nhưng không thể diệt tân gốc được cứ phun thuốc khoảng 20 ngày sau là lại xuất hiện dày đặc như cũ. Em bó tay rồi

      1. Nguyễn Vịnh

        Ra hiệu thuốc BVTV nói đúng tên hoạt chất là người ta bán cho.
        Nên phun 2 lần liên tiếp cách 6-7 ngày mới đạt hiệu quả cao.
        Thân

  2. hoàng long

    Bác chịu khó phun thuốc bi58 đều khắp cây cà phê, sau 7 ngày phun lại lần nữa hết tiệt thôi chỉ có điều phun thuốc hoá học thì hại cho môi trường và người trực tiếp phun thôi. Mong bác thành công.

  3. Hà Phương

    Chào bà con.
    Xin bà con cho tôi hỏi có loại thuốc nào thay thế được bi58 không? bởi tôi luôn dị ứng với loại thuốc này.
    Xin chân thành cám ơn.

    1. bùi hải

      Hiện rất có nhiều loại thuốc hóa học để thay thế bi58 như suprathion, nokah v.v… Ngoài hóa học ra còn có dòng sinh học như “nấm xanh nấm trắng” của công ty Tam Nông.

  4. Phạm Hùng Sơn

    Tôi biết bà con trồng laghim ở Sóc Trăng có thứ này diệt hoàn toàn được rệp sáp: Dùng rễ cây thuốc cá (ta vẫn thường dùng thứ này để đánh cá ấy mà), đập giập, chắt lấy nước cho vào bình xịt lên chỗ có rệp, đảm bảo rệp rụng hết. Thứ này rất an toàn vì tôi thấy họ dùng để xịt trên dưa leo và họ có thể ăn ngay trái dưa leo vừa xịt mà kô việc gì cả. Bạn thử xem sao!

    1. Đại ca chùa bộc

      Sở dĩ như vậy vì rễ Cây Thuốc cá (Dây thuốc cá) có chứa hàm lượng lớn chất Rotenone. Đây là loại chất rất độc cho côn trùng, tôm cá.
      Đó là sử dụng cho diện tích nhỏ thôi, chứ diện tích lớn thì lượng rễ Cây thuốc cá tìm đâu được. Trên thị trường có các loại thuốc có chứa hoạt chất Rotenone như: Dibaroten, Newfatoc, Vironone (rotenone), cũng như kết hợp: Biosun 3EW (Pyrethrins 2.5% + Rotenone 0.5%); Sitto-nin, Dibonin, Ritenon đều chứa Rotenone và Saponin.

      Thông tin thêm: Rotenone và Paraquat (thuốc cỏ cháy) là 2 hoạt chất có thể gây ra bệnh Parkinson (co giật, run). Chất này được nghiên cứu là chất gây ung thư. Đặc biệt, với Paraquat (thuốc cỏ cháy) ở Việt Nam với số lượng kinh khủng nhất, trong khi một số nước liệt nó vào danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng.

      1. Nông dân cà phê

        Cảm ơn bác đã cho biết 1 địa chỉ trang web bảo vệ cây trồng thật là tuyệt vời

      2. PODKWS

        Saponin đây là thuốc cá sử dụng trong ngành nuôi tôm sú.
        Theo em để ít ảnh hưởng đến môi trường, các bác nên làm như sau:
        Sau khi thu hoạch tưới đợt 1, đợt 2: Các bác bỏ phân vô cơ phía dưới và sử dụng vòi phun nhỏ phun trực tiếp lên gốc nơi rệp nhiều khi đó rệp sẽ rơi xuống đất. Đảm bảo năm sau sẽ hết.
        Cách này hơi cực 1 tý nhưng cực kì hiệu quả, em đã làm từ năm 2007.

  5. bui quyet

    Rệp sáp trên cây cà phê rất dễ trị, không cần phải sử dụng thuốc đặc trị mà vẫn hết, tôi đã thử nghiệm nhiều lần. Một bồn 1000l sử dụng 3l thuốc trừ sâu bình thường + với 5l nước rửa chén.

    1. Đại ca chùa bộc

      – Như bác nói cũng đúng nhưng chỉ 1 phần thôi. Đó là các loại thuốc có thể dùng chung được với chất có tính kiềm, còn đa số các loại thuốc sâu bị mất hiệu lực khi pha chung với thuốc có tính kiềm khác, hoặc nước rửa chén và chất rặt. Vì vậy, người ta khuyên nên tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng sau khi phun thuốc.
      – Tác dụng của nước rửa chén với rệp sáp là nhờ tính bao phủ của nó lên toàn bộ rệp, thế nên con rệp không thở được mà chết. Điều này người ta đã tính đến và trộn dầu SK, hoặc chất kết dính trong thuốc trừ sâu.
      – Trừ rệp sáp khó vì nó có lớp phấn bảo vệ nên thuốc không thể tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể. Điều này khi chọn thuốc trừ rệp phải đúng thuốc (thuốc có tính vị động, xông hơi, tiếp xúc và có lưu dẫn nữa thì càng tốt) và khi phun phải đúng cách: tức là phun trực tiếp vào cành, chùm hoa quả nơi rệp hại.

      1. Phạm Hùng Sơn

        Đại ca chùa bộc quả là rất am hiểu về thuốc bảo vệ thực vật. Nhân nói về nước rửa chén, tôi có mẩu chuyện nhỏ này: Tôi có anh bạn, trước có bán thuốc trừ sâu, rệp… Một hôm tôi tới tiệm của cô em vợ anh ta mua thuốc về trị đám rệp sáp đang tàn sát mấy cây kiểng. Tình cờ gặp anh ta tại đó, anh ta ghé tai mách nhỏ: Ông về lấy nước rửa chén xịt lên là nó chết liền à. Tôi hỏi lại: thế sao trước nay ông không chỉ? Anh ta nháy mắt: Hồi đó tôi đang bán thuốc mà chỉ để ăn cám à? Tôi nghe theo về làm thử, quả nhiên hiệu nghiệm: Lũ rệp sáp lăn đùng ra chết hết. Có khi nào gặp hên không ta?

      2. nguyenvan duy

        Xin hỏi nước rửa chén có thể cộng với Bi 58 không; và hai chất trên có ảnh hưởng đến hoa cà phê không; cảm ơn.

  6. Tranvger

    Supracide đâu còn sản xuất nữa anh Hailualamha1979? Nếu anh vẫn yêu thích độ độc của hoạt chất này thì có thể sử dụng Suprathion nhé! Thân!

  7. TI

    Supracide 40Ec chắc chắn là đã không còn sản xuất cách đây 3 năm, nếu còn thì đã hết hạn hoặc là hàng giả. Sprathion 40EC hoạt chất và hàm lượng hoàn toàn giống Spracide 40EC.

  8. Tranvger

    Không thể phủ nhận tính hiệu quả của Sup cho đến khi nó ngưng sản xuất nhưng vì đó là thuốc có độ độc cao (Độc 1). Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đăng ký trị rệp sáp và theo tôi hiện tại thuốc có hoạt chất Chlopyrifos Ethyl (thường phối trộn sẵn với nhóm cypermerthrin) là thuốc có hiệu quả tốt mà giá cả cũng phù hợp với đối tượng rệp sáp. Với rệp sáp anh Nguyễn cường chú ý phun với lượng nước nhiều và phun vào mùa khô khi rệp vừa xuất hiện. Ví dụ bình thường anh phun 5 – 6 phuy 220 lit nước thì trị rệp sáp anh có thể phun lượng nước từ 7 – 8 phuy như vậy rệp sẽ chết nhiều hơn. Thân! Chúc anh thành công.

  9. Lê Thảo My

    Thực ra thì rệp chết là do phun thuốc trừ sâu, còn nước rửa chén có tác dụng là làm trôi mấy cái vảy màu đen trên lá ( là tác nhân làm cho lá không quang hợp được). Em nghe người ta nói vậy đó, không biết có đúng không.

  10. Lê thị Thúy Nga

    Có người nói rệp sáp do kiến tha từ dưới đất lên cây nên chỉ cần diệt kiến thì sẽ không còn rệp nữa? Xin góp ý dùm!

    1. Tranvger

      Đúng là rệp sáp di chuyển cũng có nguyên nhân do kiến tha đi từ vị trí này sang vị trí khác, nhưng rệp sáp dưới gốc và rệp sáp trên cây là hai loại khác nhau. Cho nên kiến tha từ dưới gốc lên cây là có thể ít xảy ra.

  11. Nguyen Khoi

    Diệt rệp sáp trên cây cafe mà dùng thuốc thì rệp mà chết thì hoa và quả cafe cũng đi tong. Vườn cafe nào tưới nước bằng bet (tưới phun mưa) thì rệp sáp không thể sống được, nếu tưới dí bằng tay thì ta độ chế một cái đầu rồng phun nước (làm bằng cái khóa nước khoan 5 lỗ) gắn ở đầu ống, đến cây cafe nào có rệp sáp ta xoay van khóa cho nước bắn mạnh vào rệp sáp làm chúng văng ra khoải cành rớt xuống đất chết rất nhiều. Mấy năm nay tôi tòan áp dụng cách này.
    Đối với rệp sáp ăn rễ tiêu… thì đầu hàng. Nhà tôi mấy năm trồng một hecta tiêu thu hoạch rất nhiều, sau bị rệp sáp dùng đủ loại thuốc rồi thì tiêu cũng chết. Bây giờ thấy người ta dùng thuốc diệt côn trùng (nhúng mùng, mền…) tưới không biết hiệu quả ra sao.

  12. tieuphong

    Diệt rệp sáp không khó lắm ,trước hết ta hiểu được đời sống của nó.
    Rệp sáp có cuộc sống cộng sinh, tự bản thân nó không di chuyển dược, loài kiến mang nó đi kiếm sống bằng cách phá hoại mùa màng của chúng ta, còn thực phẩm của kiến là chất thải của rệp sáp.
    Bạn thúy nga có phần đúng. Bạn Nguyên khôi cũng đúng khi cho rằng dùng thuốc trừ rệp thì hoa cafe cũng hư. Bạn Tranvger cho rằng rệp trên cây và rệp dưới đất khác nhau, Tôi phải quan sát lại .
    Trước đây tôi có sử dụng nhiều loại thuốc trong đó có supracide, nhưng không hiệu quả bằng sử dụng basudin hòa với basa xịt 2 lần cách nhau 7 ngày là hết rệp.
    Riêng về cây tiêu, khi phát hiện rệp ở rễ tiêu thì hòa 15-20ml thuốc Nokaph 20EC cho 10lit nước tưới quanh gốc tiêu, trước khi tưới xới chung quanh cách gốc tiêu khoảng 50cm, bạn sẽ thấy con rệp co thân lại chết ngay. 7 ngày sau tưới lại. Chúc các bạn thành công.

  13. Lê Thị Thúy Nga

    Có ý kiến bảo xịt Bordeaux vừa ngừa nấm bệnh vừa trừ cả rệp sáp? nếu vậy thì quá tốt. Xin góp ý dùm.

  14. VTA2011

    Cho em hỏi các bác ,trừ rệp sáp trước khi cây cà phê nở hoa 1 tháng liệu có ảnh hưởng gì tới việc đậu trái của cây không? Thời điểm trị là khi nào?

    1. phanhiep

      Chào VTA2011, mình tên Hiệp : 0908 240 428.
      Khi phun thuốc trước khi cà phê nở 1 tháng là quá ok, thời­ điểm phun:
      1. Sau thu hoạch cắt cành tạo tán xong phun thuốc trừ rệp sáp, sâu đục thân+ nấm bệnh+dinh dưỡng thiết yếu chủ yếu trung vi lu­o­ng giúp cây cân bằng dinh dưỡng , sức­ khỏe sau 1 vụ mùa, thường thá­ng 12-1.
      2. Phun lần 2 : sau tết khoảng tháng 3-4- đầu tháng 5 lúc trái cà phê tụa­ lấm tấm nhỏ hơn hạt đậu xanh phun lại lần 2, lần này phun thuốc trừ rệp sáp+nâm­+ dưỡng trái non.
      3. Phun thuốc nấm + dưỡng trái hạn chế rụng trái trước cao điểm rụng trái vào mùa mưa­, thường tháng 6-7 đầu tháng 8.
      * Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu , thời­ tiết, sâu bệnh từng thòi­ điểm mà xử lý cho hiệu quả cao.
      ** Tóm lại 1 đồng phòng ho­n­ 10 đồng trị.
      Chúc thành công

  15. Nguyen xuan thai

    Bạn chỉ cần xịt nước cho rệp sáp rơi xuống đất sau đó bạn rắc vôi bột là rệp chết sạch. Không phun bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không rõ bạn đến công ty cà phê Thắng Lợi – Dak Lak tìm hiểu thêm.

  16. Hà Văn Danh

    Để phòng trừ rệp sáp cần phải:

    – Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây thông thoáng.

    – Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

    – Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp.

    – Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp ở trên lá, cành, chùm quả, thân, phần thân giáp với mặt đất và phần rễ trong đất. Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.

    – Trừ rệp sáp trên lá và chùm quả: phun thuốc kỹ ướt đều cây, phun hai lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở.

    •Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC :25-30 ml/ bình 8 lít
    •Cori 23EC: 20 ml/bình 8 lít
    •Mospilan 3EC: 15 ml/bình 8 lít
    •Elsan 50EC: 30 ml/bình 8 lít
    •Applaud 10WP: 20-30 g/bình 8 lít hoặc Applaud 25SC: 8-12 m/ bình 8 lít
    •Dầu khoáng Citrole 96.3EC: 40 ml/bình 8 lít
    – Trừ rệp sáp hại rễ:

    + Oncol 20EC: Pha 50 ml/10 lít nước, tưới vào vùng rễ 4-8 lít dung dịch thuốc cho một gốc tùy theo cây lớn nhỏ. Nếu đất khô, tưới nước một ngày trước khi tưới thuốc để đất có đủ ẩm độ giúp cho thuốc dễ khuếch tán xuống tới vùng rễ bị rệp sáp gây hại.

    + Lorsban 15G: xới quanh gốc sâu 10 cm, rắc thuốc 20-30 g/gốc,sau đó phủ đất và tưới nước cho cây.
    Lưu ý: Nên thường xuyên đổi các loại thuốc trừ rệp khác nhau để cho hiệu quả cao hơn

  17. @khoai@

    Cho em hỏi:
    Vườn cà phê Vối nhà em trồng được 6 năm có hiện tượng: một số cây trong vườn lá chuyển sang màu bạc trắng. Mong các bác giúp em.

    1. phanhiep

      Chào anh,
      Vườn cà phê lá màu bạc trắng nhà anh có mấy vấn đề sau :
      1. Nếu bạc trắng cả lá , bạc cả thịt lá lẫn gân lá cũng bạc không có gân xanh thì trương hợp này do bệnh bạch tạng, không có thuốc trị, chỉ những trường hợp cá biệt trong vườn, nên nhổ bỏ, trồng mới.
      2. Trường hợp thứ 2 có khả năng do thiếu một số yếu tố trung vi lượng như: Ca, Mg, S, Zn, Bo, Cu…., bổ sung cả phân bón gốc để hấp thu lâu dài, nhưng nên phun phân bón lá bổ sung thêm thành phần trung vi lượng thiết yếu giúp cây hấp thụ nhanh chóng. Thường hiện tượng này chỉ diễn ra ở những vườn cà ghép từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 do vết ghép đã liền nhưng những mạch dẫn trung vi lượng chưa thông, nôm na liền xương nhưng chưa liền da nên chậm tổng hợp trung vi lượng đáp ứng cho cây trồng.
      3. Trường hợp thứ 3 rất ít xảy ra là do tuyến trùng rễ vì sao tôi chẩn đón như vậy: tuyến trùng rễ như bà con đã biết khi cây cà phê bị nó sẽ gây vàng lá chứ không bị bạc lá như mô tả anh @khoai@, nên cà phê bị vàng lá do tuyến trùng nếu đào rễ sưng như củ đậu có nốt sần to thì dùng thuốc tuyến trùng xử lý.
      4. Trường hợp 4 là do nấm thối rễ, trường hợp này cũng như trường hợp 3 rất khó xảy ra do nấm thối rễ cây cà phê sẽ biểu hiện vàng lá, rụng lá là chính, trường hợp này càng bón phân NPK càng vàng như bệnh tuyến trùng. Nếu anh kiểm tra rễ tơ bị thối đen, nâu, dễ tuốc đuôi chuột thì xử lý thuốc đặc trị thối rễ.

  18. Chùa bộc

    Chào anh! Anh xem đúng trong trường hợp nào nhà mình
    1. Trước tiên bác kiểm tra rễ, gốc. Nếu bộ rễ bị một số triệu chứng: mục, kém phát triển, có nốt u sưng, rễ bị thối, v.v… thì có thể do tuyến trùng và nấm gây ra.
    – Tiến hành xử lý bằng chế phẩm Trichoderma và phân bón vi sinh để khôi phục.
    – Trong trường hợp bị nặng. Tiến hành nhổ bỏ, xử lý hố => trồng lại.
    2. Thiếu dinh dưỡng như: canxi, lưu huỳnh, sắt, v.v… thì tiến hành phun phân bón lá.
    3. Một số bệnh do vi rút, micoplasma cũng làm lá bạc => cái này nếu nặng có thể cưa ghép cải tạo, hoặc nhổ bỏ.
    4. Do thời tiết: đang trong chế độ che bóng, sau đó không có => bạc lá.

    1. vô vi

      Tôi thấy trình độ kỹ thuật của @đại ca Chùa bộc này rất siêu. Tôi đã đọc được nhiều ý kiến của “đại ca” trên mạng Y5Cafe rất lý thú và bổ ích cho nông dân trồng cà phê. Không hiểu “đại ca” là kỹ sư hay sao và có trồng cà phê không mà lại hiểu tường tận vậy?
      Chỉ hơi tiếc là thật lâu “đại ca” nới xuất hiện, mong anh xuất hiện nhiều hơn trên mạng để giúp nông dân trồng cà phê vượt qua khó khăn với hiểu biết của mình.
      Thân ái chào đại ca.

  19. honam

    Cà phê sáu năm tuổi bạc lá là do thiếu trung lượng và vi lượng nặng, thiếu nhiều nhất là lưu huỳnh. Lúc này cà phê có bộ rễ đang còn yếu mà phải nuôi trái và cành nhiều nên không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng. Hiện tượng này hay xảy ra nhiều với cà phê ghép gốc cà mít hơn cà phê thực sinh, vì cà mít lúc nhỏ có bộ rễ phát triễn chậm. Những lá bạc thường xuất hiện ở đầu cành, thịt lá trắng nhưng gân lá vẫn xanh. Nên tăng cường phun phân bón lá và bón thêm phân SA vào các đợt bón phân gốc!

  20. minh

    Vườn tiêu nhà mình mới trồng nhưng thấy xuất hiện rất nhiều rệp sáp giờ ko biết làm sao để tiêu diệt và ko biết là có bị rệp sáp rễ ko ?

    1. phanhiep

      Chào anh Minh,
      Tiêu bị sâu như rệp sáp là thường gặp. Khi bị rệp sáp anh dùng gốc chlopyryphos ethy là chủ đạo phun qua lá, nếu bị rệp sáp gốc anh nên dùng gốc imidcloprid hay acetamiprid + buprofezin tưới gốc nồng độ 0,1% tức tương ứng 1gr/l. Phối gốc thuốc này cùng phun lên lá cũng được nhưng giảm nồng độ 50% mỗi loại.
      Riêng chia sẻ với bà con gốc Buprofezin sẽ làm ung trứng, chống lột xác đối với một số loại côn trùng, nên mình dùng gốc thuốc này giúp kiểm soát sâu hại lâu hơn.

  21. Huỳnh Tấn Đẳng

    Trị rệp sáp thật sự không khó, nhưng cái khó là mình có kiểm tra thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm hay không, khi phat hiện rệp mới xuất hiện ban hảy bơm thuốc ngay khi rệp mới phát chúng chưa làm thành tổ, hiện nay trên thi trường có nhiều loại thuốc để trị chẳng hạng như thuốc Rầy USA hoặc Roocket

  22. bùi văn lân

    Cách trừ rệp sáp là phun nước cho mạnh vào những đám rệp bám nhiều thì thấy có kết quả, còn xịt nước rửa chén thì là nước Mỹ Hảo, hay là loai nước nào cũng được. xin cám ơn

  23. phanhiep

    Biện pháp như a.Lân kể trên là một giải pháp được nhiều bà con mình dùng nhiều, tôi chỉ khuyến cáo tốt nhất nên mua bám dính sinh học để phun cùng thuốc sâu trừ­ rệp chứ­ không nên mua nướ­c rử­a chén pha xịt. Vì sao tôi đư­a ra khuyến cáo như­ vậy có 2 lý do:

    1. Chất bám dính giá rất rẻ lại pha được nhiều nước, thường pha 1L bám dính/800l nước. Chất bám dính sinh học đã đă­ng kí rõ ràng đượ­c Bộ Nông nghiệp cho phép sử dụng trên cây trồng, liều lượ­ng, nồng độ đã đượ­c kiem tra rồi, nói chung dùng yên tâm.

    2. Đối với nướ­c rử­a chén thành phần phứ­c tạp nên có thể gây ngộ độc cây trồng nếu sử dụng quá liều, không dúng cách vì chưa có khuyến cáo cụ thể, và hơn hết chưa công ty nào đă­ng ký.

    * Cho dù công dụng như nhau đều là tă­ng độ bám dính, tă­ng độ loang trải, loang phủ bề mặ­t tiếp xúc như­ng nên dùng thứ­ gì mình biết chắ­c chắ­n về nó là tốt nhất bà con ah, vi trong canh tác cây trồng sai một ly là ra đi cả vườ­n, nhiều khi là cả cơ­ nghiệp nhà nông mình phải không ah.
    Chúc bà con mình thành công.

  24. ngoc thanh

    Chào cả nhà. Mình đọc diễn đàn của mọi người nói về cách phòng trị rêp sáp. Mình thấy nhiều ý kiến cũng như kinh nghiệm rất hay. Nhưng cho mình hỏi phun thuốc vào mùa khô, có ảnh hưởng đến trái cà phê không, mọi người cho ý kiến nhé. Cảm ơn.

  25. tien ls

    Xin chào các bác! em ở Lạng sơn. Vườn hồng nhà em mấy ngày nay bị rệp sáp trắng hại, nhưng không biết phun loại thuốc nào tiêu diệt toàn bộ rệp được. Bác nào biết chỉ dùm em mua loại thuốc nào và phun kèm với thuốc gì nữa không. Mong các bác giúp và cho em biết giá bán thuốc ạ. Em xin cảm ơn.

  26. nguyễn Đình Nam

    Bác nào tư vấn cho em thuốc xịt rệp sáp, nấm muội đen, xịt thuốc dưỡng cây cùng 1 lần được cho đỡ tốn công. Nếu không thì trị như thế nào thì tốt nhất. Em cảm ơn các bác trước.

  27. nguyễn văn châu

    Các bác cho em hỏi như em ở Thanh Hóa thì mua thuốc bảo vệ thực vật bi 58 ở đâu ạ, giá cả ra sao có bác nào biết chỗ bán thì cho em nuôn địa chỉ và số phone nha, có thì làm ơn gửi qua địa chỉ ” [email protected] ” hay qua số phone 01632949640 nha các bác. Nếu Thanh Hóa không có thì các bác có thể chỉ cho em chỗ khác cũng được, em cần lắm mà chả biết ở đâu bán ạ.

  28. Trân Thị phương

    Vườn cà phê nhà tôi đã 18 năm tuổi, hiện giờ bị vàng lá càng bón phân lại vàng hơn. Cho hỏi bi bệnh gì và cách chữa. Xin cảm ơn

  29. phan cuong

    Mong mọi người giúp đỡ. Cafe nhà mình vừa trồng được bốn tháng nay, giờ có cây được hai cặp cành rồi. Nhưng có cây lại bị chết hoặc bị vàng, nhổ lên thấy rể bị sưng lên một cục. Còn những cây đẹp nhổ lên thấy có cái gì màu trắng bu xung quanh rể. Vậy không biết cafe bị gì mong được giúp đỡ

    1. Nguyễn Vịnh

      Có lẽ do bạn xử lý đất để tái canh chưa tích cực, hợp lý. Dấu hiệu cho thấy đất đã bị nhiễm tuyến trùng, rệp sáp khá nặng. Tạm thời phun phân bón lá, loại có nhiều thành phần để cây lấy lại màu xanh. Sau đó dùng thuốc có hoạt chất carbosulfan dạng bột hay dạng nước để diệt tuyến trùng, rệp sáp đều tốt.
      Thân

  30. Phan van phong

    Rầy rệp xanh ở nhà tôi phát triển rất mạnh. tôi muốn phun thuốc mà trời nắng nóng. Liệu có ảnh hưởng đến quả non không. Các bác cho hỏi cách diệt trừ và lời khuyên luôn. Cảm ơn rất nhiều

  31. Trịnh Văn Ba

    DraGon và DraGon nông, AMITAGE – Trị rệp sáp cực tốt ! Thuốc hay nhưng cách làm phải đúng!
    Đừng lạm dụng

  32. phan bảo

    bác chùa bộc cho em hỏi thuốc nào co thể trị được bệnh rệp sáp hại rễ ca phê chổ em ở là đất đỏ cà phê trồng được khoảng 2-3 năm là bị rệp ăn hết rễ và thối rễ và chết dần bệnh , phát triển mạnh là giữa mùa mưa. cho em hỏi có cách nào trị được bệnh không ah.

  33. trịnh văn ba

    Chào bạn !
    Cách làm đơn giản; hiệu quả nhất là dùng máy bơm nước áp lực cao – xịt vào gốc. Lúc này đất và rệp cùng bung ra -Rệp nổi trên mặt nước , đất trôi
    Buổi chiều cùng ngày dùng thuốc đặc trị xịt hoặc tưới . 5 đến 7 ngày sau – xử lý thuốc 1 lần nữa là ổn . Cách này ! chắc như cua gạch !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

95