Giá cà phê thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 14/4.
Trên thị trường New York, giá cà phê arabica tăng bởi nỗi lo nguồn cung cà phê chất lượng cao sụt giảm trong khi nhu cầu mua của các nhà đầu tư và các nhà rang xay gia tăng.
Đóng cửa phiên, giá cà phê arabica giao tháng 7 tăng 1,45 cent tức 0,5% lên 285,15 cent/lb.
Trên thị trường London, giá cà phê robusta giao tháng 7 giảm 31 USD còn 2.469 USD/tấn. Giá giảm là bởi hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ sau phiên tăng vọt trước đó.
Dù nguồn cung arabica đang có dấu hiệu khởi sắc, với thông in Colombia và Ấn Độ đã tăng xuất khẩu tới hơn 50% trong tháng 3 và Braxin đã bước vào vụ thu hoạch sớm nhưng giá cà phê vẫn tăng vì triển vọng vụ nguồn cung trong dài hạn sẽ yếu, kết hợp với đồng USD yếu.
Đồng tiền của Mỹ hôm qua rơi xuống mức thấp nhất 16 tháng so với các đồng tiền chủ chốt bởi các báo cáo kinh tế kém lạc quan, cộng với khả năng Fed sẽ duy trì lãi suất thấp thêm một thời gian dài. USD yếu hỗ trợ giá hàng hoá tăng.
Trong khi đó nguồn cung cà phê robusta hiện tại dồi dào hơn. Indonesia đang thu hoạch và đã tăng gấp 3 lần khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 so với cách đây 1 năm vì giá cao khuyến khích người dân bán ra.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường robusta rất lạc quan vì tại các vùng trồng cà phê Indonesia liên tục có mưa suốt mấy tháng qua, làm giảm chất lượng cà phê thu hoạch và có thể dẫn đến sản lượng thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Bộ Nông nghiệp Indonesia cho rằng sản lượng cà phê sẽ giảm 25% trong năm nay.
Còn tại Việt Nam, cây cà phê đang trong giai đoạn ra hoa và kết trái, bà con đang thực hiện tưới nước đợt 3 cho cây. Thời tiết đang rất khô và thiếu nước ngầm, nếu không đủ nước cho cây sẽ làm giảm sản lượng. Nhu cầu cà phê thế giới ngày càng tăng trong khi cung giảm sẽ đẩy giá tăng.
Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô hôm nay giảm 600 đồng/kg so với ngày hôm qua, còn 48.300 – 48.400 đồng/kg. Giá cà phê xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ ổn định ở mức trừ lùi 100 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 7 tại London, tức 2.370 USD/tấn, FOB.
Y5Cafe (giacaphe.com)
Giá cafe lên rồi lại xuống làm cho bà con thêm hoang mang không biết bán vào thời điểm nào mới thích hợp. Mà bây giờ có lên bao nhiêu chăng nữa thì cafe trong dân củng không còn bao nhiêu. Người trồng ra được hạt cafe thi thu về chả được bao nhiêu còn những người ngồi không thì được hưởng lợi từ mồ hôi nước mắt của bà con nông dân chúng ta .
Anh HoangViet ơi không ai bắt mình phải bán vào lúc nào cả ! thế thì không thể trách gì “những người ngồi không được” mà nên xem xét lại mình?
Việc mua bán là đương nhiên, nếu làm ra sản phẩm mà không lưu thông mua bán được thì có mà ngồi khóc. Thực sự bà con ND ta quanh năm đầu tắt mặt tối ở ngoài rẫy cà phê chẳng biết gì về thương trường giá cả mà cứ thật thà như đếm ấy. May mắn bây giờ có Anh Thịnh Còi lập cho cái bảng Y5Cafe để có diễn đàn này có cái vui có cái buồn biết được thông tin đa chiều, cũng từ đó bà con mình quyết định bán cà cho đúng lúc đưa lại thành quả lao động cao nhất cho gia đình và bà con cũng đừng quên nhắn tin ủng hộ cho Y5Cafe nhé, Bờm thích nhất là sớm có Ngân hàng cà phê để Bờm giao dịch cho thuận tiện, Bờm cũng là ND làm cà phê đây năm nay thực sự em rất mừng được mùa được giá cả nhà em ai cũng vui mong sao các năm tiếp theo giá cả cứ như thế này là được. Em làm có 04 ha cà phê năm vừa rồi được 19 tấn. Tuy có thiệt thòi như mọi người nhưng cũng đành phải gửi ĐL thôi. Bờm năm nay 30 tuổi chưa vợ, đã mua được nhà ở TP Plei Ku rồi nhưng làm rẩy ở dưới huyện xa lắm. Chúc bà con mạnh khỏe lên diễn đàn cho vui.
Bờm làm cà ở huyện nào? mà đạt vậy!
Bờm ơi trồng cà phê ở huyện nào của Gia Lai mà năng suất cao thế. Chắc ở gần kho đạn phải không? Nổ ghê quá.
Em có tính thật thà nói chuyện vói bà con mà anh Bách lại bảo em nổ, chứ ở chổ em các bác có điều kiện làm năng suất hơn nhiều toàn trên 5 tấn nhân /ha cá biệt có vườn đạt đến 6,2 tấn/ ha. Bọn em làm rẫy cả 1 vùng rông lớn hơn 30 hộ ai nấy đều phơi khô rồi xay thành nhân đem đi nhập. Cuối vụ nhà nào cũng làm một chầu nhậu mời hết bà con anh em trong vùng tới nhậu gọi là “cúng rẩy” hay tổng kết mùa . Cũng từ đó nhà ai được bao nhiêu cà nhân bà con đều công khai cho mọi người biết chả ai giám nói sai 1 kg. Trước trong và sau buổi nhậu bà con có dịp trao đổi với nhau rút kinh nghiệm chăm cho cây cà tốt hơn. Em làm rẫy ở huyện Đak Đoa – Gia Lai. Chắc Anh Bách làm cà phê đường nhựa rồi, hay anh làm cà phê vĩa hè?.
Anh Bờm không nổ đâu bà con ơi. Cháu tuy không biết nhưng cháu suy ra thế này.
Nhà cháu ở Cư Kuin làm cafe liên kết với Vinacafe, nếu không có năng suất thì hỏi bà con mỗi năm riêng nộp sản thuê đất cho công ty gần 1 tấn cà nhân rồi mà mọi sự đầu tư là của nhà cháu 100%. Nếu không được như anh Bờm thì nhà cháu và bà con liên kết cùng chết đói hay sao?
Qua đây cháu cũng xin nói một sự thật là bà con làm cafe kiên kết bị bóc lột quá mức, không biết có ai thấy được điều này không. Muốn biết sự thật xin cứ hỏi bà con làm cafe liên kết là biết cháu nói đúng hay sai.
Bờm thời nay có tài sản nhiều thế thì 70 hoặc hơn nữa mới có vợ được ( càng nhiều tuổi càng nhiều cô tranh nhau đó)
Giá cà cứ lên xuống liên tục, căn cứ vào nguồn nguyên liệu đang thiết hụt. Đây là yếu tố quan trọng nhất, đang quyết định giá cà phê trên thế giới. Dù cho Braxin, Indo bước vào mùa thu hoạch, vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Nó chỉ lung lay khi lượng cà bán ra ồ ạt, mà không thể tụt hẳn. Rõ ràng lượng cà trong dân đã gần cạn. Nhưng nếu bà con nào còn cà thì hãy giữ lại nhé, giá sẽ băng qua mức 50.000đ.
Sao anh không làm như người ta [ngồi không mà hưởng lời] không dễ đâu, anh không nghe nhiều ông ngồi không bể nợ hàng chục tỷ là gì.
Bạn dai ngan nói vậy là không phải rồi bà con mình đã phải 1 nắng 2 sương để làm ra hạt cà phê cực khổ biết bao nhiêu . Vậy tại sao lại không tính toán 1 chút để nâng cao thu nhập của mình.