Sương muối (sương giá) là gì?

Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể.

Sương muối trên cây cà phê

Nên nhớ rằng nó không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.

Xem ra “màu trắng” của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ tiếng trên thế giới, như tiếng Anh “hoar frost”, trong đó “hoar” là “trắng như tóc hoa râm”; tiếng Trung là “bạch sương”, bạch là trắng, tiếng Pháp là “gelée blanche”, “blanche” là trắng. Có nơi cho rằng có 2 loại sương muối: “hoar frost” và “rime”, nhưng với “rime”, không khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng. Sương muối là hiện tượng nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong không khí lạnh, đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối.

Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí <= 4oC (trong lều khí tượng ở độ cao 2m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ  0°C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các vùng đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (không phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.

Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương móc hình thành do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm sương của không khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương móc.

Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0°C hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hòa Bình cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An (Nghệ Tĩnh) cũng có năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ hầu như không có hiện tượng sương muối.

>> Sương giá gây hại cây cà phê

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Y5cafe

    Mời bà con đón đọc để hiểu rõ về hiện tượng sương muối là như thế nào.

    Nếu bà con nào có hình ảnh về hiện tượng sương muối ở Tây Nguyên xin gửi lên Y5cafe để mọi người cùng xem.

    1. Thằng cuội

      Thịnh còi ơi! làm gì ở Tây Nguyên có sương muối mà có hình ảnh. Hay là muốn đánh đố bà con hả?
      Sương muối chưa bao giờ vượt qua đèo Ngang đâu nhé!

  2. việt phú

    Cảm ơn y5 về bài viết này! giờ mới biết sương muối là như thế nào. Cứ tưởng sương muối là phải mặn chứ.

  3. cuba

    ở chỗ cu ba có bán các vi lượng ( bao 25kg ) .
    Bác nào biết cho cuba hỏi có trộn chung bo – kẽm và sun fat đồng với nhau được không ? cuba cảm ơn nhiều !

    1. Phạm Hùng Sơn

      Theo tôi hiểu thì trộn được vì các loại trên đều là muối cả nên không gây ra phản ứng gì (tôi vẫn trộn chung lâu nay). Mà vi lượng gì mà bao 25 kg vậy, chắc là họ trộn 1 ít vi lượng trong đó thôi, còn chủ yếu là phụ gia. Tôi thì mua hóa chất về tự pha chế, mỗi thứ chỉ vài kg thôi.

    2. Tam Nông Phú

      Gửi anh cu ba và bà con nông dân!
      Ngoài các yếu tố đa lượng N.P.K cây cà phê rất cần các yếu tố trung lượng S,Ca, Mg , vi lượng Cu, Zn, Mn, B, M, Cl… Thường thì nguần trung, vi lượng có sẵn trong đất và được bổ sung bằng phân chuồng. Khoa học tiến bộ, năng suất cây trồng tăng cao nguần trung, vi lượng trong đất và phân chuồng không đáp ứng đủ đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà phê.
      Cây trồng nói chung, cây cà phê nói riêng chỉ hấp thụ được trung, vi lượng dưới dạng chelate (phức chất) ví dụ Mg dạng MgSO4, Bo dạng Na2B4O7(Borate)…hoặc dạng ion, chính vì thế nên anh chọn những sản phẩm dùng để làm phân bón trong nông nghiệp.
      Hiện nay trên thị trường bán rât nhiều loại phân trung, vi lượng đóng bao dạng 25kg/bao, nhưng không thể phân biệt được là chất gì trong đó, chỉ có người sản xuất hay người rành rọt thì mới biết được còn người bán và mua thì chỉ nhìn bao bì để phân biệt. Khi đã xác định được các chất thì anh an tâm trộn các chất có cùng gốc So4 với nhau, còn borate nếu anh trộn vào thì phải bón ngay nếu để lâu hỗn hợp trung vi lượng sẽ đổi sang màu nâu tức là phản ứng đang xảy ra. Lượng bón thì tùy thuộc vào từng loại đất và biểu hiện của cây cà phê.
      Chúc anh và bà con mạnh khỏe!

  4. việt phú

    Chào bác Phạm Hùng Sơn ! bác có thể cho công thức pha trộn hóa chất thành phân vi lượng để bà con mình cùng dùng với nào! cảm ơn trước.

  5. Lê Anh Đồng

    Có thể trộn chung BO-KẼM MANHÊ-SẮT với phân trộn lúc bón. Còn sunfát đồng chỉ có tác dụng tốt khi pha với vôi để xịt , vì gốc đồng không nên trộn với các loại khác dể bị phản ứng làm mất tác dụng. Kinh nghiệm của tôi thì trộn mỗi thứ 4kg/ha/năm với phân đơn là SA+KALI bón vào đợt đầu mùa mưa. (ở chổ tôi họ cũng bán loại bao 25 kg ).

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87