Tin buồn

Thị trường hạt tiêu nóng bỏng

Chỉ trong một tuần qua, giá tiêu đen trên thị trường thế giới đã tăng khoảng 8-9%, còn ở thị trường trong nước, giá tiêu đen mua xô đã vọt lên 101.000 đồng/kg.

Thời tiết bất lợi trong vụ thu hoạch, việc khách hàng Trung Quốc tích cực mua hạt tiêu Việt Nam và nguồn cung hạn hẹp từ Brazil, Indonesia và Ấn Độ đang hậu thuẫn giá tiêu tiếp tục đà tăng. Thị trường hạt tiêu thế giới tiếp tục nóng, với giá tăng tại hầu hết các nước sản xuất.

Chỉ trong một tuần qua, giá tiêu đen trên thị trường thế giới đã tăng khoảng 8-9%. Mưa trái mùa ở Ấn Độ trong giai đoạn tháng 10-12/2010 chắc chắn sẽ làm giảm sản lượng năm nay.

Trên thị trường nội địa Ấn Độ, giá tiêu hiện lên tới 3 đô la/kg. Giá tiêu xuất khẩu lên tới 5.375 đô la/tấn.

Về phía người mua, nhiều khách hàng có tâm lý hoãn mua. Họ hy vọng giá sẽ giảm khi Việt Nam thu hoạch rộ. Song giá tiêu Việt Nam gần đây liên tục tăng.

Hiện giá tiêu ở Việt Nam vượt qua mức 100.000 đồng/kg. Giá tiêu đen xuất khẩu tăng 10% lên 4.550 đô la/tấn (500g/l) và 4.950 USD/tấn (550g/l), (FOB).

Tại Brazil, giá tiêu đen trong nước vững ở 7,75 real/kg. Tính theo đô la thì giá tăng 1%, với loại ASTA tăng từ 5.250 đô la/tấn lên 5.500 đô la/tấn.

Tổng tiêu thụ hạt tiêu của thế giới năm ngoái là 320.000 tấn, nhu cầu gia tăng hàng năm bình quân 5%. Như vậy tổng cầu của thế giới năm nay sẽ vào khoảng 335.000 tấn. Nhưng sản lượng hạt tiêu thế giới năm nay dự báo chỉ đạt 257.000 tấn, sụt giảm 33.700 tấn so với ngoái. Số lượng dự trữ gối vụ còn được 40.000 tấn, nâng tổng cung năm nay lên 297.000 tấn.

Tính chung thế giới còn thiếu hụt 38.000 tấn. Cung cầu mất cân đối là lý do làm cho từ đầu vụ năm ngoái đến nay giá hạt tiêu thế giới tăng trưởng liên tục.

Tổ chức hồ tiêu quốc tế (IPC) dự kiến, sản lượng Ấn Độ năm nay chỉ ở mức 48.000 tấn, giảm 2.000 tấn so với vụ trước. Sản lượng Brazil, Indonesia cũng giảm nhẹ còn sản lượng Trung Quốc năm nay vẫn không đổi. Trong khi đó, sản lượng hạt tiêu của các nước sản xuất lớn, ngoại trừ Việt Nam, đều giảm sút nghiêm trọng.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Chuyên gia đầu bếp

    He he he!
    Tổ chức hồ tiêu quốc tế (IPC) dự kiến, sản lượng Ấn Độ … giảm…. Brazil, Indonesia cũng giảm nhẹ… còn… Trung Quốc…không đổi. Trong khi đó,… các nước…, ngoại trừ Việt Nam, đều giảm sút nghiêm trọng.
    Điên!

  2. Người bên lề

    -Bài này là xào lại bài ” thị trường hạt tiêu thế giới vẫn nóng do nguồn cung” của Vinanet.
    -Cả hai bài đều sử dụng 2 đoạn phân tích và nhận định liền nhau cụ thể trong bài “giá hạt tiêu tăng cao, chạm mốc…” của Anh Văn đăng trên CafeF mà chính Y5Cafe đã đăng rồi : https://giacaphe.com/12503/gia-hat-tieu-tang-cao-cham-moc-100-000-dongkg.html
    Đoạn 1. Được biết, tổng tiêu thụ hạt tiêu của thế giới năm ngoái là 320.000 tấn, nhu cầu gia tăng hàng năm bình quân 5% . Như vậy tổng cầu của thế giới năm nay sẽ vào khoảng 335.000 tấn. Nhưng sản lượng hạt tiêu thế giới năm nay dự báo chỉ đạt 257.000 tấn, sụt giảm 33.700 tấn so với ngoái. Số lượng dự trữ gối vụ còn được 40.000 tấn, nâng tổng cung năm nay lên 297.000 tấn. Tính chung thế giới còn thiếu hụt 38.000 tấn. Cung cầu mất cân đối là lý do làm cho từ đầu vụ năm ngoái đến nay giá hạt tiêu thế giới tăng trưởng liên tục.
    Đoạn 2. Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự kiến, sản lượng Ấn Độ năm nay chỉ ở mức 48.000 tấn, giảm 2.000 tấn so với vụ trước. Sản lượng Brazil, Indonesia cũng giảm nhẹ còn sản lượng Trung Quốc năm nay vẫn không đổi. Trong khi đó, theo Reuters, sản lượng hạt tiêu của các nước sản xuất lớn, ngoại trừ Việt Nam, đều giảm sút nghiêm trọng.
    Tuy nhiên, ở đoạn 2 của bạn Anh Văn bị xào mất cụm từ “theo Reuters” nên 2 ý còn lại trong đoạn trở nên mâu thuẫn nhau đúng như Chuyên gia đầu bếp phát hiện (tỉnh táo chứ đâu có điên).
    Tôi chỉ phản ánh sự thật, không nuốn bình luận!

  3. arabica

    Cẩn thận khi dùng lấy tin của Vinanet. Thực ra bài này và bài ”thị trường hạt tiêu thế giới vẫn nóng do nguồn cung” của Vinanet mà chính Y5 đã đăng là 1 mà không hiểu sao BBT lại đăng lại lần thứ 2, cùng 1 nội dung, cùng 1 nguồn, y chang nhau, hình như bài này có bỏ bớt vài đoạn.

  4. huy phutho

    Đọc báo thấy nói tiêu trắng có giá cao hơn tiêu đen. Mình không biết có giống tiêu như vậy hay do chế biến. Nhờ y5 và bà con ai biết chỉ dùm. Xin cảm ơn.

  5. Nguyễn Vịnh

    BBT đã trao đổi, tham khảo ý kiến với tác giả Anh Văn để trả lời thắc mắc của bạn huy phutho và bà con như sau :
    -Tiêu trắng : Hái lúc quả đã chín hay nhặt riêng những quả chín đỏ, chà xát và đưa qua nước rửa trôi để loại bỏ vỏ, chỉ còn lại nhân (nên còn gọi là tiêu sọ) có màu trắng ngà (loại tiêu trắng xám có cách chế biến khác nữa, phổ biến hơn nhưng chất lượng không cao bằng, chủ yếu dành cho xuất khẩu). Tiêu trắng cay hơn vì quả đã chín nhưng ít thơm hơn vì tinh dầu ở lớp vỏ đã bị loại. Giá tiêu trắng hiện nay khoảng 125-130.000 đồng/kg, trắng ngà 140.000 đồng/kg.
    -Tiêu đỏ : còn gọi là tiêu đặc sản, số lượng không nhiều. Được hái khi quả đã chín, đưa đi ủ theo cách thức đặc biệt để giữ lại màu đỏ, để nguyên vỏ nên vừa cay lại thơm hơn tiêu trắng. Có giá thường đắc gấp 3-4 lần tiêu đen. Giá tiêu đỏ hiện nay khoảng 165-170.000 đồng/kg.
    Ở Việt Nam trước đây chỉ có ở Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu. Nay có thêm vùng tiêu Chư Sê, Gia Lai vài năm trở lại đây cũng đã sản xuất tiêu đỏ (không biết nhà chuotdong có làm tiêu đỏ không?)
    Xin trao đổi với bạn Tiêu sọ luôn : Các bài báo đưa tin có lẻ do người viết nhầm lẫn với giá tiêu trắng chăng.

  6. Tiêu sọ

    Chú Vịnh cho hỏi. Tiêu xuất khẩu được phân loại như thế nào? có phức tạp với nhà vườn không vậy?
    Xin cám ơn chú.

  7. chuotdong

    Thân gửi những bà con chưa có kinh nghiệm muốn trồng tiêu vào cây chắn gió vườn cà phê.
    Chuotdong chỉ làm tiêu đen, mới chuyển đổi cây trồng nên năng suất chưa nhiều (Tổng thu chưa được 3 tấn/800 nọc, kể cả tiêu bói). Thấy tiêu có giá, rớt cà có tiêu và ngược lại nên chuot tranh thủ đi học thêm kinh nghiệm và cùng chia sẻ với bà con.
    Năm nay chuot dồn vốn đầu tư đủ 4000 nọc (cả mới và cũ) chỉ để lại 4000 cây cà phê. chuot tính trồng xen canh nhưng theo cách của chuot đã tâm sự trên diễn đàn chứ ko trồng lung tung theo kiểu tận dụng.
    Đầu tư tiêu tất nhiên cần nhiều vốn nhưng biết cách làm thì ít vốn cũng vượt qua.
    Ai nhiều vốn đúc cột bê tông (120.000đ/trụ) cho tiêu leo mấy năm đầu rồi trồng cây sưa hoặc cây trôm, cây muồng bên cạnh. Ai ko có vốn ngay lúc này chịu khó ươm trụ tiêu với tự chọn các loại cây trên. Trụ tạm có thể tận dụng gốc cà phê hoặc thân cây khác, chỉ cần tuổi thọ trụ tạm 2 năm đầu khi nọc sống chưa phát triển kịp.
    Về tiêu giống tất nhiên phải lựa chọn. Tốt nhất là cắt giống từ nọc tiêu 2 đến 3 tuổi, dây tiêu làm giống màu xanh còn dây tiêu xỉn màu nâu là nhiều tuổi khó phát triển lắm.
    Tiêu nên chọn giống VĨNH LINH năng suất hơn mấy loại tiêu khác. Chuot ko trồng tiêu sẻ hay Lộc Ninh nhưng vừa rồi ghé nhà vườn tìm hiểu thì cũng dễ phân biệt. Hai giống tiêu kể trên lá nhỏ, vàng, sai quả nhưng bông ngắn. Đặc thù tiêu VĨNH LINH lá to hơn và rất xanh (chú ý tiêu trâu cũng thế nhưng bây giờ họ ít trồng vì thưa qủa). Bà con ta ai có kinh nghiệm bổ sung thêm.

  8. Cafe Vối

    Tôi có đọc một bài nói về kinh nghiệm chế biến các loại tiêu trên SGT mà vẫn chưa rõ và thấy khác với kinh nghiệm chú Vịnh viết trên kia, chú Vịnh có thể nói rõ hơn không? Cám ơn chú nhiều!.

    1. Người bên lề

      Bạn Cafe Vối tìm hiểu cách chế biến hạt tiêu hiện nay, theo tôi, bạn cần phân biệt chính xác 2 loại tiêu trắng:
      1 Tiêu trắng (xám) có cách chế biến nhờ công cụ máy móc nên sản xuất nhiều hơn.
      2. Tiêu trắng (ngà) chế biến hoàn toàn bằng thủ công nên không nhiều, có nơi vẫn coi là đặc sản.
      Còn tiêu đen, tiêu đỏ thì như đã rõ.

      1. anly

        Ở Phú Quốc, Tiêu trắng được làm từ nhiều cách. Ngày xửa ngày xưa, loại tiêu có giá cao nhất chính là tiêu trắng nhưng không phải như tiêu trắng hiện nay bày bán đầy ở chợ đâu. Tiêu trắng ngày xưa có được là do chim ăn, sau đó… (giống cà phê chồn vậy đó). Người ta nói loại tiêu đó có thể làm thuốc gì đó. Nhưng giờ kinh tế thị trường, người ta dùng phương pháp công nghiệp lấy tiêu chín, đem ngâm nước 6-7 ngày gì đó để cho lớp vỏ ngoài mục đi thì chà bỏ lớp vỏ, giá cũng được nhưng mà hơi cực. Nếu tiêu đem ngâm là tiêu chín thì sau khi chà bỏ vỏ sẽ có màu trắng, còn nếu là tiêu cội (tiêu đen) thì không trắng bằng => giá thấp hơn.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85