Tiêu thụ
Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2008/2009 khoảng 1,06 triệu bao (tương đương 64 triệu tấn cà phê hạt tươi), chỉ chiếm 5,9% tổng sản lượng cà phê của cả nước. USDA cũng đã điều chỉnh dự báo về tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2009/2010 từ 1,1 triệu lên 1,2 triệu bao (tương đương 72 triệu tấn cà phê hạt tươi), tăng 13% so với niên vụ trước và chiếm 6,7% tổng sản lượng cả phê của cả nước. Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2010/2011 khoảng 1,26 triệu bao (tương đương 75,6 triệu tấn), tăng 5% so với niên vụ 2009/2010.
Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do kết quả tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, Tea Leaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với các nỗ lực marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà phát triển mạnh. Tuy nhiên, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê theo đầu người tại nước ta vẫn chỉ dừng ở mức 0,83 kg, thấp hơn nhiều so với Brazil (5,2kg/người), EU (4,83kg/người) và Hoa Kỳ (4,13kg/người).
Tiêu thụ cà phê tại nước ta từ năm 2005 đến năm 2014 (đơn vị: nghìn bao)
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009* | 2010** | 2011** | 2012** | 2013** | 2014** | |
Tiêu thụ cà phê | 618 | 687 | 858 | 900 | 1,064 | 1,101 | 1,189 | 1,292 | 1,420 | 1,556 |
2009 = 2008-09; Nguồn: USDA, Vicofa, BMI. (*: ước tính; **: dự báo)
Thương mại
Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2008/2009
Theo số liệu thương mại, niên vụ 2008/2009, Việt Nam xuất khẩu khoảng 16,3 triệu bao cà phê (tương đương 977 triệu tấn). Giá cà phê toàn cầu giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta giảm 25% so với niên vụ trước. Hoa Kỳ vẫn là thị trường đứng thứ 2 (sau Đức) về nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch. Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng nhỏ cà phê rang và cà phê 3-trong-1 sang Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch khoảng 193 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Thời gian | 2007/2008 | 2008/2009 | 2009/2010 | % thay đổi 09/10 so với 08/09 |
||||
Khối lượng (triệu tấn) |
Giá trị (Triệu USD) |
Khối lượng (triệu tấn) |
Giá trị (Triệu USD) |
Khối lượng (triệu tấn) |
Giá trị (Triệu USD) |
Khối lượng | Giá trị | |
Tháng 10 | 41 | 73 | 34 | 60 | 52 | 74 | 53% | 23,30% |
Tháng 11 | 70 | 121 | 63 | 106 | 70 | 100 | 11% | -5.70% |
Tháng 12 | 110 | 192 | 159 | 262 | 114 | 160 | -28% | -39% |
Tháng 1 | 171 | 309 | 118 | 182 | 112 | 158 | -5,10% | -13,20% |
Tháng 2 | 77 | 156 | 119 | 181 | 64 | 92 | -46,20% | -49,20% |
Tháng 3 | 97 | 218 | 110 | 158 | 104 | 142 | -5,50% | -10,10% |
Tổng 6 tháng | 566 | 1069 | 603 | 949 | 516 | 726 | -14,40% | -23,50% |
Tháng 4 | 78 | 171 | 103 | 149 | ||||
Tháng 5 | 73 | 162 | 69 | 100 | ||||
Tháng 6 | 96 | 213 | 64 | 93 | ||||
Tháng 7 | 65 | 147 | 44 | 63 | ||||
Tháng 8 | 49 | 110 | 49 | 70 | ||||
Tháng 9 | 50 | 110 | 45 | 65 | ||||
Tổng cộng | 977 | 1,982 | 977 | 1,489 |
Nguồn: Vicofa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009/2010
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 khoảng 16,67 triệu bao (tương đương 1 triệu tấn). Theo bảng 4, 6 tháng đầu niên vụ, nước ta xuất khẩu được 8,58 triệu bao (tương đương 515 triệu tấn), giảm 14,4% so với cùng kỳ niên vụ trước. Về giá trị, tổng xuất khẩu khoảng 726 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ do giá cà phê thế giới giảm mạnh.
Nước ta hiện xuất khẩu cà phê sang 90 thị trường, trong đó 16 thị trường đứng đầu chiếm khoảng 79% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu niên vụ (xem bảng 5). Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan nước ta 6 tháng đầu niên vụ 2009/2010 là 343 triệu USD.
Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê tươi, cà phê rang và cà phê hòa tan. Theo số liệu thương mại, niên vụ 2008/2009, tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê tươi (gồm cà phê Robusta và Arabica) là 92.000 bao (tương đương 5,5 triệu tấn) trị giá 6 triệu USD, tăng 41% so với niên vụ trước. Phần lớn lượng cà phê nhập khẩu có xuất xừ từ Lào được dùng để chế biến hoặc tái xuất.
Bảng 5: Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 06/07 đến 09/10
Thứ tự | Thị trường | 2006/2007 | 2007/2008 | 2008/2009 | 2009/2010* (Tháng 10 – tháng 3) | ||||
Khối lượng(triệu tấn) | Giá trị(nghin USD) | Khối lượng(triệu tấn) | Giá trị(nghin USD) | Khối lượng(triệu tấn) | Giá trị(nghin USD) | Khối lượng(triệu tấn) | Giá trị(nghin USD) | ||
1 | Đức | 249 | 408.995 | 174 | 373.024 | 165 | 292.418 | 81 | 116.008 |
2 | Hoa Kỳ | 193 | 291.914 | 158 | 317.572 | 157 | 243.084 | 74 | 116.455 |
3 | Tây Ban Nha | 100 | 159.715 | 100 | 221.092 | 88 | 154.426 | 34 | 46.077 |
4 | Italy | 79 | 130.174 | 80 | 171.176 | 83 | 163.948 | 34 | 47.265 |
5 | Bỉ | 20 | 33.562 | 61 | 144.529 | 44 | 87.251 | 25 | 34.428 |
6 | Nhật Bản | 35 | 57.532 | 44 | 99.789 | 50 | 86.768 | 25 | 38.935 |
7 | Hàn Quốc | 40 | 59.849 | 44 | 90.875 | 39 | 72.551 | 15 | 20.977 |
8 | Pháp | 44 | 72.589 | 37 | 79.558 | 37 | 66.545 | 7 | 9.633 |
9 | Algeria | 24 | 43.948 | 28 | 69.386 | 29 | 56.667 | 12 | 16.900 |
10 | Anh | 40 | 55.922 | 29 | 53.587 | 25 | 45.698 | 19 | 24.640 |
11 | Nga | 26 | 43.711 | 23 | 51.237 | 20 | 38.221 | 15 | 19.620 |
12 | Malaysia | 26 | 42.490 | 21 | 45.778 | 20 | 34.754 | 9 | 12.787 |
13 | Trung Quốc | 16 | 24.227 | 14 | 28.730 | 16 | 29.457 | 9 | 12.496 |
14 | Indonesia | 45 | 68.370 | 3 | 6.371 | 4 | 5.569 | 19 | 25.725 |
15 | Philippin | 17 | 27.590 | 10 | 19.996 | 13 | 19.660 | 9 | 11.198 |
16 | Thụy Sĩ | 10 | 16.857 | 10 | 23.149 | 9 | 18.047 | 18 | 23.245 |
Tổng | 964 | 1.537.445 | 836 | 1.795.849 | 799 | 1.415.064 | 405 | 576.389 |
Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam