Giới thiệu công nghệ đánh bóng Cà phê (Coffee Polisher)

Nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các tạp chất, chất dơ bẩn dính vào lớp ngoài (vỏ lụa) của hạt cà phê, tăng khả năng chấp nhận trong quá trình thử nếm đối với người mua cũng như tạo sự bóng bắt mắt đối với hạt cà phê, cách đây từ rất lâu, những nhà xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi loại cà phê đánh bóng.

Nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các tạp chất, chất dơ bẩn dính vào lớp ngoài (vỏ lụa) của hạt cà phê, tăng khả năng chấp nhận trong quá trình thử nếm đối với người mua cũng như tạo sự bóng bắt mắt đối với hạt cà phê, cách đây từ rất lâu, những nhà xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi loại cà phê đánh bóng.

Cho dù được thiết kế như thế nào thì nguyên lý đánh bóng hạt cà phê từ trước đến nay vẫn chưa hề thay đổi, đó là làm cho những hạt cà phê cọ xát với cấu trúc tổ ong bên trong máy, với bảng dao bằng thép gắn hai bên. Trong suốt quá trình xoay tròn và chạy từ đầu nạp vào cho đến đầu ra, cà phê phải cọ xát vào những thiết bị sắt thép này làm tróc đi lớp vỏ lụa đồng thời sự cọ xát cũng làm cà phê bóng lên.

Máy đánh bóng cà phê
Máy đánh bóng và làm nguội hoạt động trong một nhà máy

Sự cọ xát cưỡng bức theo cách này khiến cho tỷ lệ cà phê bị vỡ tăng lên khá cao sau đánh bóng cho nên những máy đánh bóng theo phương pháp khô này dần dần bị loại bỏ, nhất là khi khách mua yêu cầu độ đánh bóng phải đạt trên 90%, phải đánh bóng hai lần mới đạt đến mức này và tất nhiên là tỷ lệ vỡ (khoảng 4-5%) tăng lên khiến cho độ hao hụt cũng tăng lên theo (khoảng 2-3%).

Trên thế giới sau đó cũng đã có những nhà sản xuất phát triển máy đánh bóng ướt giải quyết thỏa đáng các nhược điểm nêu trên tuy nhiên lại phát sinh các vấn đề mới đó là vì công nghệ này phải cho cà phê “tắm” với nước trước để dàng tróc lớp vỏ lụa ra, sau đó mới đánh bóng cho nên lượng nước thải ra môi trường khiến cho các nhà sản xuất phải đối mặt với các cơ quan bảo vệ môi trường và nhân dân sống quanh vùng than phiền, đó là chưa nói phải bỏ ra một năng lượng và nhiên liệu khá lớn để sấy lại cà phê đã tắm nước.

Một dòng máy khác theo công nghệ của Đức phát triển đồng thời với máy đánh bóng ướt nhưng sử dụng công nghệ phun sương trước khi đưa vào đánh bóng có vẻ như là đã giải quyết được những điểm nhược của hai dòng vừa kể, tuy nhiên với cách làm khá đơn giản là cho cà phê vào một cái thùng sau đó hệ thống tự động phun sương sẽ hoạt động và cà phê được quậy tròn mãi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ trong một thùng lưới, cà phê cọ xát vào nhau, và cọ vào những cánh quậy cũng làm cho bóng lên, nhưng cách này cũng có một điểm nhược đó là tốn năng lượng khá lớn nhưng năng suất thì chỉ khoảng 500kg/giờ với độ hao hụt khoảng 2% và vỡ tăng thêm khoảng 2,5%. Nhìn vào thùng bụi bị thải ra, chúng ta có thể thấy rất nhiều cà phê vỡ mẻ nhỏ lẫn vào trong đó.

Bên cạnh đó phải kể đến những cố gắng của nhiều nhà công nghệ chế tạo thiết bị máy cà phê trong nước đã ứng dụng những tiến bộ trong những ngành khác vào công nghệ đánh bóng cà phê như máy đánh bóng sử dụng cước sắt kết hợp phun sương trước khi đánh bóng, nhưng tỷ lệ vỡ cũng quá cao và năng lượng sử dụng quá lớn, khoảng 100kw cho công suất khoảng 800kg/h và thường xuyên phải thay cước đánh.

ca-phe-danh-bong
Hạt cà phê sau khi đánh bóng và đang được làm nguội

Một sự cố gắng nhằm có thể tạo ra được một dòng máy làm sao khắc phục được tất cả những khuyết điểm kể trên nhiều khi tưởng chừng như đã bỏ cuộc, nhưng với sự kiên trì cũng như kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chế biến cà phê, sau 3 năm thử nghiệm và cải tiến từ năm 2002 đến 2005 đến nay chúng tôi tự hào đã thành công và mang đến cho những nhà chế biến cà phê Việt Nam cũng như một số Công ty của nước ngoài có nhà máy tại Việt Nam góp phần vào một loại cà phê có chất lượng cao đến với nhiều nước khách hàng khó tính trên thế giới.

Máy sử dụng bơm cao áp vừa phun sương vừa đánh bóng liên tục, theo nguyên lý thúc đẩy các hạt cà phê tự cọ xát vào nhau để làm bóng, không tổ ong hay dao gắn bên trong máy, không nước thải, không sấy lại và đặc biệt là tỷ lệ hao hụt cực thấp chì ở mức 1,1-1,2% thoát ra trong thùng chứa bụi và vỏ lụa, tỷ lệ vỡ gia tăng sau đánh bóng chỉ ở mức 0,2-0,4%, điện tiêu thụ tổng cộng ở mức 30kw/h năng suất máy đạt 750kg-800kg/giờ. Cùng với máy làm nguội tức thời cho nên không làm cho cà phê đổi màu hay bị bạc đi sau một thời gian dài lưu kho.

Máy được điều khiển bằng màn hình cảm ứng (Touch Screen) và hệ thống PLC điều khiển tự động quy trình khởi động và dừng máy rất dễ dàng vận hành đối với công nhân.

Bài viết được cung cấp bởi công ty Cơ Khí – Cơ Điện Cà Phê Viết Hiền

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    1. dung_thomrau

      Xin hỏi bạn muốn mua nhiều không?.mình ưuchỉ là sinh viên hoc trong sài gòn còn nhà mình ở Gia lai, nhà ba mẹ mình trồng cà phê và xạc nhân để bán, không biết bạn muốn mua rang thưởng thức cho vui hay để bán và số lượng là bao nhiêu, nếu có nhu cầu liên hệ mail mình thử mình có giúp gì được bạn không nhé mail mình nè [email protected], nhà mình trồng cà phê chất lượng cao lắm không có hái non như mấy nhà khác.Để lại cho bạn ít gởi xe vô chắc cũng không sao nhỉ. Thân

  1. noname

    Dear quí công ty Viết Hiền,

    Lâu nay mình cũng hay lên trang Web này để đọc các thông tin liên quan đến cà phê trong nước và thế giới, mình thấy thời gian gần đây công ty Viết Hiền cũng đã đóng góp rất nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề từ thu hoạch cho đến thị trường bán buôn, và luôn cả lĩnh vực chế biến cà phê( từ trung ương đến địa phương :-) )… rất hữu ích và thiết thực với bà con làm cà phê. Xin cám ơn Công ty Viết Hiền.

    Hôm nay lại thấy bài viết viết về công nghệ đánh bóng cà phê thấy cũng rất thú vị. Như vậy có thể nói đến bây giờ, theo như nội dung bài viết của quí công ty thì máy đánh bóng Viết Hiền đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam? Vậy thêm một điều thú vị nữa bà con ạ!

    Liên quan đến chất lượng cà phê đánh bóng, mình có một số thắc mắc nhờ quí công ty tư vấn hoặc giải đáp giúp nhé.

    1. Công nghệ này mình gọi là đánh bóng ướt hay đánh bóng khô phun sương? cà phê sau khi vừa ra khỏi máy chưa qua làm nguội thì nhiệt độ khoảng bao nhiêu?
    2. Nếu khách hàng muốn mua hàng đánh bóng ướt( đánh bóng kiểu tắm nước) thì mua bây giờ mua ở đâu? có gì khác biệt giữa hai loại hàng này?
    3. Độ bóng sau khi đánh bóng của máy Viết Hiền đạt bao nhiêu %? mình có thể điều chỉnh độ bóng theo yêu cầu hay không? trên máy có công cụ hay thết bị nào để kiểm soát việc này không( ví dụ muốn độ bóng 85% hay trên 90% thì điều chỉnh thiết bị đó như thế nào? và cà phê vẫn đảm bảo được độ bóng đồng đều).
    4. Nếu đánh bóng như vậy mà phun sương vào thì chắc chắc một phần vỏ lụa bong ra gặp nước sẽ dính lại hạt cà phê. Khi đó hạt cà phê sẽ nhìn không sạch. Hoặc lớp vỏ lụa này sẽ dính vào khe của hạt cà phê, sau này sẽ bong ra thành bụi. Khi đó sờ vào hạt cà phê sẽ nham nhám, không sạch.
    5. Bao lâu mới vệ sinh máy một lần? việc vệ sinh có phức tạp gì không? có phải tháo ráp trong máy gì nhiều không?
    6. Tuổi thọ của máy được bao lâu? Ý mình là máy sẽ đánh được khoảng bao nhiêu tấn cà phê thì xuống cấp? Sau đó sẽ sửa chữa/bảo trì như thế nào?
    7. Phụ tùng thay thế có rẻ không?
    8. Vân vân và vân vân.

    Nói chung là mình nghĩ đến đâu thì ghi ra đến đó, mong bà con đừng cười với vốn kiến thức hạn hẹp của mình.

    Rất mong nhận được hồi âm từ quí công ty.

    Chúc quí công ty thành đạt.

  2. Viết Hiền

    Xin chào bạn Noname,
    Xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm đến thiết bị của chúng tôi cũng như đã chú ý đến những bài viết mà chúng tôi muốn đóng góp với diễn đàn Y5Cafe theo hiểu biết chừng mực của mình trong lĩnh vực có nhiều sóng gió mà thú vị này.
    Thật sự thì chúng tôi chưa bao giờ có suy nghĩ rằng thiết bị của mình “chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam” cả, bởi chưa chắc hàng hóa đạt nhiều yêu cầu mà đã được người mua chấp nhận vì điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Qua bài viết, trước hết chúng tôi muốn giới thiệu những thiết bị tham gia vào việc nâng cao chất lượng hạt cà phê theo nhu cầu của khách hàng mà trong đó có máy đánh bóng, sau nữa cũng là một cách để giới thiệu đến những tính năng khả dĩ khắc phục được những nhược điểm của đời máy trước. Chúng tôi chắc rằng một ngày nào đó sẽ có những đời máy sau của những người yêu thích ngành cà phê chế tạo ra vượt trội loại máy của chúng tôi hiện nay, và chúng tôi xem đây là mặt tích cực của tính cạnh tranh.
    Dưới đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn:
    1) Công nghệ này vẫn được gọi là đánh bóng ướt, bởi vì vẫn phải sử dụng đến nước và màu sắc cà phê theo công nghệ này màu sắc vẫn khác hẳn đánh bóng khô và cũng khác đánh bóng tắm nước.
    2) Nếu muốn mua máy đánh bóng tắm ướt thì chúng tôi cũng sẽ chế tạo theo yêu cầu của khách hàng, hoặc Noname có thể mua lại máy đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng của một số công ty không có nhu cầu sử dụng nữa, nếu bạn thực sự quan tâm xin liên hệ với chúng tôi để chúng tôi giới thiệu bạn đến gặp trực tiếp những công ty đang muốn bán những máy này. Sự khác biệt giữa hai loại hàng này là màu sắc và thời gian giữ cho không bị bạc màu sau thời gian đánh bóng, máy đánh bóng tắm nước thì đánh tróc hết vỏ lụa gần như 100% trong khi đó máy đánh bóng phun sương chỉ đạt tối đa là 95%.
    3) Độ bóng của máy Viết Hiền đạt được mức tối đa là 95% (theo biên bản nghiệm thu của khách hàng) lẽ dĩ nhiên máy có khả năng đánh bóng được theo yêu cầu dưới mức này mà không làm thay đổi tính đồng nhất về màu sắc (không có trường hợp cái thì quá tệ cái thì quá bóng). Điều này vẫn thường được khách hàng yêu cầu vì có những hợp đồng bán yêu cầu mức bóng dưới 90%.
    4) Nếu mà máy đánh bóng có những hiện tượng như Noname nêu là vỏ lụa bong ra gặp nước dính ngược vào hoặc dính vào khe như vậy thì chắc chắn sẽ bị khách hàng từ chối ngay, tính độc đáo của máy đánh bóng ướt hay phun sương là ở chỗ đó, một nhà sản xuất thiết bị đánh bóng nghiêm túc và kinh nghiệm không bao giờ để phạm sai lầm này mà khách hàng mua máy cũng không dễ phạm sai lầm này đâu bạn à. Xin nói thêm với bạn những khách hàng mua máy đánh bóng là những nhà chế biến đầy kinh nghiệm và có uy tín rất lớn đối với sản phẩm của mình.
    5) Chỉ cần vệ sinh bên ngoài của máy khi bạn cảm thấy dơ chứ không cần vệ sinh bên trong, hoặc thỉnh thoảng tháo nắp ở vis tải nạp để lấy dây nylon hay day bao đay ra nếu cà phê đầu nạp không được sạch lắm. Điều này không phụ thuộc bao lâu mà phụ thuộc vào lượng hàng đã chạy và chất lượng cà phê đầu vào.
    6) Thật sự thì chúng tôi cũng không biết là tuổi thọ của máy là bao lâu nữa bởi vì chúng tôi có những máy đã bán cho khách hàng từ năm 2007 và 2008 đến nay chưa phải thay bộ ruột và hệ thống lưới bên trong. Vừa qua chúng tôi có bảo trì cho một số khách hàng thì thấy hệ thống bên trong gần như y nguyên (khách hàng này khi đến vụ thì thời gian chạy máy là khoảng 20/24h).
    7) Nếu một ngày nào đó khách hàng cần thay bộ phận chính bên trong máy thì chúng tôi luôn sẵn có để thay thế, giá trị bộ phận chính này vào khoảng 4% tổng giá trị của máy. Theo ước lượng của chúng tôi thì có lẽ khoảng 4 năm mới cần thay bộ ruột này. Chúng tôi cũng xin nói thêm bộ ruột máy đánh bóng được chế tạo bằng một hợp kim đặc biệt để chống mòn.
    Nói thật là chúng tôi không ai dám cười câu hỏi của bạn Noname đâu, bởi vì bạn đang hỏi đúng những điểm tử của nhà phát triển công nghệ đánh bóng. Để trả lời thỏa đáng câu hỏi của bạn thì chúng tôi đã mất khoảng 3 năm và phá nát và hư hỏng không biết bao nhiêu là cà phê, phá bỏ không biết bao nhiêu là mẫu máy đôi khi chỉ vì một điều tưởng là đơn giản mà lại không hoàn thiện được.
    Một lần nữa xin cảm ơn bạn Noname đã quan tâm, xin chúc bạn và bà con trên diễn đàn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

    1. Noname

      Dear công ty Viết Hiền,

      Cám ơn sự hồi âm rất nhanh của quí vị. Tuy nhiên có một vài vấn đề trong bài này mình vẫn chưa thỏa mãn:

      1. Mình chưa đồng ý với việc gọi đây là đánh bóng ướt tại vì nước chỉ sử dụng rất ít, phun như sương chỉ để làm vỏ lụa dễ tróc ra và phần nào giảm thiểu cà phê bị bể/vỡ.
      2. Muốn đánh bóng kiểu tắm nước nhưng nước thải đang là một vấn đề rắc rối lớn. Sao Viết Hiền không nghiên cứu kiểu máy đánh bóng này để vẫn duy trì được mặt hàng đánh bóng kiểu tắm nước nhưng vẫn giảm thiểu được lượng nước thải hay nghiên cứu thêm hệ thống xử lý nước thải ” Made in Viet Hien” cho mấy ông Tây/Mỹ phải nể phần nào?
      3. Nếu bây giờ muốn đánh bóng với độ bóng chỉ 80% thì mình có cài được chế độ này không? Hay mình giảm Ampere xuống một tí, sau đó mang mẫu cà phê được đánh bóng vào làm mẫu xem có đạt độ bóng yêu cầu hay chưa? nếu chưa được thì tiếp tục điều chỉnh Ampere? chứ mình đâu có màn hình hiển thị độ bóng của cà phê đang sản xuất là bao nhiêu ạ?
      4. Hiện tượng vỏ lụa dính ở trong khe hạt cà phê là có đấy quí công ty ạ. nếu không tin quí vị cứ đi tìm hiểu xem sao? Mình không nói ngoa đâu.
      5. Mình nghĩ rằng với kiểu đánh bóng này thì trong ruột của máy nếu không mở ra làm vệ sinh thì cà phê đánh bóng lâu ngày sẽ có một số nằm bên trong. Tại đây sẽ phát sinh tình trạng men/mốc cho cà phê đây.

      Phần này mình hỏi thêm:
      6. Chương trình PLC quí công ty viết cho máy, khi mua máy quí công ty có chuyển Source cho người mua không?

      Xin cám ơn.

    2. Xuanthuy

      Xin chào Công ty
      Tôi đã đọc bài viết và hiện tại đang có nhu cầu mua máy và cần tìm hiểu về máy
      Nếu được công ty có thể tư vấn và báo giá qua mail cho tôi.
      chúc công ty hoạt động tốt

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85