Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cam kết gửi Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) rằng sẽ có đủ nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua cà phê tạm trữ. Nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê đang rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
> Thu mua tạm trữ cà phê chỉ chờ ngân hàng đồng ý
> Thu mua tạm trữ cà phê gặp khó
> Các DN cà phê trong nước đang khốn khó
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VICOFA cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết, đa phần các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của Việt Nam thu mua cà phê tạm trữ thì chỉ chủ động được 30% nguồn vốn, còn 70% là phải đi vay ngân hàng.
Ông Hoàng Dũng, giám đốc Công ty Hoàng Thiên, quốc lộ 28, xã Tân Châu, Di Linh, Lâm Đồng cho biết, nếu muốn mua cà phê tạm trữ thì công ty ông cần khoảng 50 tỉ đồng nhưng với lãi suất cao như hiện nay thì rất ít ai muốn vay.
“Nếu muốn vay tiền ngân hàng với lãi suất cao, thời gian vay lại ngắn thì chỉ những công ty nào có những dự báo về giá cả tốt, nắm chắc phần thắng thì mới dám vay tiền ngân hàng để mua cà phê dự trữ rồi để bán khi giá lên cao”, ông Dũng nói.
Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên cho biết, các tỉnh Tây Nguyên đang vào chính vụ thu hoạch cà phê, nhiều công ty muốn mua cà phê nhưng rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Theo kế hoạch, công ty của ông Tiến sẽ thu mua khoảng 250.000 tấn cà phê nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên hiện lượng cà phê mà công ty này mua vào chỉ chưa đến 10% so với kế hoạch đề ra.
Ông Tiến nói rằng nếu các doanh nghiệp trong nước không có đủ nguồn vốn để mua cà phê thì lượng cà phê trong dân sẽ được các công ty nước ngoài thu mua