Thu mua tạm trữ cà phê chỉ chờ ngân hàng đồng ý

Hiện bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bộ Công Thương đã thông qua kế hoạch tạm trữ tối thiếu 300.00 tấn cà phê dự trữ và chờ sự đồng ý từ phía ngân hàng là bắt đầu kế hoạch thu mua tạm trữ.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho biết như trên vào ngày 23-11. Theo ông Hòa, khác với chương trình thu mua tạm trữ cà phê niên vụ trước, niên vụ 2010-2011 nhà nước sẽ không hỗ trợ lãi suất mà đứng ra “bảo lãnh” doanh nghiệp thu mua cà phê tạm trữ được phép vay ngân hàng với thời gian vay kéo dài trong 6 tháng.

“Để có thể vay được tiền, mỗi doanh nghiệp căn cứ trên số lượng và giá cá phê tại thời điểm thu mua để vay ngân hàng”, ông Hòa nói. Theo ông Hòa, hiện giá cá phê tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức cao trên 34.000 đồng/kg và chính sách thu mua tạm trữ cà phê với mục đích để giá cà phê không xuống quá thấp như thời điểm giữa vụ thu hoạch cà phê 2009-2010.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Pham huu nhi

    Về bài Tạm trữ Cafe…Tôi cho rằng không có sự hỗ trợ về lãi suất của Nhà nước thì bố Doanh nghiệp nào dám trữ, vì giá này cũng không phải là thấp, còn nếu được Ngân hàng cho vay cũng không có đơn vị nào dám trữ. Do lãi tiền vay quá cao, giá Cafe đang ở trong vùng nhạy cảm. Tóm lại đưa ra lý do chờ Ngân hàng… chỉ là cách thoái lui khéo léo, dân ta lại may nhờ, rủi chịu thôi, dân là gốc trăm dâu đầu tằm mà luôn bị thiệt thòi. Còn đại loại như Vinashin vv thì hễ thiếu vốn là được bơm vào ngay, cấp cứu khẩn cấp ngay cho dù luôn đứng bên bờ vực phá sản, hậu quả cuối cùng chắc lại dân chịu dân gánh thôi bằng cánh này hay cách khác. Dân ta gan dạ anh hùng, trẻ làm đuốc sống già xông lửa đồn, chân toạc máu chân dồn đánh giặc, tay chém thù tay sắc như gươm….
    Dân ta vẫn mãi mãi là …. gốc thôi.

  2. Pham huu nhi

    Nếu vậy thì ông Hòa nên tham mưu cho chính phủ là huỷ kế hoạch mua tạm trữ Cafe và công bố rộng rãi cho dân biết để dân tự xử lý thì tốt hơn, chứ đừng vòng vo từ chối khéo léo dân hết tin. Còn nếu Ngân sách có khoản nào thì cứ bơm mạnh vào cho những tập đoàn như Vinashin, tổng công ty X,Y đi.

  3. Lê Nguyên

    Làm gì thì làm! Ngân hàng cũng phải có kế hoạch và phương án riêng của NH để bảo toàn nguồn vốn. Nên NH thận trọng là đúng.
    -Nếu cho vay theo lệnh chính phủ mà DN cứ chây ì không trả nợ theo đúng kế hoạch thì ai chịu trách nhiệm?
    -Giả sử NH cho DN vay mua với giá hiện nay 35 triệu/tấn. Đến ngày đáo hạn là 6 tháng sau giá xuống 30 triệu/tấn thì ai chịu lỗ? NH cũng không thể ôm số cafe đó được mà DN cũng không chịu lỗ vì mua theo lệnh tạm trữ của chính phủ…! (Đợt trước giá lên thì DN hưởng chứ NN cũng chẳng dính vào)
    -Đợt tạm trữ trước, Hiệp hội Cafe Ca cao VN có nói DN không cần hỗ trợ lãi suất, chỉ cần NH cho vay với điều kiện thông thoáng và kỳ hạn kéo dài hơn mà thôi.
    link: https://giacaphe.com/6888/tam-tru-ca-phe-chi-phi-nho-huong-loi-nhieu/

  4. Kaodzung

    Bây giờ vay ngân hàng thật khó, nếu ngân hàng cho nông dân vay thông thoáng đễ trả nợ phân bón, xăng dầu… thì thật là tuyệt, khi đó dân sẽ giữ cà chờ giá tốt thì bán. Như vậy không làm khó cho doanh nghiệp và ngân hàng thua dân chịu thắng dân mừng, trước sau gì cuối cùng dân cũng chịu. Cho dù nhà nước có mua hay ko thì dân cũng chả được lợi gì vì có tiền hỗ trợ chưa chắc là ko bị ép giá.

    1. Dambri

      Nhà nước chỉ cho mua dự trữ khi nào giá xuống thấp để kéo giá lên, còn giá như thế này thì dự trữ để làm gì?

  5. Đồng Văn Thành

    Có lẽ cho vay vốn mua tích trữ cà phê cần được xem xét thật kĩ. Nếu như cho vay???những cơ sở doanh nghiệp thu mua cà phê đang thua lỗ có thể lợi dụng chính sách này để lấy vốn chi trả cho công việc kinh doanh của mình. Đến lúc đó vốn nhà nước đã bỏ ra nhưng người dân thì chưa chắc đã được hưởng lợi ích từ đồng vốn đó. Nhưng như vậy không hẳn là dùng kế hoãn binh mãi. Nước ta có một tiềm năng lớn về cà phê, cần phải tận dụng lợi thế đó. Chúng ta có thể chi phối thị trường cà phê thế giới chứ không phải để cà phê thế giới chi phối chúng ta.

  6. TM

    Tạm trữ cà phê (lượng 300.000 tấn mà VICOFA đề xuất để giữ giá cà phê trong nước) là việc của Nhà nước nên có đợi thì sẽ đợi Chính Phủ đồng ý, chứ không phải là chờ ngân hàng.
    Khi Chính Phủ đã đồng ý rồi thì sẽ chỉ đạo các ngân hàng cấp vốn thôi (dù có chậm).

    1. Tr.T.Hoàng

      Tại sao các bác lại bảo NH không cho vay? các bác nêu cụ thể NH nào, ở đâu? Nghề của NH là cho vay mà! miễn các bác cứ làm đầy đủ thủ tục, giấy tờ theo yêu cầu qui định.
      Cho vay ít là xét đến khả năng KD của các bác để thu nợ nữa chứ! Ví dụ cho vay 30 triệu/ha là khả năng các bác có thể trả được, thế mà có bác NH đã khoanh nợ cho 1 lần 3-4 năm nay đã trả được nợ đâu! Một năm tổng thu trên 1ha là nhiều nhưng các bác có lãi trên 30 triệu để trả nợ không? Hay là đáo hạn thì chi tiêu lung tung mất khả năng trả, phải xin vay gối đầu như ở ngoài tư nhân? Nghe các bác than oán về NH nhiều quá cũng buồn. Sổ đỏ của các bác chất đầy két của NH, hết chỗ chứa rồi, đáo hạn rồi, cán bộ đi thúc dục mấy lần rồi vẫn chưa thấy trả được nợ. Vậy mà cứ đòi vay nhiều hơn…! Các bác không biết chứ NH để tiền trong két là bị cắt lương cắt thưởng đấy!

  7. luis Nguyễn

    NH cũng KD mà mấy bác nên thông cảm cho họ tí .Theo em ,không biết mua tạm trữ cà phê thế liệu sau vụ mùa thì giá trên thị trường còn ổn định và giá có như đầu mùa không ? Và việc mua tạm trữ như thế thì có đảm bảo sau này không ?

  8. kaodzung

    Gởi ông Tr.T.Hoàng tôi không biết ông từ đất hay trên trời xuống hoặc là người NH mà ông phát biểu cũng dạng từ đấy. Ai cũng biết 2 năm nay thủ tục vay ngân hàng là cực khó không giải quyết sổ mới. Muốn vay thì một là quen biết hai là phải xì tiền là nhanh trong vòng vài ngày là có tiền, còn không thì “chưa giải quyết sổ mới đâu bác ơi” họ còn không bán hồ sơ cho nữa. Ông có biết nông dân mua phân bón ít nhất là phải trả lãi suất 2% -3%/tháng cho cửa hàng tư nhân không? Vì không vay được tiền nên họ phải mua vì may còn có chỗ bán nợ cho vì người bán phân đi vay cũng không dễ gì. Còn NH nào ư? Vì ông không biết thôi chứ người nông dân nào mà không biết, mà theo tôi nghĩ NH vùng nào cũng vậy.
    Thân gời ông vài lời!

  9. nông văn dền

    Chủ trương mua tạm trữ là một chính sách của Chính phủ lo cho dân cày. Tuy nhiên các bộ ngành liên quan cũng cần phải tính toán thật cụ thể để thực hiện đúng với mục đích của Chính phủ đặt ra là bình ổn giá và đem lại lợi ích tốt nhất cho người lao động. Các doanh nghiệp đều có mục tiêu là lợi nhuận, chứ họ chẳng dại gì nghe ai mà làm nếu không có lãi. Chúng ta đã làm được việc này đối với gạo của Việt nam, vậy thì có thể làm với cà phê được không ?

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87