Tin buồn

Thời tiết xấu ảnh hưởng nguồn cung cà phê

qua-ca-pheDự trữ cà phê đầu niên vụ 2010/2011 tại các quốc gia sản xuất có thể giảm xuống dưới 12 triệu bao, mức thấp kỷ lục trong lịch sử, dẫn đến khan hiếm cà phê trên thị trường thế giới.

Dưới tác động của giá USD suy giảm và tâm lý lo ngại nguồn cung yếu, xu hướng tăng giá cà phê tiếp tục được duy trì trong tháng qua. Trên thị trường New York, giá cà phê Arabica ngày 26/10 đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 13 năm qua. Giá cà phê giao kỳ hạn tháng 12 đạt mức 201,75 US cent/lb, tăng 11,4% so với mức giá hồi đầu tháng 10 bởi sức mua của các quỹ đầu cơ tăng.

Trên thị trường London, giá cà phê Robusta đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10 ở mức 1.910 USD/tấn đối với kỳ hạn tháng 11/2010 và 1.935 USD/tấn đối với kỳ hạn tháng 1/2011, tăng 3% so với phiên trước đó và tăng 10,7% so với mức giá hồi đầu tháng.

Tác động đến thị trường trong nước, giá cà phê tại Đắc Lắc ngày 27/10 đã lên tới 33.600 đồng/kg, tăng 11,3% so với mức giá hồi đầu tháng và là mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (FOB HCM) ngày 27/10 đạt 1.810 USD/tấn, tăng 3,1% so với mức giá ngày 26/10 và tăng 10% so với mức giá xuất khẩu hồi đầu tháng.

Tuy nhiên, thời tiết ẩm ướt đang cản trở hoạt động thu hoạch cà phê ở những vùng chín sớm, ngoài ra còn có những lo ngại mưa sẽ kéo dài tại các vùng trồng cà phê chủ lực. Tại Tây Nguyên, thu hoạch mùa vụ mới vẫn chưa triển khai được vì đang có mưa trên diện rộng. Thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cà phê trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.

“Nguồn cà phê nhân xô của mùa vụ trước tồn trong dân đã cạn kiệt, trong khi thu hoạch mùa vụ mới vẫn chưa triển khai được”, cũng nguồn tin trên cho biết.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân

    Thời tiết kiểu này thì chỉ có nước phải trang bị thêm máy sấy cà phê rồi các bác ơi, chứ mưa kiểu này mà thu hoạch về chỉ có khổ thôi

  2. cuba

    Ai là nông dân vào đây cùng trao đổi chế biến sau thu hoạch : chống đen, chống mốc,
    đừng bàn chuyện của đại lý, CTy nữa!. Phải làm ra hạt cafe chất lượng cái đã.
    Ai có kinh nghiệm, cách chế biến hay thì giúp bà con nghe! Quy mô hộ gia đình thôi!
    Rất mong chờ….

  3. Nông Văn Dân

    Văn Dân tôi chỉ sợ trời mưa nhiều không thu hái được. Về nhà thôi, rồi nó rụng te tua không lượm nỗi bà con ơi!
    Đưa được cà về nhà rồi làm theo như Văn Dân vẫn làm hàng năm là đổ ra, (đừng để trong bao lâu ngày sẽ đen và cà phê sẽ nhẹ ký), đánh luống như luống khoai, vài ba ngày đảo một lần, sẽ không bao giờ đen cà cho dù mưa cả hàng tháng.

    1. cuba

      Cảm ơn các bác!
      Tui cũng thấy lo lo, hái toàn cafe chìn bây giờ vỏ tan hết, trơ sọ thôi. Tui định đi thuê sấy kẻo sợ mộng, được không các bác?

      1. Nguyễn Vịnh

        Nếu hạt cà phê vẫn còn vỏ thóc (còn gọi là vỏ trấu) thì bạn nên lựa để riêng ra cho dễ xử lý. Trước mắt khi chưa có thể sấy, bạn đưa đi phơi chỗ thoáng gió cho vỏ trấu se lại. Và lúc ấy sẽ không còn sợ lên mộng nữa đâu, đợi nắng đưa ra phơi khô hoặc đem sấy.
        Còn cà phê quả tươi thì bạn tham khảo cách xử lý của bà con.

  4. HoaThuan

    Bữa trước tui có hỏi bác Vịnh, bác chia sẻ với tôi như sau, tui đã làm theo như vậy :
    Cafe hái về :
    1. Không được để trong bao quá 48 giờ, phải mở miệng bao và để nơi thoáng gió, không cho nóng cà. (tuyệt đối không chất đống hoặc để quá sát vào nhau)
    2. Đổ ra sân xi măng rồi thì không được dày quá 20cm, hoặc phải đánh thành luống như luống khoai và đảo luống mỗi ngày ít nhất 1 lần cho mưa ướt đều quả. Không để cho sinh nhiệt, sẽ lên nấm mốc.
    3. Tốt nhất là đổ ra sân đất, hay ra vườn để mưa thì tự rút nước. Không đổ dày quá 25-30cm. Hết mưa sẽ hốt lớp trên ra phơi trước, còn lớp dưới dính đất có thể dùng rổ đãi qua nước cho hết đất rồi phơi sau. Để lâu có thể mối xông, mặc kệ nó.
    Chú ý : ướt bao nhiêu ngày cũng vô tư, không hư cà đâu. Nhưng để nóng 1 ngày sẽ lên mốc, đen cà.
    Khi phơi nhớ nguyên tắc này : khi còn tươi thì đảo nhiều lần, khi gần khô thì đảo ít lần hơn (trong khi bà con thường hay làm ngược lại).

      1. HoaThuan

        Tui làm theo như lý thuyết thấy hợp lý thôi, cơ chế thì tui chịu, nhưng nghiêm ngặt nhất mà tui thấy đúng là : Đừng bao giờ để cafe bị nóng!

      2. Lê Nguyên

        Tính không làm nhà nông nữa, chuyển sang làm nhà nghiên cứu khoa học hay sao mà thắc mắc hay vậy?

    1. Nguyễn Vịnh

      Cơ chế thì rất dài dòng, chỉ xin trả lời bà con ngắn gọn như sau :
      -Khi tươi, độ ẩm còn rất cao. Quả cần tiếp xúc với nắng và gió liên tục để khô nên phải đảo nhiều. (cơ chế bốc hơi nước từ ngoài vào trong)
      -Khi gần khô, độ ẩm giảm nhiều. Quả hấp thu nhiệt nên sinh nóng. Khi đã nóng thì dễ tự bốc hơi, không cần đảo nhiều nữa. (cơ chế bốc hơi nước ngược lại và cộng hưởng)
      Nếu thực hiện đúng nguyên tắc này thời gian phơi một mẻ cà với nắng bình thường sẽ rút ngắn được 2 ngày.
      Bà con do nhầm lẫn mà cho rằng còn tươi không cần đảo nhiều, và cho rằng đảo nhiều “cũng chưa khô”. Chỉ đến khi gần khô mới “siêng” đảo.
      Tất nhiên nếu bà con có công, có sức thì cứ đảo, càng nhiều càng tốt, nhưng cũng phải theo nguyên tắc trên.
      Chúc bà con thực hiện tốt.

  5. Nông dân

    Tui thấy kinh nghiệm của bác Hoa Thuan trông hay đấy, không biết vườn bác ở đâu em muốn đến giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của bác

  6. Hoàng tuyển

    Thời tiết năm nay thật lạ kỳ mưa hoài thôi,cách làm của a thuận là đúng đấy bà con ạ.nhưng tôi bố sung thêm nữa đó là phơi sân đất khổ một chút nhưng cà phê ít bị đen nhưng tuyệt đối không hái quả non.

  7. Hoàng Văn Cảnh

    Anh Thịnh thân mến!
    Rất cám ơn anh vì những thông tin bổ ích của trang này.
    Tuy nhiên sẽ hay hơn nếu những bài viết về nhận định, giá cả … đăng thêm nguồn thông tin từ đâu. Là bài viết của cá nhân, tổ chức, nhà xuất khẩu hay của nhà đầu cơ. Từ đó có thể nhận định tốt hơn về thông tin mà bài viết cung cấp.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

84