Xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2005/06 đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ đô làm tăng đóng góp của ngành cà phê vào nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăng vị thế của cà phê trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và từng bước mở rộng, chứng tỏ uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng cà phê vối được cải thiện, cà phê chè (arabica) tuy chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng.
Mặc dù sản lượng vụ cà phê 2005/06 giảm do ảnh hưởng của hạn hán đầu vụ, nhưng nhờ cà phê xuất khẩu tăng giá nên thu nhập từ sản xuất xuất khẩu toàn ngành cà phê Việt Nam được cải thiện đáng kể. Vụ 2005/06, cả nước xuất khẩu được 774.457 tấn, trị giá 826.994.798 USD với giá bình quân 1066,5 USD/tấn (thống kê chứng chỉ xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp[1]). Cả năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 808.375 tấn, đạt kim ngạch 956.903.769 USD với giá bình quân 1183,7 USD/tấn.Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2006, cả nước đã xuất được 912.553 tấn với kim ngạch trên 1,2 tỷ USD , giá bình quân 1228,6 USD/tấn.
Sau một thời gian giá cà phê thế giới rớt giá do tác động của khủng hoảng cung cấp thừa cà phê trên toàn cầu, giá cà phê thế giới niên vụ 2006/06 tăng trở lại. Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu luôn bám sát giá thị trường thế giới, và thường chỉ thấp hơn giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) khoảng 25%. Trong quý II năm 2006, giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, chỉ thấp hơn giá chỉ thị của ICO khoảng 15%. Đó là thời kỳ giáp hạt của Braxin, Indonesia, chứng tỏ dự trữ của các nhà rang xay trong vụ này khá thấp. Vào quý III, giá lại tăng chậm, đến quý IV giá tăng trở lại. Trong năm 2006, giá trị đồng đô la Mỹ giảm 11,25% so với đồng Euro và 13,8% so với đồng bảng Anh. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Chủng loại và thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Trong niên vụ 2005/06, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê nhân sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam còn xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hoà tan, trị giá 2.770.341 USD, bình quân 3.190USD/tấn sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản: 232 tấn; Mỹ 192 tấn; Đài Loan: 141,5 tấn và Đức: 104,6 tấn.
Bảng 2: Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2005/06
STT | Loại cà phê | Khối lượng (tấn) | Trị giá (USD) |
1 | Nhân sống | 785,146,773 | 837,771,354 |
2 | Hoà tan | 869,705 | 2,770,341 |
3 | Khác | 8,89 | 92,996 |
Tổng | 786,025,368 | 840,634,691 |
Thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ La tinh cũng mua cà phê Việt Nam như: Ecuador: 18.492 tấn, Mỹ: 87.932 tấn. Tiếp theo là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu trong vụ cà phê 2005/06 (Biểu 1) Cà phê Arabica của nước ta chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Chất lượng cà phê arabica khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, dẫn đến chênh lệch giá. Ở Sơn La, do ở cao hơn cả về độ cao mặt biển (600m) và vĩ độ (220 vĩ độ bắc), cà phê Sơn La bán được giá cao hơn cà phê Hướng hoá Quảng trị, nơi thấp hơn cả về độ cao mặt biển (hơn 400m) và vĩ độ (khoảng 16050’), giá cà phê chè hai nơi chênh lệch tới 8,8%. Cà phê Arabica ở Việt Nam chưa nhiều nhưng cũng có thể bán được với giá cao hơn như cà phê Arabica ở Sơn La, công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La xuất 307,2 tấn, thu 692.448 USD, giá bán bình quân 2250 USD/tấn. Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm xuất khẩu 526 tấn cà phê Arabica, thu 1.097.161 USD, giá bán bình quân 2050 USD/tấn.
Trong nội khối các nước ASEAN, Philippines nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng 16.547 tấn; Malaysia 12.367 tấn; Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn.
Với thị trường Trung Quốc, số lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 12.865 tấn. .
Với thị trường Nga và Đông Âu, Nga nhập của Việt Nam 14.175 tấn; Romania 7567 tấn; Bulgaria 5343 tấn; Slovenya 3417 tấn; Estonia 3.199 tấn; Cộng hoà Czech 3064 tấn; Gruzia 1875 tấn; Hungary 1787 tấn; Yugoslavia 1684,6 tấn; Slovakia 326,4 tấn; Ucraina 153 tấn; Latvia 216,5 tấn; Armenia 38, 4 tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam.
Doanh nghiệp hội viên VICOFA nắm phần lớn thị phần xuất khẩu
Vụ 2005/06, cả nước có 124 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Trong đó, có 52 đơn vị là hội viên Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, chiếm 41,9%. Các đơn vị hội viên đã xuất khẩu 595.673 tấn, đạt kim ngạch 637.033.155 USD, chiếm 75,95% thị phần. Ngoài ra, có sự tham gia xuất khẩu của ba hội viên liên kết là Dakman, Neumann GruppeVới sốlượng đạt 113.104 tấn, đạt giá trị 128.120.954 USD, chiếm 14,27% thị phần. Điều đáng chú ý ở đây là các hội viên liên kết này đã xuất với đơn giá cao hơn, đạt 1130 USD/tấn so với các hội viên khác chỉ đạt 1070 USD/tấn, vượt 5,6%. Có 68 doanh nghiệp không phải là hội viên tham gia xuất khẩu. Các đơn vị này đã xuất 84.341 tấn, trị giá 88.816.190 USD, chiếm 10,64% thị phần. Về giá xuất khẩu bình quân cũng tương tự như hội viên. (Biểu 2)
Trong 124 doanh nghiệp, 10 Tổng công ty, công ty xuất khẩu hàng đầu đã xuất 504.511 tấn, chiếm 62,26% thị phần cả nước và kim ngạch đạt 543.159.604 USD, chiếm 65,67% tổng kim ngạch của toàn ngành. Trong đó, phải kể đến Tổng công ty cà phê Việt Nam có tới 7 đơn vị trực tiếp xuất khẩu, Công ty cổ phần Intimex Tp. Hồ Chí Minh có 4 đơn vị với 168.787 tấn, trị giá 181.268.226,6 USD, chiếm 21,29% thị phần, Công ty đầu tư XNK cà phê Tây Nguyên đã xuất được 149.049 tấn với kim ngạch 161.681.851,8 USD, chiếm 18,8% thị phần.
Tác giả: Đoàn Triệu Nhạn – Phó CT Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam