Hàng năm, hàng chục ngàn người dân vẫn đang khốn khổ mất mùa vì dùng phải thuốc trừ sâu, phân bón giả, kém chất lượng.
Xem ra những chế tài xung quanh việc phạt tiền gấp 4-5 lần giá trị lô hàng đối với doanh nghiệp, cá nhân sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, thậm chí mức phạt cao nhất lên tới 100 triệu đồng cũng chỉ mới dừng lại ở bề nổi. Bởi thực tế, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan.
Nông dân bị rút ruột 1.200 tỷ đồng mỗi năm
Năm 2010, dự báo nhu cầu phân bón phục vụ nông nghiệp khoảng 8,8-9 triệu tấn, trong đó sản xuất phân bón trong nước đạt khoảng 5,6 triệu tấn. Như vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cần phải nhập khẩu thêm khoảng 3,3 triệu tấn phân bón các loại. Lợi dụng “cơ hội” này, nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất đã tung ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả tràn lan.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, hàng năm Bộ đều tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cơ sở sản xuất phân bón vô cơ. Qua kiểm tra, các vi phạm chủ yếu liên quan đến ghi nhãn phân bón, chất lượng kém, quá hạn sử dụng, phân bón giả… Có khoảng trên 50% số mẫu phân bón NPK có mức sai số lớn hơn mức sai số quy định đối với một yếu tố dinh dưỡng.
Một đại diện của Cục Trồng trọt còn cụ thể các hình thức vi phạm: điều kiện sản xuất không đạt (máy móc lạc hậu, không có phòng kiểm nghiệm…); vi phạm nhiều nhất là vi phạm về công bố tiêu chuẩn chất lượng; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh không có giấy phép sản xuất. Ngay các doanh nghiệp tên tuổi vẫn thường xuyên tung ra những sản phẩm có chất lượng “dỏm” chẳng hạn như phân bón hữu cơ sinh học Trâu vàng số 7, phân hữu cơ sinh học Trâu vàng số 9 của Công ty cổ phần Thiên Minh; phân hữu cơ Lio Thai của Cty TNHH Green Field. Việc phát hiện phân bón giả chỉ được kiểm chứng sau khi đã sử dụng.Theo ước tính của các chuyên gia nông nghiệp, chỉ tính riêng nạn phân bón giả, mỗi năm những kẻ làm ăn bất chính có thể “móc túi” nông dân khoảng 1.200 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến những tác hại to lớn do các mặt hàng “dỏm” này gây ra.
Tìm giải pháp ổn định: Khó
Để hạn chế tối đa tình trạng phân bón giả hoành hành, các giải pháp phạt tiền từ 40 – 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cũng đã được đưa ra. Hành vi kinh doanh phân bón giả cũng bị xử phạt nặng với mức phạt từ 1-100 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng phân bón vi phạm, tuy nhiên cũng chỉ như muối bỏ bể.
Theo Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương, Ông Phùng Hà, hiện nay có nhiều cơ quan tham gia quản lý chất lượng phân bón và từ đó cũng nảy sinh sự chồng chéo trong quản lý, xử lý.
Để tăng cường quản lý chất lượng phân bón, ngăn chặn phân bón giả, kém chất lượng, Bộ Công thương đang đề nghị các cơ quan quản lý của địa phương tuân thủ Quy hoạch phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2010, có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung đầu tư chiều sâu với các cơ sở hiện có, không phát triển các cơ sở sản xuất phân bón NPK theo công nghệ cũ. Về phía cơ quan kiểm tra, kiểm soát, ngoài việc tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các điều kiện sản xuất phân bón, các chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố còn tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón quy mô nhỏ, máy móc, thiết bị và các điều kiện sản xuất không bảo đảm đúng với chất lượng đã công bố.
Theo Giám đốc Trung tâm Khoa học nông Nghiệp, ông Nguyễn Văn Bộ, buôn bán và nhập khẩu phân bón không do Nhà nước quản lý, tránh được hàng kém chất lượng là rất khó. Chỉ dựa vào cảm quan không thôi thì cũng không biết nó đạt tiêu chuẩn hay không. Việc kiểm tra, thanh tra chỉ nhất thời vì lực lượng cán bộ còn mỏng. Theo ông Bộ, cách tốt nhất là xây dựng kế hoạch và chính sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ. Hiện nay các Bộ ngành đang tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào diện phải cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và đề xuất với Chính phủ.
Nhà nước ta tốn tiền nuôi các quan quản lí thị trường, thanh tra kinh tế để các quan đó bao che để cùng ăn chia với những kẻ làm phân giả, ăn chia những đồng tiền lừa được từ mồ hôi nước măt của dân. Chứ các quan mà xử mạnh tay hoặc rút giấy phép của bọn làm phân giả thì ko còn ai để đem phong bì và chung chi làm luật mỗi khi các quan đi kiểm tra. Một nước nông nghiệp mà để những kẻ làm phân giả hoành hành thì ko bao giờ dân giàu nước mạnh được. Muôn thủa chỉ là dân nghèo nước mạt .hu..hu..
Dùng từ chưa đúng, không muốn nói là sai bét. VN làm gì có nhà máy sản xuất phân bón NPK, CHỈ CÓ NHÀ MÁY TRỘN PHÂN ĐƠN THÀNH PHÂN NPK thôi! Không lẽ cơ sở rang cafe gọi là cơ sở sản xuất cafe rang à !
Góp ý cho nông dân biết thêm phân NPK từ đâu mà có !
Hòa Thuận có nhầm không?
Sản xuất bằng phương pháp phối trộn…
Gọi là cơ sở sản xuất cafe rang (xay)là đúng đấy. Chẳng qua nghe không quen thôi.
Nói chửi gì cũng nho nhỏ thôi các vị!
Đã có luật rồi đấy, các bạn có biết vi phạm cái điều gì không?
LUẬT PHẠT NÔNG DÂN BÓN PHÂN GIẢ
Ôi! Nghĩ đến ngày nhà nước tăng mức phạt thành bỏ tù thì ôi thôi anh em chúng ta lần lượt vào tù vì mua phân giả về bón xuống đất. Hu hu …