Kiến nghị mua tối thiếu 300.000 tấn cà phê dự trữ

Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng đề xuất mua từ 300.000 đến 500.000 tấn cà phê nhân dưới phương thức dự trữ và luân chuyển trong niên vụ cà phê 2010-2011.

kho-ca-phe
Kiến nghị mua tối thiếu 300.000 tấn cà phê dự trữ

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết thông tin trên vào chiều 7-10. Theo ông Tự, trong niên vụ cà phê 2009-2010, mặc dù được Chính phủ đồng ý cho mua 200.000 tấn cà phê dự trữ nhưng các công ty thành viên của Vicofa chỉ thu mua được 27,5% so với kế hoạch. Tuy nhiên, giá cà phê tại thời điểm mua tăng lên đáng kể bởi lượng cà phê trong dân không còn. Vì vậy, Vicofa hy vọng trong đợt thu mua tạm trữ lần này giá cà phê sẽ ở mức cao.

“Rút kinh nghiệm từ niên vụ trước, lần này chúng tôi đề nghị Chính phủ được mua ngay từ đầu vụ, như vậy giá cà phê trong thời gian tới ít nhiều sẽ cao hơn so với mức giá bình quân của niên vụ 2009-2010”, ông Tự cho hay.

Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, lần này nhà nước không hỗ trợ doanh nghiệp cà phê trong vấn đề lãi suất mà chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay trong thời gian nhanh nhất.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. viet nam

    Hoan hô chính phủ cho thu mua cà phê ngay từ đầu vụ thì giá cả sẽ không tụt giảm quá mức nhưng kéo theo giá cao thì nạn cà phê tặc phát triển mạnh. Nếu như chính phủ cho thu mua vào cuối tháng 12 thì tốt cho người dân vì lúc đó các nhà vườn thu hoạch sắp xong, khả năng kẻ trộm chặt phá cành cà phê để hái trộm sẽ rất ít, vừa lợi cho dân vừa lợi cho nhà nước vì không phải huy động vốn ngay từ đầu vụ.

  2. neoleo2009

    Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa : “Rút kinh nghiệm từ niên vụ trước, lần này chúng tôi đề nghị Chính phủ được mua ngay từ đầu vụ, như vậy giá cà phê trong thời gian tới ít nhiều sẽ cao hơn so với mức giá bình quân của niên vụ 2009-2010”
    Hy vọng là Ông Chủ Tịch giữ lời nha !
    Chúng ta cùng chờ xem .

  3. teo anh

    Theo bài báo : lần này nhà nước không hỗ trợ doanh nghiệp cà phê trong vấn đề lãi suất mà chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay trong thời gian nhanh nhất.
    Nhưng mà nợ ngân hàng nhiều như Thài Hòa Lâm Đồng, ngân hàng cương quyết không cho vay nữa thì nhà nước cũng không thể làm gì được, lấy gì mà thu mua, và tạm trữ đi về đâu?
    Xem bài : chọn nhầm doanh nghiệp thực hiện.

    1. Ngao văn Ngán

      Ngân hàng vừa thực hiện lệnh cho vay thu mua nhưng cũng phải bằng biện pháp nghiệp vụ để xem công việc làm ăn kinh doanh của các công ty thu mua thế nào đã. Như mấy chúa Chổm mà cho vay thì chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ và ngân hàng phá sản theo thì làm sao đây.

  4. phamdong

    Nông dân làm cà phê khổ quá nhiều rồi ! Cũng mong nhà nước có chính sách đúng đắn kịp thời để cho nông dân đỡ khổ . Tình trạng đánh trống bỏ dùi như mấy năm trước thì thất vọng quá . Trước mắt, nhà nước cho doanh nghiệp vay tiền thì nông dân yên tâm bán cà phê cho doanh nghiệp mà không sợ không lấy được tiền cái đã. Còn vấn đề giá cả thì có trời mà biết . Nông dân làm ra sản phẩm thấy được là bán để trang trải nợ nần đầu tư .Còn cái gọi là”TẠM TRỮ” thì thuộc về các nhà kinh doanh , nếu giá lên thì “Tạm trữ” còn giá xuống thì “TỰ TRẢM” chứ đừng bỏ của bỏ người mà ” chạy làng” nông dân.

  5. Nông dân nghèo

    Hoan nghênh chính sách thu mua tạm trữ kịp thời giúp bà con có tiền trang trải. Nhưng quan trọng nhất là không bị các công ty KD lợi dụng để chèn ép giá khi mà cung vượt hơn cầu.
    Mấy năm trước cứ vào mùa thu hoạch là lúc các công ty KD chê ỏng chê eo để ép giá. Rồi mấy công ty ngoại thừa thế thao túng càng mạnh hơn vì công ty nội hết tiền. Nông dân trồng cà phê chịu khổ sở trăm đường. Có sản phẩm mà phải đi năn nỉ để bán rẻ, chuyện quá ngược đời.

  6. Lê@

    “Ngân hàng vừa thực hiện lệnh cho vay thu mua nhưng cũng phải bằng biện pháp nghiệp vụ để xem công việc làm ăn kinh doanh của các công ty thu mua thế nào đã. Như mấy chúa Chổm mà cho vay thì chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ và ngân hàng phá sản theo thì làm sao đây”

    Hiện nay ở Đaklak các DN lớn đang phải bốc thuốc cho căn bệnh thiếu vốn, lãi giả lỗ thật; công nợ tồn đọng rất lớn nên NH thận trong là đúng rồi !

    Nói thật là các đại gia đang KDXK cà phê hiện nay chưa biết sẽ lên đường vào lúc nào. Sắp tới đây nhiều cụ Tổng sẽ ra đi, còn một số Cụ cũng hom hem lâu rồi, đang sống dựa vào sự tiếp sức của ngân hàng là chính, còn vốn chủ đã bốc hơi sạch sành sanh từ thưở nào! Xin đừng cho người viết bài quá bi quan (rất có thể), nhưng người viết đang đứng trong hoàn cảnh này. Đừng thấy các đại gia cà phê cởi mây về gió thường xuyên có mặt tại các sân bay, ngồi trong các nhà hàng sang trọng, lên nhận các giải thưởng danh giá…là ngon. Hãy coi chừng vì rất nhiều vị trong số đó cũng đang chơi bài “phô trương như các đại lý xù nợ”.

  7. Nông dân nghèo

    Nếu vào vụ mà giá cả như hôm nay thì chưa triển khai thu mua dự trữ. Chắc chắn nhà nước chỉ cho triển khai khi nào giá giảm, thậm chí giảm sâu để giữ thị trường khỏi tuột dốc. Và lúc đó vốn DN cũng đã cạn theo kế hoạch thu mua của mình nên rất cần “bà đỡ” ra tay.
    Vấn đề là địa phương và ngành chọn DN nào để đề xuất. DN được chọn có được ngân hàng sẵn sàng mở hầu bao không?…

  8. Hoang Dung

    Chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ, đăng lên diễn đàn này những giải pháp thực tế, hữu ích cho nông dân. chứ đừng có lúc nào cũng thấy chê bai DN này, phản đối chính sách kia, ngồi chờ xem điều này hay điều khác.
    Chúng ta phải ủng hộ những người như ông Lương Văn Tự, họ cố gắng suy nghĩ đưa ra chính sách này, chính sách khác, mục đích để cứu các DN nội cũng như ngành cà phê Việt Nam.
    Trên thị trường càng nhiều công ty mua vào thì giá càng được đẩy lên cao, Như bác Nông Dân Nghèo nói ” Công ty ngoại thừa thế thao túng” ép giá đi xuống. Vậy thì tại sao chúng ta không ủng hộ các DN trong nước nhỉ? lúc nào cũng thấy moi móc, nói xấu công ty nội thôi.
    Các công ty nội mọc lên để tạo áp lực cạnh tranh, đẩy giá thu mua lên cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

  9. nguyen ngoc thanh

    Tôi sóng tại vùng trồng cà phê, cũng mua cà phê cho nên tôi rất hiểu về cây cà phê, nhưng tôi không tài nào hiểu nổi thị trường cà phê. Nào là kế hoạch, nào chính sách… Đó chỉ là tạm thời và tôi không thấy có tác dụng hữu ích tới người trồng cà phê. ngừơi dân không biết chắc rằng cuối vụ họ được bao nhiêu tiền trên một ha cà phê, nhưng họ vẫn phải ăn, bón phân và chăm sóc. Tôi muốn nói tới ở đây là dù chúng ta có mua hết sản lượng thì nó sẽ như thế nào, có lợi cho ta hay cho các nhà đầu cơ trong nước và nước ngoài? câu hỏi này tôi dành cho các bạn nghĩ và cùng chia sẻ với tôi trong kỳ sau.

Tin đã đăng