Ngăn chận cây cà phê rụng quả non

Hiện tượng rụng quả non, quả xanh của cây cà phê hàng loạt gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân khi mùa thu hái sắp đến.

Năng suất của vườn cà phê có thể bị giảm đến 40 – 50 % nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chận hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xem thêm: Cà phê Tây Nguyên: Lại đối mặt với mất mùa, mất giá?

Cây cà phê rụng quả non
Cây cà phê rụng quả non

Thông thường vào mùa mưa, cây cà phê được cung cấp nước trời dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển tự nhiên, sinh lý cũng như bệnh lý nhanh chóng hơn bao giờ hết. Trong đó có một hiện tượng mà người trồng cà phê không bao giờ mong muốn lại thường hay xãy ra ở những vườn thiếu sự chăm sóc chu đáo, phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và cẩn thận. Đó là hiện tượng rụng quả non, quả xanh hàng loạt.

Hiện tượng này xãy ra thường do 3 nguyên nhân : nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân tự nhiên

Cây cà phê có hoa mọc theo từng chùm, khi cây sung sức thì trên mỗi chùm phân hóa rất nhiều hoa nên có rất nhiều quả. Mùa mưa, quả phát triển mạnh mẽ chen chúc nhau trong chùm nên buộc phải rụng bớt. Thường thấy nhiều nhất là đầu mùa mưa lượng nước ít nhưng đến giữa mùa thì lượng nước quá dồi dào, thúc đẫy quả phát triển nhanh đã gây ra hiện tượng này.

Mỗi gốc cà kinh doanh có khi nhặt được cả vốc tay. Đây là điều tự nhiên không nên quá lo lắng. Hạn chế bằng cách bón phân cân đối đầy đủ và hợp lý để cuống hoa phát triển chắc khỏe từ lúc mới đậu quả.

Nguyên nhân sinh lý

Xuất phát từ việc giá cà phê chưa hợp lý, hạn hán kéo dài, giá vật tư phân bón tăng cao làm bà con chán nản nên lơ là trong việc chăm sóc, thậm chí có nhiều nông hộ đã không bón phân. Chưa chú ý việc phối trộn phân đơn để bón cho cà phê hoặc sử dụng phân trộn NPK chưa phù hợp, chất thừa chất thiếu làm cho cây không đủ sức để nuôi quả, dẫn đến hiện tượng rụng quả hàng loạt.

Do bà con bón chưa đủ phân hoặc bón phân thiếu cân đối, mà chủ yếu do thiếu P, K và các vi lượng, là nguyên nhân phổ biến nhất.

Khắc phục bằng cách cung cấp phân bổ sung đầy đủ. Nếu trời nắng thì dùng phân bón lá xịt ước đẩm lá và quả non vào buổi sáng hay buổi chiều khi mát trời. Nếu trời mưa thì bón Kali và Lân nung chảy, mỗi loại khoảng 200 – 300kg/ha. Hoặc kết hợp cả 2 cách trên. Cây nào sai quả thì cho nhiều hơn. Sau đó rà soát việc chia làm nhiều đợt bón phân cho cà phê đã hợp lý chưa để cân đối lại.

Ngoài ra bà con nên sử dụng phân bón lá cung cấp thêm dưỡng chất cho cây chống rụng quả xanh bằng cách xịt ướt đều lên lá và trái mỗi tháng ít nhất một lần để nuôi quả được chắc, nặng, tăng năng suất và chất lượng cao hơn.

Nguyên nhân bệnh lý

Chủ yếu là do nấm ký sinh trên cuống trái. Lây nhiễm từ khi cánh hoa tàn bám lại trên cành gặp sương đêm làm ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi. Thời gian ủ bệnh kéo dài đến giữa mùa mưa, nhất là trong các đợt mưa dầm, khi độ ẩm lên cao thì phát triển mạnh mẽ gây ra bệnh rụng trái non.

Phát hiện sớm bằng cách quan sát cuống hoa, hoặc khi thấy cây có hiện tượng bồ hóng trên lá. Xử lý bằng thuốc chống nấm có hoạt chất Mancozeb, có các tên thương mại là DITHANE M-45 xanh, MANOZEB 80WP, VIMANCOZ 80WP, ROMIL 72WP, RORIGOLD 720WP, DIPOMATE 80WP…

Khi đã có hiện tượng rụng quả non hàng loạt thì xử lý bằng thuốc chống nấm có hoạt chất Carbendazim có các tên thương mại là INDIAVIL 5 SC, BAVISTIN 50 FL, CARBAN 50 S, CARBENDA 50 SC, VICARBEN 50 S, APPENCARB Super 75 DF…

Các loại thuốc này có thể trộn chung với thuốc sâu hay phân bón lá.

Ngoài ra khi tưới nước nên xịt cho trôi các cánh hoa bám lại trên cành và rửa trôi các bào tử nấm mới xuất hiện. Mùa mưa cần tăng cường biện pháp cắt tỉa cành cho cây thông thoáng để tiếp nhận được nhiều ánh sáng ngăn không cho bào tử nấm phát triển.

Nguyễn Vịnh (Cư Kuin, Đăk Lăk)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Trần Hoàng

    Chú Vịnh viết thế là quá tốt cho bà con rồi, những nguyên nhân trên là hạn chế năng suất rất nhiều. Chỉ tiếc là bà con khó biết được nguyên nhân nào để phòng trừ.
    Rụng trái non thường xảy ra là do bón phân không cân đối, không đáp ứng được như cầu dinh dưỡng của cây. Ở gia đoạn này bà con nên chọ loại phân có hàm lượng kaili cao cộng với TE để bón sẽ hiệu quả hơn nhiều.

  2. Nông Văn Dân

    Hiện tượng rụng quả non, quả xanh của cây cà phê nguyên nhân và cách phòng trừ Bác Vịnh viết như vậy theo tôi là chính xác rồi. Về vấn đề để nhận biết rụng trái do nguyên nhân nào thì chúng ta phải theo dõi kiểm tra để xác định.
    – Nếu rụng do nguyên nhân tự nhiên thì cuống trái rụng tươi, không có rệp, cụm trái trên cành vẫn còn nhiều trái chen chúc nhau, cây cà phê vẫn xanh tươi .
    – Nếu rụng do nguyên nhân sinh lý người làm cà phê sẽ biết ngay nhìn cây cà phê thiếu phân lá vàng, không màu mỡ, nếu thiếu K,P lá xanh nhưng lá mỏng, khi thấy hiện tượng này chúng ta phải kiểm chứng lượng phân đơn chúng ta bón đã cân đối hợp lý chưa.
    – nếu rụng do bẹnh lý thì rõ ràng dễ phân biệt hơn , quan sát thấy cuống trái rụng bị thối hoặc khi thấy cây có hiện tượng bồ hóng trên lá, hoặc có rệp.
    Trên đây là một số cách nhận biết nguyên nhân rụng trái non trên cây cà phê của tôi. Bác nào có cách nhận biết hay hơn xin trao đổi rút kinh nghiệm.

  3. hoathuan

    quan sát hình ảnh cây cafe minh họa trong bài của anh Vịnh tôi thấy cây này vừa bị thiếu phân vừa bị bệnh rỉ sắt ( nấm lá}
    không biết mọi người có đồng ý không ?

  4. nguyentuongphu

    Hiện tượng rụng quả cà phê có rất nhiều nguyên nhân, như chú Vịnh có nói ở trên. Nhưng các bác cũng nên lưu ý là hiện nay đã bước vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Và vào thời điểm này thì thường xuất hiện mưa đêm nên đây là điều kiện thuận lợi nhất cho nấm Collectotrichum phát triển và lây lan gây ra hiện tượng rụng quả cà phê. Vì vậy nếu trong thời gian này quả cà phê bị rụng thì chủ yếu là do nấm bệnh là chính. Về cách nhận biết thì các bác đã trao đổi ở trên. Tuy nhiên trong phần sử dụng biện pháp hóa học các bác đã nêu nhiều tên nhưng tôi thấy có 1 giải pháp mà đã nhiều nông dân đã sử dụng rất thành công không chỉ giúp giảm rụng quả cà phê mà còn trị được bệnh rỉ sắt, khô cành khô quả, sau khi khi phun thì lá xanh hơn…đó là sử dụng Tilt Super 300EC không biết các bác có sử dụng chưa ạ?, Nhân đây tối muốn cung cấp thêm cho các bác giải pháp này nữa để về áp dụng trên vườn của mình nhé.

    1. Nguyễn Vịnh

      Cám ơn bạn nguyentuongphu đã có ý kiến khá hợp lý khi sử dụng TILT SUPER 300ND có hoạt chất Propiconazole 150 g/l + Difenoconazole 150 g/l đặc trị bệnh rỉ sắt cà phê và bệnh vàng lá, có phổ kháng nấm khá rộng nên có thể dùng trị bệnh rụng quả non, khô cành khô quả của cà phê. Thuốc do LD Syngenta – Vietnam sản xuất.
      Tuy nhiên với bệnh rụng quả non bà con nên dùng thuốc kháng nấm có chứa hoạt chất carbendazim là đặc trị.
      Tất cả các loại hoạt chất kháng nấm đều có phổ khá rộng, thường có thể trị rất nhiều loại nấm khác nhau.
      Mong bạn có nhiều phản hồi hơn nữa. Cám ơn bạn.

      1. nguyenvansong

        Rất cảm ơn bác về những góp ý trên. Tuy nhiên trong thời gian qua tôi có nghe thấy là nếu sử dụng thuốc có nhóm Carbendazim không hợp lý thì sẽ làm giảm lượng giun trong đất, không biết là có đúng hay không, xin bác giúp em thêm để em biết về thông tin này chuẩn xác hơn bác nhé.

    2. Việt

      Tilt Super 300EC là thuốc diệt khuẩn phổ rộng, khi sử dụng nấm ít nên lá xanh hơn, ít khuẩn tấn công nên trái ít rụng. Nhược điểm của nó là phổ rộng nên không đặc hiệu, dùng nó khi ta không xác định được khuẩn gì tấn công.

  5. le dien

    gửi anh Nguyễn Vịnh! đã đọc một số bài viết của anh tôi thấy rất thiết thực, cảm ơn anh nhiều !
    nay có câu hỏi này mong anh giải đáp.
    – theo anh có nên bơm phân bón lá cho cây cà phê ngay sau khi thu hoạch ?
    chân thành cảm ơn anh !

    1. Nguyễn Vịnh

      Sau thu hoạch, nếu thấy cà phê có dấu hiệu xuống sức thì bạn phải bổ sung ngay dưỡng chất cho cây. Mùa khô sử dụng phân bón qua lá là thích hợp hơn cả. Nên xịt vào lúc sáng hoặc chiều khi trời mát.
      Số lần xịt phân bón qua lá cho cà phê thường không hạn chế, miễn sao bạn thấy là cây đã đủ nhu cầu. Thân ái.

      1. Nguyễn Vịnh

        Hiện nay thị trường có loại phân bón lá sinh học Biosol thế hệ mới có chứa các chất điều hòa sinh trưởng như Auxin, Cytokinin, GA3, giúp chống rụng quả non cho cà phê hay rụng chuỗi tiêu rất có hiệu quả, trên giacaphe.com có giới thiệu.
        Bà con trồng cà phê đã dùng để hạn chế rụng quả chưa?

  6. nguyenvansong

    Tôi có nghe nói hiện nay có một sản phẩm trị bệnh rụng quả cà phê, rỉ sắt, khô cành khô quả rất hay là Amistar Top 325SC, nhưng chưa thấy đăng ký trên cây cà phê. Không biết chú Vịnh có nghe qua sản phẩm này chưa. Nếu có mong chú cho thêm thông tin giúp.

  7. Nguyễn Vịnh

    – Trước tiên bạn cần phân biệt thuốc trừ sâu (sát trùng) và thuốc trừ bệnh (diệt khuẩn, kháng nấm) để không lẫn lộn 2 khái niệm này.
    – Bất cứ loại thuốc nào cũng đều có ghi rõ hoạt chất, công dụng và liều lượng sử dụng trên nhãn mác bao bì. Bạn nên căn cứ vào đó để sử dụng cho hợp lý vì “trăm nghe không bằng một thấy”.
    – AMISTAR TOP 325 SC (chứa hỗn hợp 2 hoạt chất Azoxystrobin 200 g/l + Difenoconazole 125 g/l) là thuốc trừ bệnh phổ rộng trên lúa, phòng và trị bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và lem lép hạt, sử dụng hiệu quả ở giai đoạn lúa làm đòng. (hoạt chất Difenoconazole có trong thuốc TILT SUPER 300ND)
    -AMISTAR 250 SC (chỉ có Azoxystrobin) đặc trị bệnh thán thư xoài và nhiều loại bệnh nấm khác, giúp cho quả xoài bóng, đẹp.
    – Vì thế bạn có thể dùng để trị bệnh rỉ sắt trên cây cà phê. Tuy nhiên không hợp lý lắm khi trị bệnh rụng quả non, khô cành khô quả.
    Thuốc đều do LD Syngenta – Vietnam sản xuất.
    -Bạn cũng cần nhớ ý đã trả lời ở phản hồi trên : Tất cả các loại hoạt chất kháng nấm đều có phổ khá rộng, thường có thể trị rất nhiều loại bệnh nấm khác nhau.

  8. tranvger

    To: nguyenvansong: Việc chúng ta sử dụng thuốc trừ bệnh cho cây trồng điều này nếu bạn biết tác động của các hoạt chất trong thuốc lên các loại nấm nào thì bạn sẽ sử dụng hiệu quả cả công lao động, chi phí và công dụng cho cây trồng. Không nhất thiết là thuốc đó phải ghi đúng đối tượng cây trồng, bệnh hại. Bởi vì đa số các sản phẩm thuốc BVTV khi đưa ra thị trường ở nước ta các công ty thường đăng ký cho cây lúa trước, rồi mới tới những cây trồng khác, và không phải họ thích là ghi thêm cà phê, chè..vô nhãn là được. Do đó nếu muốn sử dụng sản phẩm mà bạn chưa có thông tin nên hỏi các cán bộ kỹ thuật, hoặc công ty đó. Nếu các bạn sử dụng Tilt super nên lưu ý không nên tăng liều quá cao có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của bộ phận non

  9. trường sơn_dalat Arabica

    Nguyên nhân rụng trái non là do thiếu P và K và các nguyên tố vi lượng. Đi kèm rụng trái là hiện tượng rụng lá chết khô đầu cành. Các bạn hãy bón phân NPK đầy đủ kèm theo xịt vi lượng khi trái còn nhỏ, và xịt đều đặn phân bón lá vi lượng cộng phân bón lá hữu cơ vào buổi chiều mát.
    Hiện tượng rụng trái còn do quá trình tự đào thải của cây do lượng trái quá sai, những trái thụ phấn kém. Khi nhu cầu dinh dưỡng của trái quá nhiều mà rễ không hút kịp lá không sản suất kịp. Hiện tượng này là khi thấy cây lá vẫn xanh tốt mà trái vẫn rụng nhưng không rụng ồ ạt như thiếu chất mà rụng thành đợt số lượng ít. Còn rụng do nấm thì quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngay. Chúc bà con vụ mùa bội thu được giá !

  10. Việt

    Tôi thấy một số bà con bảo phun vi lượng chống rụng trái, tôi góp ý một tý nhé:
    Tôi đảm bảo và cá cược với bất ai rằng toàn bộ phân kẽm đang bán ở thị trường là phân bón dỏm, tôi sẽ cá cược 100 triệu cho bất kỳ ai mua được 100 g kẽm đúng với giá 1 tỷ đồng 1 kg! đơn giản bởi toàn bộ thị trường miền Đông, Cao Nguyên hoàn toàn không có kẽm.
    Phân kẽm:
    Công thức phân tử: ZnSO4.2H2O, ngoại quan màu trắng đục (như bột gạo, giống hệt bột gạo, nhìn xa khoảng cách 1 m không phân biệt được đâu là bột gạo, đâu là kẽm sulfat).
    Điều chế trong công nghiệp:
    Zn + H2SO4 + 2 H2O = ZnSO4.2H2O.
    Zn là koại kim loại đắt tiền, hãy hình dung một thanh sắt V mạ Zn nóng chảy để chống oxy hóa giá sẽ rất đắt so với cây không mạ Zn.
    Tôi đã tìm mua khắp Sài gòn mà không có ZnSO4.2 H2O và cuối cùng là chọn giải pháp mua Zn kim loại với giá 90.000 đ/ và H2SO4 với giá 5.000 đ/ 1 Kg về tự làm lấy.
    Dấu hiệu nhận biết về phía nông dân: Chúng ta biết rằng Zn là vi lượng, cần liều ít nên gọi là “VI”, vậy hãy cung cấp cho cây bằng liều trung hoặc đa xem cây có bị ngộ độc mà chết hay không.
    Tôi đảm bảo rằng với liều phun 200 g/ 16 lít nước là liều gây ngộ độc mà chết nhưng cây được phun sẽ cười mà tươi tốt rằng, hoàn toàn không ngộ độc Zn!
    Nếu không phun thì thử pha liều đa 300 g/ 10 – 30 lít nước cho 1 cây cà phê, đây là liều cực độc, “gây chết lập tức” xem cây có chết không. Tôi cũng đảm bảo rằng cây sẽ vui vẻ cười mà nói rằng: Không độc, thích quá, thích quá!

    1. Hà Chinh Nguyên

      Bác làm chi tốn kém thế, em dùng siro kẽm cho em bé uống đó pha với thuốc nấm phun luôn 1 thể, em chỉ không pha với thuốc trừ sâu vì đa số các loại thuốc trừ sâu bị mất tác dụng khi pha với dung dịch kiềm (Zn thuộc loại kềm). Về rụng trái em chủ yếu phun thuốc nấm nhóm Validamycin A, Hexaconazole, Carbendazim kết hợp với vi lượng em thấy trái cũng đỡ bị rụng. Em cứ 2 tháng 2 xịt 1 lần nên cũng đỡ bệnh

  11. Chip con

    @Việt.
    Bạn có thể nói rõ ý này hơn nữa không?:

    Dấu hiệu nhận biết về phía nông dân: Chúng ta biết rằng Zn là vi lượng, cần liều ít nên gọi là “VI”, vậy hãy cung cấp cho cây bằng liều trung hoặc đa xem cây có bị ngộ độc mà chết hay không.
    Tôi đảm bảo rằng với liều phun 200 g/ 16 lít nước là liều gây ngộ độc mà chết nhưng cây được phun sẽ cười mà tươi tốt rằng, hoàn toàn không ngộ độc Zn!
    Nếu không phun thì thử pha liều đa 300 g/ 10 – 30 lít nước cho 1 cây cà phê, đây là liều cực độc, “gây chết lập tức” xem cây có chết không. Tôi cũng đảm bảo rằng cây sẽ vui vẻ cười mà nói rằng: Không độc, thích quá, thích quá!

    1. Theo bạn là không có, vậy chúng tôi lấy gì để cung cấp bằng liều trung hoặc đa để thử nghiệm?
    2.Hai ý sau của bạn có cùng một kết luận, thì có gì mà phải bàn, vậy lập luận của bạn có mâu thuẫn không?
    Mong bạn nói thêm cho bà con hiểu với. Cám ơn.

    1. Việt

      Chào hai bạn Chip con và lao nong.
      Thật sự mình không biết cách nào và không có cách nào để giúp 2 bạn được. (hôm trước mình viết nhầm ZnSO4.2H2O, nó là ngậm 7H2O).

  12. Nguyen trung kiên

    Chào cả nhà,
    Vườn tôi cũng bị rụng trái non, kiểm tra thấy trong chùm quả có nhiều con nhỏ màu vàng bò rất nhanh. Vậy cho hỏi cả nhà nó là con gì?có gây rụng trái non ko?

  13. Ngụy Khắc Nông

    Cà phê của tôi sau khi mưa bị rụng trái non rất nhiều, quan sát các quả bị rụng thì thấy cuống bị thối. Tôi là người trồng cà phê chưa có kinh nghiệm vậy mong các bác giúp giùm.

    1. hùng

      có 3 trường hợp nha bạn. 1 là nếu cafe rụng do rệp thi dùng thuôc diệt rẹp kết hợp với phân bón lá xịt đều trong và ngoài tán. 2 là cafe rụng do thiếu phân. đơn giãn bạn nên bón ngay lập tức. nên bón cali và luu huỳnh (cẩn thận lựa chọn thoi điểm lúc bỏ bảo đảm phân tan nha. k tan là die luôn cây cafe đấy ) .3 là do chùm qua cạnh tranh chất dinh dưỡng nên rụng theo kiểu tự nhiên, cái này theo mình nếu cảm thấy cà sai trĩu cành thì mỗi gốc bạn bỏ nhiều phân lên một chút là ok.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

93