Doanh nghiệp lo nông dân cà phê thiếu vốn

Trước tình hình giá cà phê trong nước và thế giới đều rớt mạnh, vấn đề cần làm hiện nay là đảm bảo vốn cho nông dân cầm cự và yên tâm trữ cà phê chờ giá lên.

Cafe

Khả năng cung cấp tín dụng cho người nông dân lại là mối ưu tâm chung của nhiều doanh nghiệp cà phê. Tại hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2007-2008 do Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) tổ chức ngày 31/10, và nhiều doanh nghiệp đều bày tỏ mối quan tâm về vấn đề này.

Giá cà phê thế giới và trong nước đã đột ngột rớt mạnh, trong thời gian gần đây, đặc biệt từ đầu tháng 10 đến nay mà theo nhận định của nhiều người, là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Khác với nhiều mặt hàng khác, giá cà phê trên thị trường thế giới chịu tác động không nhiều từ yếu tố cung cầu mà chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các hoạt động đầu cơ, do cà phê là mặt hàng có khả năng bảo quản với thời gian dài. Khủng hoảng tài chính hiện làm cho nhiều quỹ đầu tư không còn đủ vốn.

cafef
Giá cà phê trên thị trường thế giới từ đầu tháng 10 đến nay

Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tập đoàn Thái Hòa, trao đổi với CafeF, cho rằng vấn đề hiện tại là làm sao đảm bảo cho nông dân vay vốn, giúp nông dân giữ lại cà phê hoặc bán rải thay vì dồn lại, vì đến khoảng tháng 6 năm sau giá cà phê có thể phục hồi lại . Với tình trạng thiếu vốn như hiện nay, việc nông dân bán ra ồ ạt đẩy giá cà phê xuống thấp nữa là nguy cơ nhãn tiền.

Đây cũng là ý kiến phát biểu của ông Nguyễn Xuân Thái – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk). Tuy nhiên vấn đề là lãi suất ngân hàng quá cao cùng với việc hạn chế vay ngoại tệ của các ngân hàng đã gây khó khăn cho doanh  nghiệp”.

Nhiều doanh nghiệp đều có chung ý kiến, tuy không mới, là quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cho nhà xuất khẩu vay ngoại tệ kéo dài từ tháng 4 tới nay đã gây ra nhiều khó khăn cho nhà xuất khẩu cà phê.

Theo tính toán của Vicofa, nhu cầu tín dụng dành cho cây cà phê trong cả hệ thống từ nông dân tới nhà xuất khẩu khoảng 12.000-15.000 tỉ đồng/niên vụ.

Giá cà phê cả trong nước và thế giới đã tụt xuống khá sâu sau khi lên tới đỉnh điểm vào đầu năm nay. Từ mức 42.000 đồng/kg nhân cà phê tháng tư, chỉ trong vòng 6 tháng đã tụt xuống chỉ còn 22.000 – 23.000 đồng/kg vào thời điểm hiện tại.

Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Đức và Mỹ với gần 120 nghìn tấn cà phê nhập khẩu của Việt Nam, nhưng thị trường được Vicofa lưu ý là thị trường Nga với khối lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng gần 4 lần trong năm nay. Một số doanh nghiệp trồng cà phê cũng cho biết, vụ thu hoạch năm nay có thể sẽ gặp bất lợi do thời tiết năm nay mưa nhiều cả trong thời kỳ cà phê trổ bông lẫn thu hoạch, nguy cơ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng thu hoạch cà phê do nông dân sẽ thu hoạch cả quả xanh.

Theo báo cáo của Vicofa, niên vụ 2007/2008 là niên vụ thứ 3 liên tiếp ngành cà phê Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đôla, và có thể coi là một niên vụ thành công khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 tỉ đôla.

Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Đức và Mỹ với gần 120 nghìn tấn cà phê nhập khẩu của Việt Nam, nhưng thị trường được Vicofa lưu ý là thị trường Nga với khối lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng gần 4 lần trong năm nay.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyen van hoat

    chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ hiện nay không còn phù hợp vì đình trệ sản xuất người làm công mất việc .lãi xuất ngân hàng quá cao khiến cho các doanh nghiệp được vay cũng không dám vay vì sợ thua lỗ.nông dân không được vay để đầu tư tiếp cho vụ sau bị doanh nghiệp ép giá cuối cùng dẫn đến thua lỗ . chính phủ phải có cách tháo gỡ khó khăn này ngay nếu không nền kinh tế sẽ suy thoái trầm trọng. võ nợ hàng loạt. đời sống xã hối sẽ biến loạn đó là hệ lụy tất yếu

  2. Phạm Chơn

    Chuyện trữ hàng chờ giá ,theo tôi không thể để cho nông dân lo được .bởi họ là những người hạn chế nhất về nắm bắt thông tin cũng như sự tính toán lợi hại .Theo tôi đó là việc của các DN phải làm thì đúng hơn .DN sợ lổ đùn cho nông dân trữ để có hàng mua bán dài dài kiếm lời ,cũng có thể DN sợ nông dân bán ồ ạt làm giá rớt mình lổ theo vì lượng hàng tồn kho của các DN đều có giá vốn rất cao .Vậy thì chính DN phải lo làm sao để thị trường bình ổn và có giá tốt cho mình đồng thời cũng tốt cho nhà nông .Chứ nông dân làm sao có thể bình ổn được giá thị trường !
    Nhưng liệu tất cả các DN XK có cùng thống nhất được với nhau hay mạnh ai nấy lo

Tin đã đăng