Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đang vào mùa mưa, nên các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê tập trung chăm sóc cho cây cà phê, hạn chế rụng quả nhằm phấn đấu niên vụ 2010-2011 đạt tổng sản lượng từ 930.000 tấn cà phê nhân trở lên. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đạt gần 450.000 tấn, tỉnh Lâm Đồng đạt 282.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cây cà phê tập trung làm sạch cỏ, đánh nhánh, tỉa cành, bẻ chồi vượt, chồi tăm, dành dinh dưỡng nuôi quả non cà phê. Các nông hộ, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vốn mua các loại phân bón chuyên dùng bón kịp thời, đúng thời vụ cho cây cà phê. Trong vài năm trở lại đây, các nông hộ còn sử dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như vỏ trấu cà phê, vỏ đậu đỗ các loại, cùi, vỏ ngô… để sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh, bón bổ sung thêm cho cây cà phê.
Mùa mưa này, các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã tự sản xuất được hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh bón cho cây cà phê; bước đầu áp dụng chương trình chứng nhận sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế, với hàng chục ngàn ha hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng môi trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới.
Chỉ riêng tại Đắk Lắk, hiện đã có 12 doanh nghiệp và hàng ngàn nông hộ thực hiện sản xuất cà phê có chứng chỉ và truy nguyên nguồn gốc theo nguyên tắc 4C, UTZ Kupah, với trên 14.000 ha. Sản xuất cà phê theo các chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế này, các nông hộ, các doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm túc các quy trình từ khâu chọn giống, trồng, tưới nước, quản lý dịch hại, bón phân không ảnh hưởng xấu đến môi trường…
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tăng cường kiểm tra, thanh tra chất lượng các loại vật tư, phân bón, nhằm ngăn chặn các đối tượng kinh doanh vật tư kém chất lượng, hàng giả gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có trên 450.000 ha cà phê, trong đó có khoảng 425.000 ha cà phê kinh doanh. Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 185.000 ha, trong đó có 173.400 ha cà phê kinh doanh cho sản phẩm, kế đến là tỉnh Lâm Đồng, với diện tích cho thu hoạch 128.289 ha, diện tích cà phê còn lại là các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông.
Hàng năm, các nhà đầu cơ/rang xay trên thế giới cất công tìn kiếm số liệu cà phê Việt Nam. Họ cử nhân viên đến từng vườn vào các thời kỳ tưới nước, bón phân , chăm sóc, thống kê diện tích, phân tích số liệu…để đưa ra co số về sản lượng từng vùng, trên cơ sở đó họ chủ động đặt giá mua /trừ lùi với các nhà cung úng/ XK cà phê của Việnt Nam; những động tác đó không phải là không có chi phí và độ tin cậy lại không cao. Thế nhưng mình cứ khoe hết ra cho thiên hạ ngắm, cứ báo cáo thành tích cho to, kể công cho nhiều để mấy ông Tây /ông Nhật ngồi cười .Cứ cái đà này thì vụ cà phê năm này bà con càng khốn đốn vì giá rớt, nhất là Brazil đang được mùa;
Chúng ta nên nhớ rằng : Hàng năm Bộ Nông nghiệp Mỹ luôn đưa ra co số dự báo sản lượng cà phê của BraZil nhưng hầu như không năm nào là đúng chính xác, còn chính phủ Brazil cũng đưa ra con số nhưng cuối cùng họ luôn có cách lý giải.
Xin hảy cẩn trọng trong việc thông tin, yếu tố bí mật có vị trí quan trọng trong việc quyết định sự thành bại về giá cả trong quan hệ mua bán.
Sáng nay nghe đài truyền hình VTC8 đưa tin (tin không mới) : “Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê của VN niên vụ tới ước đạt 18 triệu bao, tăng 6,7%”.
Xin hỏi các bác :
-Không nghe bộ NN&PTNT VN hay Tổng Cty Cafe VN đưa tin gì cả mà anh Mỹ lại đưa. Sao lại có chuyện “trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã hay” vậy?
-Tin đó căn cứ vào đâu? mà chuyện của VN mà VN chưa đưa sao anh xía vô, vậy có ý gì?
Túm lại, có ẩn ý gì trong cái tin đó? bác nào cao minh xin giải thích giùm.
Tôi có hai ha cà phê kinh doanh bữa nay thấy cây có vẻ vàng, đói phân. Tôi tính mua NPK về bỏ và mua phân bón lá để xịt, mong bà con tư vấn cho tôi nên xịt loại nào đối với cà phê đang vào nhân như hiện nay. Tôi tính mua (kno3) đươc không chỉ dùm tôi với.