Giá cà phê kỳ hạn trở lại trái chiều khi có thêm các yếu tố cơ bản hỗ trợ…
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 19 USD, xuống 2.218 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 12 USD, còn 2.191 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York nối tiếp xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 1 cent, lên 238,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 1,10 cent, lên 239,25 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. Cấu trúc giá đảo nới rộng khoảng cách.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 200 – 300 đồng, xuống dao dộng trong khung 39.700 – 40.200 đồng/kg.
Buổi họp báo sau phiên họp chính sách của Fed dường chỉ nhấn mạnh những gì đã được thị trường suy đoán, với khẳng định chỉ có thể biết được mức tăng lãi suất cơ bản USD tại phiên họp chính sách tháng Ba. Điều này đã khiến sức tăng khá mạnh ngay từ đầu phiên của các sàn chứng khoán bị chùng lại, các giới đầu cơ tỏ rõ sự nhẹ nhõm với các biên độ dao động dịu bớt. Hầu hết các sàn hàng hàng hóa tăng mạnh phiên trước đó đã sụt giảm trở lại.
Sàn New York tiếp tục tăng nhẹ do có sự hỗ trợ của các báo cáo tồn kho sụt giảm. Nổi bật là Hiệp hội Cà phê Hạt Mỹ (GCA) báo cáo tồn kho tháng 12 đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước và báo cáo tồn kho cà phê Arabica do ICE quản lý giảm xuống mức thấp hơn 13 tháng.
Trái lại, sàn London sụt giảm trở lại do suy đoán nông dân Việt Nam sẽ gia tăng bán cà phê để chi tiêu cho kỳ Tết Nhân Dần sắp tới. Thị trường còn có thêm sự tác động đáng kể với báo cáo của Citigroup dự đoán sản lượng niên vụ 2022/2023 tới của Việt Nam sẽ tăng 5,1%, lên 33 triệu bao, tiếp tục là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Anh Văn (giacaphe.com)