Việt Nam đã có cà phê chồn? Kỳ 1: Truyền thuyết về cà phê

Từ lâu cà phê Chồn đã trở thành một thức uống của huyền thoại. Vì với người sành điệu, đi tìm một quán cà phê ở Sài Gòn hay Hà Nội có bán cà phê Chồn để thưởng thức là điều không thể. Mà nếu bạn ở ngay thủ phủ của cây cà phê thì bạn cũng chỉ nghe kể. Vậy đâu là địa chỉ của cà phê Chồn?…Loạt bài viết này nhằm mời bạn đến với địa chỉ đó.

Kỳ 1: Truyền thuyết về cà phê

Cuối thế kỷ XVI, khi các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến vùng cao nguyên Êthiopia xa xôi của châu Phi để truyền giáo. Họ thấy rất khá nhiều thổ dân bị căn bệnh buồn ngủ. Người bị bệnh này lúc nào cũng thấy uể oải, lờ đờ và có cảm giác thường xuyên buồn ngủ. Họ có thể ngủ trong lúc đang đi lấy nước ngoài suối hay đang làm những công việc lao động giản đơn, mặc dầu họ đã ngủ nhiều hơn gấp 2-3 lần người khác hay thậm chí đã ngủ suốt cả ngày. Vì thế những người mắc bệnh này làm việc có hiệu quả rất thấp hay có thể rất nguy hiểm như trong lúc đang săn bắn, lái xe, chẳng hạn…

Bệnh do một loại ruồi sống bằng chích hút máu các con vật lớn như trâu, bò, lạc đà, ngựa …Trong lúc chích hút, ruồi tiết ra một loại độc tố làm cho máu không đông. Chính loại độc tố này đã làm các con vật không ngủ được, ốm dần. Đồng thời ở nơi vết chích máu cứ rỉ ra ngày này sang ngày khác làm cho con vật kiệt sức rồi chết. Khi số gia súc bị ít dần mà đàn ruồi sinh sản ngày càng nhiều lên nên đã dẫn đến việc chúng tấn công cả sang con người để chích hút máu.

Các thầy lang địa phương đã chữa bệnh này bằng cách hái một loại quả nhỏ như quả anh đào, bóc lấy hạt bỏ lên bếp lửa nướng cháy. Đến khi quả tỏa ra một mùi thơm liền đưa cho người bệnh nhai nát ra và nuốt. Điều làm cho các giáo sĩ và các thầy thuốc phương Tây đáng ngạc nhiên hơn là chỉ một lát sau người bệnh trông khỏe hẳn ra, ăn nói huyên thuyên và nhảy múa một cách thoải mái đầy phấn khích. Một số thổ dân không bị bệnh cũng lấy hạt đã nướng nhai nuốt và cho thấy một kết quả tương tự.

Cũng cần phân biệt một loại bệnh buồn ngủ của người mà nguyên nhân chính là do thiểu năng tuần hoàn não. Do lượng máu được bơm lên não bộ hạn chế nên não bị thiếu oxy làm cho người bệnh thường xuyên có cảm giác thiếu ngủ. Bệnh rất nguy hiểm đối với những người làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung cao độ như lái xe chẳng hạn.

Từ đó hạt cà phê được đưa về Châu Âu nhưng phải hơn thế kỷ sau mới trở thành một thức uống trước tiên là phục vụ cho giới quý tộc cung đình rồi dần dần mới lan tỏa trong dân gian.

Nếu cây cà phê được di thực qua Châu Á bởi người Bồ và người Pháp thì lại đi theo người Tây Ban Nha sang Nam Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII. Rất nhanh chóng, cây cà phê đã trở thành cây bản địa bởi nhờ sự thích hợp của khí hậu và thổ nhưỡng ở những vùng đất thuộc địa này.

Có một truyền thuyết nữa được lưu truyền trong thế giới Ả rập do những đoàn thương nhân phương Tây kể lại khi đưa cà phê là một thứ đồ uống mới từ vùng Cận Đông về Châu Âu. Người Ả rập cho rằng một số con dê trong những đàn dê của thổ dân Bắc Phi được chăn thả tự nhiên đã nhảy nhót một cách vui vẻ không biết mệt mỏi đến tận đêm khuya sau khi ăn một loại quả chín trên các cây mọc tự nhiên dưới tán rừng già. Và hầu như mỗi lần được thả ra số con dê đó cũng nhanh chóng chạy vào rừng tìm ăn loại quả kỳ lạ ấy. Các thầy tu của một tu viện gần đó đã thử uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Từ đó truyền thuyết cho rằng con người đã biết đến cây cà phê là nhờ những đàn dê của thổ dân này.

Tuy nhiên truyền thuyết này thiếu tính hợp lí vì quả cà phê với lớp xen-lu-lô tạo thành vỏ bao bọc nhân nên không thể tiêu hóa trong bao tử của bất kì loài động vật nào (nên mới có cà phê Chồn). Và quả cà phê nếu không được rang hay nướng chín lên thì không chuyển hóa được chất cafein để tạo thành một chất kích thích thần kinh.

Nhưng không phải thổ dân Châu Phi mà chính người Ả rập đã tìm ra cách pha chế loại quả ấy thành một thứ đồ uống từ cuối thế kỷ XV mà về sau được họ đặt cho cái tên là cà phê.

Kì 2 : Cà phê, một thức uống quý tộc.

Nguyễn Vịnh
Cư Kuin – Đaklak

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. tranvanthanh

    Thời này làm gì có cà phê chồn nữa, thậm chí quanh rẫy cà phê có vài chú sóc ăn kiến họ cũng dùng bẩy kẹp bắt hết, huống hồ là những con to như chồn.

    Các bạn ở thành phố mà có cà phê chồn thiệt để uống chắc họ nhập từ Brazil về đấy. Tôi ở Đaklak chỉ có con chim chào mào ăn rồi vãi ra, nếu ai mua 5,000,000 /kg cũng chẳng nhặt được.

  2. Nông Văn Dân

    Ai muốn mua cà phê chồn thì đến với Trung nguyên, số lượng bao nhiêu cũng có, họ đã bán cà phê chồn khắp cả nước từ nhiều năm rồi!

  3. Phan Trung Hiếu

    mình nghiện cafe, nhưng mình chưa bao giờ đc uống cafe chồn cả! có chăng cũng chỉ là “nhái”. Nếu ai biết chỗ nào có cafe chồn thứ thiệt thì share cho mình biết với nha! Mình xin chân thành cảm ơn rất nhiều. Email: klose_phanhieu@ymail.com

  4. le quang lam

    Ôi! lấy đâu cape chồn , càpe cáo.toàn lả lừa đảo nhau cả thôi.Nhăt hạt cape chín trộn ít keo, cho vào ống nứa thụt ra như đận phân mèo đem phơi khô thì giống cape cứt chồn thôi rồì .Bài viết công nghệ làm phân chuồng giả . nó y chang như nhau cả thôi .

  5. Nhin khong duoc

    Khi bài viết này được lên trang, có khá nhiều phản hồi đa chiều. Nhìn chung có hai hướng chính :
    -Hướng 1 : Không tin là có sản phẩm cà phê chồn . Xin mời xem lại bài viết của Chi Mai trên trang Veb này (theo từ khóa “cà phê chồn”), trong đó có giới thiệu rõ : “Tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai, Trung Nguyên lần đầu tiên cho ra mắt sản phẩm cà phê chồn, mỗi hộp 250g giá 750USD…”. Đa số cho chỉ có “cái gọi là” cà phê chồn mà thôi. Vậy mấy ai đã thử sản phẩm này chưa để xác định hay chỉ vỏ đoán. (thực ra không dễ dàng gì vì…đắt quá!).
    -Hướng 2 : Phản đối vì cho là mình đã bị lừa khi uống phải “cái gọi là” đó. Nhưng lại phản đối bằng những lời lẽ dung tục, thiếu lịch sự, tế nhị. Đây là diễn đàn của Y5Cafe, của những người nông dân mà bắt họ phải nghe những ngôn từ thiếu mỹ cảm như vậy. Còn những kẻ “lừa đảo, bịp bợm”…hỡi ôi, sao vẫn tồn tại cái cách phản đối như vậy!
    Tôi đi đọc lại rất kỹ mà chưa thấy cà phê chồn ở đâu! và tác giả cũng không nói ở đâu ngoài một câu hỏi được lấy làm nhan đề. Vậy tác giả hỏi ai? ai là người trả lời?
    Thú thật tôi vẫn chưa rõ, chỉ thấy nhiều phản hồi chứa đựng sự bực tức, hằn học. Tôi vẫn chưa rõ nên đành phải chờ vậy !

  6. Thục Nhi

    TUYỆT !… bài viết giàu chất văn hóa, giúp nông dân hiểu biết, nâng cao đời sống tinh thần, gắn bó và tự hào với cây caphe hơn.
    Mong được đón nhận nhiều sản phẩm VĂN HÓA CAPHE hơn nữa

  7. NGUYỄN QUANG VINH

    Tôi có khoảng hơn 1kg cà phê còn chính gốc từ miền cao nguyên. Dì tôi trồng cà phê nhiều năm mỗi năm tích góp đuợc một ít. Nay dì tặng gia đình tôi, gì bảo cafe này để dành cũng cả 10 năm nay rồi. Tôi chỉ có hạt cafe thô chứ chưa chế biến gì ai biết cách chế biến hoặc cách dùng chỉ dùm tôi với nhé. Tôi cảm ơn trước! Liên hệ NGUYỄN QUANG VINH 27 Bàu Bàng P 13 Tân Bình TP HCM Tel: 0918349067

    1. Nguyễn Vịnh

      Bạn muốn bà con giúp thì bạn cần nói rõ hơn là cà phê bạn có thuộc loại gì? “còn chính gốc” có nghĩa là gì?…thì bà con mới giúp bạn được. Hay bạn muốn nói cà phê chồn!
      Mời bạn vào phần “chăm sóc-chế biến” để tham khảo. Thân.

    1. toanrcafe

      -Ba cái nguyên lý vớ vẩn của những kẻ chẳng biết gì về cà phê. Buồn cho những bạn chưa có cơ hội được thưởng thức cà phê chồn. Hy vọng… uống cà phê chồn thứ thiệt chứ ko phải uống “hương chồn” của Trung Nguyên 30.000đ/ly.
      -Uống cà phê hay uống hương liệu ăn theo cà phê! Thương cho những người hàng ngày vẫn uống thứ nước vớ vẩn mà cứ tưởng mình đang uống cà phê.Thế mà những kẻ lừa bịp vẫn tồn tại được, thậm chí tồn tại một cách đàng hoàng hơn cả người nông dân làm ra hạt cà phê.
      -Tiếc cho ai thấy thật mà tưởng bị lừa nhưng khi bị người ta lừa cho lại cứ tưởng là thật.
      Xót xa thay!

  8. Nguyễn TRần Thanh Hồng

    Là người Dak Lak mà chưa biết gì về thuyết cà phê thấy cũng ngại. Nay có bài viết này em thấy mừng quá. Lại tình cờ biết được một diễn đàn dành cho bà con nông dân thì em còn mừng hơn nữa!
    Em cũng còn trẻ lắm! và ngẫm lại thì thấy mình chưa xứng đáng là con cháu Ban Mê. Nay xin vào thỉnh giáo các cô chú và các anh chị. Em xin cảm ơn!

  9. võ thị phúc

    Cà phê chồn có chứ, mình là người Đak lak và trong tương lai mình cũng sẽ gắn bó với nó… nếu ai ko tin có cà phê chồn và nếu tin mà chưa từng thử thì mình sẽ cho mọi người thấy, đợi mình khoảng 3 năm nữa nhé…
    Tôi là người Đak lak, tôi sẽ cho bạn thấy bản lĩnh của người Đak lak và hương vị thật sự của cà phê chồn.

    1. nguyễn thị ánh nhi

      Cafe hương chồn ư, các bạn muốn uống thì tới Đak Lak mình sẽ cho uống cafe chính gốc thoải mái luôn

  10. Tân BL

    Truyền thuyết về những con dê nhảy nhót hưng phấn sau khi ăn những quả cà phê chín mọng và các thầy tu trong tu viện uống nước quả ép từ đó chỉ là chuyện kể cho vui các bác nhỉ !

  11. Nguyễn Cừ

    uh , chào các bạn đam mê cà phê, mình cũng là dân ghiền cà phê, nhà mình có nuôi con chồn hương khoảng 5kg bắt được từ rừng về, mùa cà phê rồi mình cho nó ăn cũng thu được khoảng 5kg, bạn nào muốn dùng thử cà phê chồn thế nào mình xin mời về quê mình thưởng thức nhé, Nhà mình ở Đồng Phú, Bình Phước( 09338748688)

Tin đã đăng