Tin buồn

Giá phân bón bị đẩy cao qua nhiều cấp đại lý bán hàng

Nông dân đang phải mua phân bón với giá cao hơn 30% so với giá gốc do một hệ thống phân phối nhiều tầng nấc: cấp 1, 2, 3…, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng.

Sơ kết công tác thanh kiểm tra phân bón năm 2009 khu vực Nam Bộ (32 tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau), Thứ trưởng Bổng cho rằng có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại cho nông dân khi mua và sử dụng phân bón.

Trong đó nguyên nhân thứ nhất là giá mua phân bón của nông dân bị đội lên 30% do qua hệ thống các đại lý phân phối cấp 1, 2, 3. Ví dụ như ở An Giang, 50% nông dân mua ở đại lý cấp 3; 40% mua tại đại lý cấp 2, chỉ có 10% mua trực tiếp ở đại lý cấp 1. Tỉnh này có khoảng 1.300 đại lý. Lý do nông dân mua đại lý cấp 3 là họ được mua chịu.

Để giải quyết tình trạng này, Thứ trưởng cho rằng phải triển khai một số biện pháp thí điểm trong thời gian tới. Ví dụ như lập hợp tác xã dịch vụ cung ứng thay cho đại lý cấp 2, 3. Các doanh nghiệp lớn xây dựng đại lý trực tiếp. Nhà nước cũng hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất và làm thế nào để nông dân sử dụng vốn đúng mục đích.

Nguyên nhân thứ 2, theo ông Bổng, giá bán tùy tiện, chêch lệch giá giữa các nơi bán lý do là do sự kiểm soát chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng. Điển hình như nông dân An Giang thường qua Đồng Tháp mua phân bón mặc dù cùng công ty, cùng giá trị. “Do vậy cần thiết lập hệ thống thông tin giá, có thể đưa lên các trang thông tin điện tử (website); niêm yết giá, giao quản lý cho cấp xã…”, Thứ trưởng nói.

Chất lượng phân bón không đúng như công bố, là nguyên nhân thứ 3 gây thiệt hại cho nông dân. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, năm 2009, kiểm tra 859 mẫu phân bón của 17 tỉnh thành thì có đến 419 mẫu không đạt chất lượng, chiếm gần 48,78%, tăng 1,6% so với năm 2008. Trong số các mẫu phân không đạt chất lượng có 58% là phân vô cơ, 23% phân hữu cơ và 19% phân bón lá. “Đây là thiệt hại vô hình nhưng rất lớn đối với nông dân”, kết luận của Cục Trồng trọt.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp nông thôn nhận định, nông dân sử dụng phân bón không đúng phương pháp, từ đó hiệu quả kém. Do đó cần đào tạo cho nông dân bón phân đúng kỹ thuật. Bộ cũng có kế hoạch đào tạo khoảng 300.000 nông dân trong cả nước để hiểu biết hơn về phân bón.

Năm 2010, nhu cầu phân bón trong nước cần khoảng 9 triệu tấn, trong khi đó sản xuất trong nước chỉ đạt 6 triệu tấn, số còn lại phải nhập khẩu.

Theo-VNE

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hoangphung

    Ai cũng biết nhiều thứ nông dân ta lãnh đủ nhưng họ cứ ngồi đó lâu lâu phán 1 câu ,bà con ta mát ruột…Các ông lại tiếp tục ngồi và…nói.Ta lại mát lòng còn bụng thì đói,
    và nợ lại đầy.

  2. Nông dân nghèo

    Hóa ra từ năm 2008 nông dân mình đã phải gánh chịu đến hơn 47% số phân bón được kiểm tra là phân kém chất lượng. Và qua năm 2009 tăng lên 48,78%. Nông dân là người lãnh đủ. Còn các cơ quan chức năng thì chỉ biết ngồi phán… rồi đâu vào đấy.Nhưng mà bác Thứ trưởng công bố thông tin này để làm gì? Cụ thể như trách nhiệm của Bộ NN&PTNT đến đâu? Thà bác dừng thông tin, để nông dân nghèo tôi cam chịu cái phận con sâu cái kiến mà lo cuốc cày cật lực hơn nữa để bù vào chỗ mất mát vô hình này, và sống với mơ ước được làm ông chủ, dù chỉ trong mơ cũng sung sướng lắm rồi ! Cám ơn bác nhiều !..

  3. dien

    thưa anh thịnh ! cách nay mấy ngày tôi nghe dadio có nói những nông dân tham gia sản xuất cà phê bền vững ở di linh – lâm đồng khi bán sản phẩm cho công ty neu man viẹt nam thì được thưởng 600 đồng / kg .
    không biết thông tin này thực hư ra sao ? chúng tôi ở chư sê – gia lai cũng tham gia vào dự án sản xuất cà phê bền vững như ở di linh-lâm đồng , nhưng khi chúng tôi bán sản phẩm cho công ty neu man tại chư sê – gia lai chỉ được thưởng 300đồng/kg . so với di linh thấy thiệt thồi quá mà không biết hỏi ai !
    mong anh thịnh anh vĩ giải thích dùm thắc mắc này cho bà con chúng tôi !
    chân thành cảm ơn các anh !

  4. d.v.n

    Đề tài phân bón xem ra đã cũ rích nhưng vẫn phải nói vì nó ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân .Xem mấy bài báo đăng trên “Báo nông nghiệp VN” như “Thanh tra phân bón như gà mắc tóc” ,”Dẹp pb giả kém chất lượng …” …thấy mà buồn cho ngành nông nghiệp nước ta .Sau đây tôi có một vài nhận xét về vấn đề này mong anh em trên diễn đàn cùng góp ý :
    1/Quản lý chất lượng phân bón yếu ở mọi khâu :
    K1-Luật lệ không đâu vào đâu là khâu đầu tiên trong chuỗi mắt sích này .
    Chỉ đến khi nạn phân bón giả ,kém chất lượng hoành hành người ta mới đi soạn nghị định này ,sửa nghị định kia để rồi “chưa ráo mực đã lo sửa”.Tôi biết rõ là tệ nạn này đã có từ hơn 10 năm nay .Thử hỏi bấy lâu nay các bộ Công thương ,Nông nghiệp họ làm gì ?.
    K2-Các cơ quan giám sát ở các địa phương yếu kém :
    Phân bón không phải là ma túy.người ta bán công khai tại các đại lý ,người ta chở công khai bằng xe tải 10t,20t ,40t vậy mà không bắt được thì đến là lạ .Tôi không giám khẳng định các cán bộ kiểm tra ăn đút lót của các hẵng phân nhưng dư luận thì người ta nói bô bô .
    K3 .Đo lường chất lượng quá tệ .
    Cách đây 2 năm khi nạn phân giả hoàng hành tôi được người quen mách nước bốc 1kg phân trộn đều rồi chia đôi mang đến 2 nơi đo lường là “Trung tâm ứng dụng tin học thuộc sở KHCN Lâm đồng” và “Trung tâm đo lường chất lượng khu vực 3” ở Biên Hòa .Kết quả làm tôi bàng hoàng 2 bịch phân giống hệt nhau mà kết quả lệch nhau 30%-45%.
    K4.Các doanh nghiệp sản xuất bậy quá nhiều :
    Điều này thì ai cũng biết nên tôi không nói lại những điều báo chí đã nói .Cái tôi muốn nói ở đây là các quan chức và báo chí cổ súy quá nhiều cho các doanh nghiệp lớn và muốn đổ hết lỗi cho doanh nghiệp nhỏ .Chất lượng phân bón phụ thuộc chủ yếu vào “chữ tâm của nhà sản xuất” chứ không phụ thuộc vào”Quy mô sản xuất “. Nếu người ta có tâm tốt thì dùng “Cuốc ,xẻng” cũng làm ra được phân bón tốt .
    K5.Đại lý phân bón tham lam và không trung thực :
    Ai cũng biết buôn bán thì phải có lãi ,nhưng ăn lãi quá mức thì không nên và dối trá để ăn lãi thì không chấp nhận được .Ở nông thôn từ giữa vụ đến cuối vụ người nông dân thường thiếu vốn nên bị các đại lý ép phải mua phân kém chất lượng đó là vô nhân đạo .Mấy năm gần đây còn nổi lên phong trào mua phân qua hội nông dân mấy ông chủ tịch hội làm cò để đưa phân đểu về cho bà con khi bị phát hiện thì phủi tay .Đây là 1 cách để lách các cơ quan chức năng .
    K6-Báo chí quá lời :Cách đây 2 năm đọc những bài báo “Đồng bằng sông cửu long tràn ngập phân bón giả ” rồi thì “Phân bón giả tràn đồng “…Kết quả vụ đó ĐBSCL được mùa to vượt năng suất cả triệu tấn lúa rẻ có nơi phải ném cho vịt ăn. Không nhẽ là nhờ “phân bón giả”.
    K7-Hiểu biết của người nông dân còn quá thấp .Đây là khâu cuối cùng của chuỗi mắt sích nhưng cũng là khâu khó khắc phục nhất và đáng buồn nhất .Người nông dân rất bảo thủ và mang nặng tính a dua.Khi tôi khuyên họ nên bón phân chậm tan vì sẽ bị rửa trôi thì nhất khoát họ không nghe .Họ cho phân chậm tan là phân giả thế là cái hẵng Động Trung ở DiLinh họ làm phân bằng muối ăn cho dễ tan .Khi tôi nói với họ đừng bón NPK 16-16-8-13s cả 3 đợt trong mùa mưa vì không hợp tỷ lệ và nhiều lưu huỳnh quá sẽ chua đất nhưng họ không nghe .Có người còn nói tôi nếm đất có chua đâu .rồi phân chuồng tươi họ phi thẳng xuống ruộng không cần ủ ngày nào …Nông dân nước ta đã có 4000 năm tuổi nghề nhưng hiểu biết về phân bón có lẽ thuộc diện thấp nhất thế giới đó là điều buồn nhất .Nếu họ hiểu biết hơn thì đây là khâu tốt nhất để kiểm soát chất lượng phân bón .
    Sâu chỗi mắt sích 7 khâu lại thấy toàn diện là yếu kém thì phân bón dỏm vẫn tiếp tục hoành hành .

  5. TD

    Khâm phục Bác d.v.n có lẽ bác này làm gì đó có liên quan đến ngành phân bón, Bác nói đâu trúng đó.

    Sản xuất phân bón tốt hay xấu là do cái tâm của người chủ, đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp chứ không phải phụ thuộc quy mô. Các doanh nghiệp lớn cũng làm kém chất lượng như thường nhưng do ưu ái của các Sếp nên được bỏ qua cho. Cứ thế tay đánh trống miệng la làng, đi dâu cũng hô hào ta lớn không làm bậy nhưng thật ra rút ruột dân mà không ai biết. Các anh trên Cục, Bộ nghe vậy là tin ngay thế mà thẳng tay hoạch họe các doanh nghiệp nhỏ đủ điều.

    Nghị định 15/2010/NĐ-CP cũng nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ, các anh lớn phạt như thế cũng chẳng thấm vào đâu khi họ sản xuất ra hàng tỉ đồng cho mỗi lô hàng. Pháp luật thì nghiêm minh nhưng thực hiện thì không công bằng.

    Báo chí (báo nông nghiệp Việt Nam) cũng là anh chàng dở hơi đặc biệt là các anh phía Nam, không biết gì phân bón mà hay đăng tin lung tung chưa kể liên kết với các doanh nghiệp/người bất chính để làm tiền, trù dập doanh nghiệp nhỏ.

    Cách hay nhất là cố gắng tuyên truyền cho nông dân kiết thức về phân bón, thuốc BVTV để dân biết, dân tin, dân thực hiện theo là hiệu quả

  6. HOÀI NAM

    Lừa nông dân trên quy mô công nghiệp

    Sở dĩ tôi nói như vậy là thấy quá chướng tai gai mắt của nhiều loại phân tiết kiệm đạm trên thị trường. Với công thức 30 đạm, 1 lân và 17 silic (30-1-17) các công ty đua nhau lừa dân, đứng đầu là phân Zooure của công ty Sitto ăn theo có các công ty như: phân bón Việt Mỹ ( SiUre), Phân bón huy bảo( UreSi) công ty Đại Nông, Công ty nông nghiệp Bình Dương… họ lấy 64,37kg ure hạt đục, 2,17kg DAP + 33,46kg phụ gia( riêng ZooUre dùng Zeolite) trộn chung với nhau bán cho nông với giá cao hơn Ure(46,3%) thế gọi là tiết kiệm đạm. Các công ty này lừa nông dân một cách trắng trợn thế mà các cơ quan chức năng có ai lên tiếng bảo vệ nông dân, cơ quan chức năng cũng không am hiểu phân bón thế cũng gật đầu nghĩ là công nghệ mới. Cục trồng trọt là đơn vị quản lý phân bón thế mà cũng không hiểu thế nào là tiết kiệm đạm, cơ sở khoa học tử đâu? Trên trang web của Cục còn đăng bài ” Phân bón tiết kiệm đạm SiUre” của công ty Phân bón Việt Mỹ để trên trang web tháng này qua tháng khá mà không biết hỗ thẹn.
    Cơ quan chức năng chỉ biết hậm hẹo các công ty nhỏ, căn cứ nghị định này, nghị định nọ để đòi phạt các công ty nhỏ, còn các công ty lớn, làm bậy, lừa nông dân trên quy mô đại công nghiệp thị không hề biết đến.

    Tình hình này “tôi” cũng phải ra công thức 20-1-20Silic tức là trộn 42,64 kg ure hạt đục, 2,17kg DAP + 55,20 kg phụ gia rồi đem bán cho nông dân và quảng cáo
    ” Phân Siêu siêu tiết kiệm đạm SiUre” tức là tiết kiệm gần 1/3 so với Ure.

    BÓ TAY

  7. dang giang

    Gia cafe xuong thap,chi phi nhan cong hang nam thi cao,gia phan bon lai bi len cao ngut troi nhu vay lam sao nguoi nong dan co loi duoc.Chinh phu va Nha nuoc can phai co nhung chinh sach ho tro can thiet de giup do nguoi nong dan.Chung ta khong the chi biet noi khong khong ma khong bien chung thanh nhung hanh dong va chinh sach cu the?

  8. Phuoc Binh

    Các quan nói thì hay nhưng chả làm được gì , người nông dân lãnh đủ .Ở Krông Búk -Đắc Lắc chỗ tôi thì cứ gần đến các đợt bón phân cho cà phê thì một bao phân tăng giá 10.000 đến 20.000 đồng là chuyện thường . Các đại lý bắt tay nhau làm giá nhưng không thấy ai xử lý bao giờ .

  9. Ngao văn Ngán

    Kênh VTC14 đưa tin Phân bón Việt Mỹ mới được Bà Rịa-Vũng Tàu quan tâm phạt 63 triệu đồng về tội lưu hành phân bón kém chất lượng (11/10). Thế mà vẫn có người của phân Việt-Mỹ hay lên diễn đàn rao giảng đạo đức kinh doanh. Hèn gì Hòa Thuận kiên quyết phản đối, không chịu sử dụng phân trộn bao giờ.
    Nông dân tiến hay lùi !

    1. teo anh

      Năm 2009 phân bón Việt-Mỹ bị Bình Phước phạt rồi. Có đến 3 ông Việt-Mỹ bị phạt theo thông tin là : Công ty TNHH hóa nông Việt-Mỹ với Phân bón lá UV-52, Công ty cổ phần phân bón Việt-Mỹ với Phân hữu cơ khoáng, Công ty cổ phần ÐT-PT Việt-Mỹ với Phân NPK trộn. (Nguồn: Sở NN&PTNT Bình Phước)
      Bửa nay thì Bà Rịa-Vũng Tàu phạt Công ty TNHH Việt-Mỹ. Thông tin là như vậy. Còn bà con chắc khó phân biệt ông Việt-Mỹ nào là ông nào!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83