Nếu nói về nền nông nghiệp nước ta, nên tự hào cho dù là nền nông nghiệp còn lạc hậu và manh mún, hãy điểm qua những con số như sau
1/ Lúa gạo
Từ một nước thiếu ăn, nay trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới (chỉ sau thái lan )
2/ Hồ tiêu
Từ một nước chưa có trong bản đồ nông sản thế giới, nay cũng trở thành nước xuất khẩu tiêu không kém gì Ấn độ
3/ Hạt điều
Sau ấn độ, Việt nam ta cũng đang tranh chấp bá quyền về xuất khẩu hạt điều, đem về một lượng ngoại tệ rất lớn đất nước.
4/ Cà phê
Do điều kịên thiên nhiên ưu đãi, với bản tính cần cù chịu khó một nắng hai sương của nông dân ngành cà phê Việt Nam hiện đang đúng dầu danh sách những nước xuất khẩu cà phê Robusta của thế giới.
Ngoài ra phải kể đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nào là thuỷ sản, may mặc và sẽ còn nhiều điều bất ngờ hơn nửa cho những năm sắp tới.
Tự hào thay người dân Việt Nam đã lập nên những kỳ tích như là Thánh Gióng thời hiện đại (một sự đóng góp không nhỏ của 70% nông dân lam lũ vượt qua những sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong biển đổi khí hậu toàn cầu) đã lập nên kỳ tích nói trên.
Đó là những gì ta thấy được, nghe được và biết được tuy nhiên đã sảy ra những điều nghịch lý hiện hữu.
1/ Trong những hộ gia đình được liệt vào hộ nghèo đang tồn tại thì đại đa số điều thuộc nông dân
2/ Bình quân thu nhập đầu người thấp nhất cũng đại đa số là người nông dân
3/ Bấp bênh trong cuộc sống theo giá cả thị trường (sáng nắng chiều mưa ) cũng là Nông dân
4/ Bán rẽ mua mắc (hàng tiêu dùng ) cũng là nông dân
5/ Trọng trách với cộng đồng nặng nhất cũng là nông dân (vd: khi làm ra sản phẩm cà phê, do cơ chế chưa hoàn chỉnh và sự kết hợp chưa thấu đáo. Để Sản phẩm của nông dân xuất khẩu ở khâu cuối cùng phải qua nhiều cung đoạn chi phí sau: Sản phẩm của nông dân – Đại lý thu gom (chi phí bóc xếp + sơ chế + trung chuyển +lợi nhuận phân% ) – Doanh nghiệp(chi phí bóc xếp + tái chế +trung chuyển + lợi nhuận % ) CT xuất nhập khẩu ( chi phí bóc sếp + phân loại + vận chuyển +lệ phí cầu đường +lệ phí giao thông (chìm + nổi )+ bảo hiểm hàng hoá + khấu hao tài sản máy móc +thuế xuất +lợi nhuận %) – XUẤT KHẨU )
6/ Nhìn chung nếu thuận lợi ổn định về giá cả cứ hai năm được mùa và một năm mất mùa thì người nông dân sẽ trờ về điểm xuất phát ban đầu thì vẫn còn coi đó là diễm phúc, nếu giá cả bấp bênh trồi trụt như năm nay thì chuyện nợ nần chồng chất là chuyện hiển nhiên với người nông dân cà phê
Vậy đâu là giải pháp … ? xin nhường lại cho những ai có tâm huyết.
Bài viết được gửi bởi anh. Vương Hồng Tân
Địa chỉ: Eakar Đăklăk
Điện thoại: 05003625746
Email: lacvuonghongtan@yahoo.com
—————————————–
Y5cafe rất cám ơn những thông tin từ bài viết mà anh Tân đã chia sẽ cùng bà con.
Hãy chia sẽ câu chuyện của bà con đến với cộng đồng.
đọc bâì viết của anh tân . tôi lại nhớ câu nói của ông lê văn lam – ( GDP như một con gà ,trong đó người nông dân được hưởng là phần cánh và chân).
các bác thấy thế nào ?
Bài viết rất hay! Xin cảm ơn bác, bác đã nêu được một nghich lý mà em thắc mắc bấy lâu nay.
Theo em giải pháp thì đã họp, nhiều nói nhiều, ý kiến nhiều, để đi tìm đầu ra cho cộng đồng nông dân. Nhưng nghịch lý vẫn tồn tại. Thật sự là để làm được điều này rất khó. Đặc biệt trong cơ chế bộ máy nhà Nước của chúng ta hiện nay (tham nhũng, quan liêu, bao cấp…).
Muốn làm được thì phải làm từ trên xuống dưới. Đâu phải không có giải pháp, không có chính sách trợ giá giúp người dân, nhưng liệu rằng lợi ích khi tới dân còn được bao nhiêu?
Trong khi đa số người dân đều kém thống tin, kinh tế, không an hiểu về luật…. làm ăn 1 cách tự phát cứ thấy cái lợi trước mắt thì đâm đầu theo, giá cả thị trường thì diễn biến khôn lường, chính sách của nhà nước ban hành thì không tới sát được dân.
Cấp trên nói 1một đằng cấp dưới ăn 1 nẻo đi tới tay dân thì đã chẳng còn gì? Làm sao nâng được chất lượng sản phẩm của cây nông nghiệp cũng như công nghiệp và cả chất lượng thủy hải sản….?
Phải nâng cấp cả khả năng đàm phán quốc tế đối với các doanh nghiệp. Ai sẽ là người quyết định giá của sản phẩm xuất khẩu??? Ta toàn là người bị động, bị ép giá. Nhà nước biết doanh nghiệp biết nhưng làm sao để lầm được, nâng cấp được 1 lúc quá nhiều điểm như vậy?
Làm được nhiều nhưng nhiều sản phẩm kém chất lượng, xuất khẩu được nhiều nhưng giá quá thấp, các bộ các ngành nói nhiều, biết cũng nhiều nhưng làm được ít, hiểu ít. Muốn thay đổi được chỉ hy vọng vào các bạn trẻ chủ nhân đất nước sau này ở các vị trí cao có được suy nghĩ mới thay đổi được hết toàn bộ bộ máy già cũ kỹ.
Vào thời chiến chúng ta đã có những lãnh đạo thật sự tâm huyết với nước với dân. Bây giờ cũng không hẳn là không có chỉ mong rằng nó sẽ được nhân rộng như lãnh đão đạo của tp Đà Nẵng chẳng hạn… quyền lợi của người dân được quan tâm, được đề cao, lãnh đạo sát với dân thì không gì là không làm được. Điều tôi muốn nói là sự chung sức để đi đến 1 cái chung.
người nông dân luôn là những người rất vất vả, cuộc sống còn nhiều khó khăn, tôi chỉ mong rằng một ngày nào đó chính phủ Việt Nam hãy nhìn lại một cách toàn diện để có những chính sách bảo hộ giá cả và sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp