Cứ vào mùa khô hàng năm, ở Đắk Lắk lại đối mặt với hạn, thiếu nước tưới càphê; các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã nhiều lần cảnh báo về thực trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm.
Xem thêm:
> Tưới nước: – Có thể bà con chưa biết!?
> Tưới tiết kiệm cho cà phê
Tuy nhiên, người trồng càphê ở Đắk Lắk lại đang tự làm khó mình trong việc hoang phí nước tưới và phớt lờ khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp.
Theo khảo sát của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện người trồng càphê ở Đắk Lắk vẫn có thói quen tưới năm lần trong một mùa khô, khối lượng nước cho mỗi lần lên tới 600-700 lít/gốc. Với thói quen này, lượng nước tưới mà người trồng càphê gây lãng phí lên tới 300-400 lít/gốc.
Như vậy, với 180.000ha càphê hiện có, mỗi mùa khô người trồng càphê đã gây lãng phí khoảng 400 triệu m3 nước, trong khi nguồn nước tưới chủ yếu vẫn là sử dụng nước ngầm.
Theo quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây càphê do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa ra và khuyến cáo nên áp dụng thì đối với các diện tích càphê trồng mới, trong năm đầu chỉ cần tưới 120 lít nước/gốc/lần, chu kỳ tưới 20-22 ngày; trong hai năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới 240 lít nước/gốc/lần với chu kỳ 22-25 ngày. Đối với càphê thời kỳ kinh doanh thì cần lượng nước khoảng 500 lít/gốc/lần.
Một vấn đề quan trọng để tưới nước tiết kiệm là phải xác định đúng thời điểm tưới nước đầu vụ để bố trí lịch tưới thích hợp. Tưới nước sớm quá sẽ làm đảo lộn chu kỳ sinh trưởng khiến việc ra hoa, đậu quả thấp; tưới quá muộn sẽ khiến cây càphê không phục hồi được trạng thái khô héo để phát triển bình thường.
Cũng theo các nhà khoa học, điều kiện để cây càphê phát triển tốt, cho năng suất cao là cần trồng các loại cây che bóng chắn gió và che nắng, vì vậy họ luôn khuyến cáo người trồng càphê phải trồng cây che bóng.
Theo nghiên cứu thì những diện tích càphê được trồng các loại cây che bóng luôn cho năng suất cao hơn diện tích không có cây che bóng trên 20%. Với diện tích càphê được trồng cây bảo vệ thì mỗi mùa khô chỉ cần tưới ba lần thay vì năm lần như hiện nay và sẽ hạn chế đáng kể những thiệt hại nếu gặp hạn hán nặng.
Mặt khác, khoản “phụ thu” từ các loại cây che bóng như gỗ, cây ăn trái không hề nhỏ. Tuy nhiên, theo thống kê thì hiện tại hơn 80% diện tích càphê của Đắk Lắk không có cây che bóng.
Các cơ quan chức năng tỉnh đang ráo riết tuyên truyền, vận động và đặt ra mục tiêu đảo ngược con số này vào năm 2015, nhưng vẫn chưa có biến chuyển gì khả quan.
Theo VN+
neu ma ko tuoi cafe thi kho het’
nha` em nam nay’ tuoi’ 4 dot. roi do
the’ ma cafe van cu’ heo’, den’ noi kho het’ canh` lun.,
ko tuoi thi traj’ kho het’, lay j sang nam thu hoach chu’
nam nay la tuoi’ cuc. nhat’
vua ton’ bao nhieu la tien` dau`, con` tien` cong nua~ chu’. chi? tien dau thoi. 1 ngay het’ may’ tram ngan`. dau` tho thi dat do? nua~. chang bjt lam j hon.
moi~ lan tuoi’ dau phaj don gian~, nen la tu0j’ ch0 cafe n0 lu0n, cac’ chuyen gia thu dj tuoi’ xem, c0i vat va? the’ na0` dey. hiihi. n0i thiet. l0ng`, c0 j wa’ dang’ xjn lu0ng thu’
thua giao su nha nong cho toi hoi neu cay cafe bi mot duc qua thi phai lam sao? giao su co bien phap nao huu hieu de diet tru triet de dc ko? nhu toi thay co lan cac giao su trong chuong trinh khoa hoc ky thuat voi nha nong bay la phai quet goc that sach va trai rung duoi dat de dot hoat bom thuoc thi toi thay bien phap nay ko huu hieu, tai vi neu ma nhu vay thi neu nhu so nhieu nhu may ha thi sao? lam vay thi ton cong lam.vay mong cac nha khoa hoc co bien phap nao tien dung va huu ich thi giup cho nguoi nong dan chung toi. xin chan thanh cam on
Ở Tây Nguyên thì tưới như vậy được, ở Đồng Nai tưới như vậy cây sẽ héo hết.Gia đình tôi chu kỳ 10 ngày tưới lần mà trái còn thưa .Các nhà khoa học hình như chỉ thấy nghiên cứu cây cà phê ở Tây Nguyên, ở Đồng Nai và một số địa phương khác cũng có diện tích cà phê đáng kể cần được quan tâm.Xin các nhà khoa học chiếu cố dùm
Đồng Nai không nằm trong quy hoạch vùng trồng cà phê. Nên không là đối tượng nghiên cứu của ngành.