Thị trường cà phê thế giới 2009 và triển vọng 2010

Các yếu tố chính chi phối thị trường cà phê năm 2009 vẫn là cung – cầu. Do nguồn cung khan hiếm ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới trong khi nhu cầu mạnh, giá cà phê Arabica đã tăng 21,3% trong năm qua, đạt 135,95 US cent/lb.

Thị trường cà phê thế giới 2009 và triển vọng 2010

Thị trường cà phê thế giới năm qua biến động không đồng nhất: tăng mạnh với loại cà phê Arabica, song lại giảm mạnh với loại Robusta.

So với 10 năm trước đó, giá cà phê Arabica đã tăng 8,5%. Trái lại, giá Robusta năm qua giảm 16%, xuống mức 1.301 USD/tấn. So với 10 năm trước đó, Robusta đã mất 14% giá trị.

Kỷ lục cao về giá của loại Arabica trong năm qua đạt được vào ngày 16/12/2009, khi đạt 149,40 US cent/lb, mức cao nhất trong vòng 17 tháng. Nguồn cung Arabica từ Colombia và Trung Mỹ năm qua luôn trong tình trạng khan hiếm, trái với ở thị trường Robusta, nơi sản lượng của Việt Nam tăng đẩy nguồn cung tăng lên.

Sản lượng của Colombia- nước sản xuất cà phê arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, do mưa đã làm giảm 31% sản lượng trong vụ vừa qua, xuống mức thấp nhất trong vòng 35 năm, khiến nước này đánh mất vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới về tay Indonexia.

Cà phê là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế lại ảnh hưởng xấu tới sản lượng loại cây này, do người nông dân giảm chi phí sản xuất, làm giảm sản lượng, nhất là ở những nước sản xuất Arabica chính.

Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm 2009 và dự kiến sẽ đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Tuy nhiên sự tăng trưởng về tiêu dùng không được phân bố một cách đồng đều. Tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh tại các nền kinh tế đang nổi như Nga và Ukraina và cả ở các nước sản xuất cà phê như Braxin.

Nhu cầu về các loại cà phê cũng thay đổi nhanh chóng. Loại Arabica và cà phê tự nhiên của Braxin (Brazilian Naturals) đã tăng từ 54% năm 1990 lên 63% vào năm 2008, trong khi nhu cầu cà phê arabica dịu sạch (Washed Arabicas) lại giảm từ 46% xuống còn 37%.

Với loại robusta, nhu cầu lại tăng đối với cà phê xuất xứ từ Việt Nam, từ 2% năm 1990 lên 16% vào năm 2008, trong khi cà phê xuất xứ từ châu Phi lại giảm từ 21% xuống còn 12% trong thời gian này.

Ấn Độ hiện chiếm chưa đến 5% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Tuy nhiên trong tương lai, những người trồng cà phê nước này có khả năng sẽ gia tăng thị phần của mình trên thị trường thế giới do Ấn Độ xuất khẩu tới hơn 80% tổng sản lượng mà họ sản xuất ra.

Triển vọng thị trường cà phê thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí có thể tăng hơn nữa, do nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), ông Nestor Osorio, dự báo cung cà phê thế giới có thể giảm khoảng 3,2% trong niên vụ này (bắt đầu từ ngày 1/10/2009), xuống khoảng 124 triệu bao, sau khi mưa làm giảm sản lượng ở Brazil, Việt Nam và Colombia. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê sẽ tăng lên 132 triệu bao trong năm nay, chủ yếu nhờ tiêu thụ mạnh ở các thị trường mới nổi.

Dự trữ cà phê ở các nước nhập khẩu có thể tăng lên 27 triệu bao, so với 25 – 26 triệu bao niên vụ trước. Tuy nhiên, dự trữ cà phê ở các nước sản xuất hiện còn không đáng kể.

Ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế, cho biết robusta – một loại cà phê kém cao cấp hơn so với cà phê arabia, được sử dụng trong các sản phẩm uống liền và hòa tan – đang nắm giữ thị phần của mình một cách chắc chắn, bất chấp sự quan tâm ngày càng nhiều của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chất lượng cao làm từ cà phê arabica. Đây sẽ là cơ sở để thị trường Robusta vững giá trong thời gian tới.

Trên thế giới hiện khoảng 40% nguồn cung cà phê là loại robusta, vốn rẻ hơn và dễ trồng hơn. 60% còn lại là arabica, được gia tăng trồng như một loại cà phê đặc biệt. Mười năm trước, chỉ 30% cà phê được trồng là loại robusta và 70% còn lại là arabica.

Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ chỉ cung cấp khoảng 39 triệu bao cà phê trong niên vụ này, so với 46 triệu bao niên vụ trước. Trong khi đó Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ bị giảm 20% sản lượng trong niên vụ này, xuống 17,5 triệu bao (khoảng 1,05 triệu tấn). Mức dự báo trung bình về sản lượng cà phê Việt Nam do hãng Bloomberg đưa ra là khoảng 1,08 đến 1,2 triệu bao.

Tại Colombia – nước sản xuất arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới, sản lượng niên vụ vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất của 35 năm, là nguyên nhân chính đẩy giá Arabica tăng trong năm nay. Việc thiếu mưa ở nước này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới sản lượng trong niên vụ hiện tại. Năm ngoái, Colombia đã vượt qua Indonexia trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới. Sản lượng của Colombia niên vụ này sẽ đạt koảng 9 – 10 triệu bao, tăng so với 8,5 triệu bao niên vụ trước, song vẫn là con số rất thấp.

Tại nhiều nước sản xuất có dân số đông như Brazil và Indonexia, tiêu thụ cà phê đang tăng mạnh, khiến lượng dư cung dành cho xuất khẩu giảm sút. Các nước sản xuất hiện chiếm khoảng 26% tiêu thụ cà phê thế giới, và các nước đang nổi chiếm khoảng 18%.

Từ năm 2000 tới 2008, nhu cầu ở các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và Châu Âu đã tăng 0,9% lên 68,6 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở các nước sản xuất tăng 3,8% lên 35,9 triệu bao. Mức tăng nhu cầu cao nhất thuộc về các thị trường đang nổi, với 5,5%.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. tran trung thu

    Chac chan voi ban la gia ca phe se len rat cao trong thoi gian toi. Co the la 60 ngan cho den 100 ngan 1 ky. Dieu do la chac chan, toi dam ca voi ban dieu nay. Nhung toi khong dam bao dam ve thoi gian cho ban cho doi. Than ai

  2. Do Thanh Duy

    kinh thua Chu Tran Trung Thu, dua vao dau ma chac qua vay? chu la ai ? nha kinh te hoc co dien chac, Hoc tro cua onh Adam Smith hay ong Ricardo cho chung chau biet de hoc hoi thoi?

  3. Do Thanh Duy

    kinh thua Chu Tran Trung Thu, dua vao dau ma chac qua vay? chu la ai ? nha kinh te hoc co dien chac, Hoc tro cua ong Adam Smith hay ong Ricardo cho chung chau biet de hoc hoi thoi?

  4. tran trung thu

    Do Thanh Duy ơi, cháu không đọc kỹ ý chú nói. Chắc chắn cà phê sẽ có giá 60 đến 100 ngàn / kg. Nhưng thời gian chờ đến đó thì…miệt mài.
    Thấy bà con ai cũng khóc thì mình cười …mếu vậy mà

  5. Nguyễn Ngọc Lan

    comment cư dân mạng để chia sẽ những suy nghỉ và cũng cảm thấy vui nếu ai đó đồng tình với mình. Ngọc Lan đã quá quen thuộc với mấy bài báo phân tích dự báo giá cà phê lên xuống. Xem để tham khảo thôi.

  6. nguyễn ngọc tiến

    có lẽ giá cà phê sẽ tăng trong 2 tháng tới!
    mặc dù tình hình cà phê biến động như vậy,nhưng sản lượng cà phê trên thế giới giảm rất nhiều!đặc biệt là sản lượng cà phê ở một nước lớn như Brazin cũng giảm
    theo tình hinh cung ít hơn cầu thì giá cag phê sẽ tăng!
    nhưng tang không vượt quá 35000 đ.

  7. vương hông tân

    xu hướng kinh tế ngày nay không như ngày xưa nửa(cung &cầu) .nó còn phụ thuộc nhiều vấn đề và rất nhiều yếu tố
    1/ tỷ số hối đói (các đồng ngoại tệ )
    2/chính sách bảo hộ của từng quộc gia (công khai &ngầm ngấm )
    3/ chiến lược ngoại giao (chính trị kinh tế )
    4/ chiến lược kinh doanh của các nhà thổng lĩnh (các tập đoàn )
    v.v.v.v.v.v
    cho nên ta chỉ là………………thầy bói xem voi

  8. Đã ai bán được cà phê tạm trữ chưa?

    Thấy bà con mình thảo luận nhiều nhưng không thấy ai nói đã bán được kg cà phê nào cho các công ty ở địa phương tham gia chương trình mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê chưa? Hơn nửa tháng trôi qua từ khi có quyết định của nhà nước rồi mà sao giá cà phê còn thấp hơn hồi đó nữa?

  9. bach gia hao

    ai có số liệu xuất khẩu cà phê sang nhật bản share cho mình với. Mình đang làm bài luận về xuất khẩu cà phê đăklăk sang Nhật Bản. Thứ 2 ngày 21 tháng 6 mình phải nộp bài rồi, còn thiếu số liệu.
    Mong ai có gửi gấp qua mail dùm mình với:bachgiahao@yahoo.com.vn
    nhớ ghi nguồn lấy số liệu nha!
    xin cảm ơn và hậu tạ

Tin đã đăng