0
Phản hồiGiá cà phê Robusta tăng thận trọng (10/10/2018)
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Giá cà phê được hỗ trợ khi đồng Reais tiếp nối đà tăng trở lại và Brasil giảm bán.

Biểu đồ Robusta London T1/2019 ngày 09/10/2018
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 9 USD, lên 1.693 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2019 tăng thêm 4 USD, lên 1.704 USD và kỳ hạn giao tháng 3/2019 tăng thêm 5 USD lên 1.718 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp nối đà tăng lên phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 1,3 cent, lên 113,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2019 tăng thêm 1,35 cent, lên 116,7 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng thêm 200 đồng, lên dao động trong khung 35.600 – 36.200 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở mức 1.643 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch trừ lùi 70 – 75 USD theo giá kỳ hạn tháng 3/2019 tại London.
Đồng Reais tiếp tục mạnh thêm đã hỗ trợ giá sàn New York, khi người Brasil tiếp tục giảm bán với kỳ vọng cà phê Arabica sẽ sớm lấy lại giá trị trên thị trường tiêu dùng và chờ đợi kết quả vòng 2 bầu cử tổng thống mới vào ngày Chủ Nhật cuối tháng này, với niềm tin Brasil sẽ có một kịch bản chính trị mới tích cực.
Báo cáo sơ bộ của ngành Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 2,01 triệu bao, cao hơn dự kiến của giới thương nhân quốc tế và do đó, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê Robusta, trong niên vụ cà phê vừa kết thúc 2017/2018 đạt tổng cộng 29,92 triệu bao, lập kỷ lục xuất khẩu mới (Đọc thêm). Thông tin này ít nhiều đã làm đà tăng của sàn London chùng lại do Việt Nam là nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tê (IMF) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,7% trong năm nay và năm tới, so với mức 3,9% đưa ra hồi tháng Tư. Nguyên nhân cắt giảm được cho là do căng thẳng thương mại có khả năng kéo dài và suy thoái ở các thị trường mới nổi.
Bất ổn kinh tế vĩ mô cũng khiến các đầu cơ và quỹ trên các thị trường phái sinh tỏ ra thận trọng hơn, nhất là khi lượng bán ròng trên hai sàn cà phê kỳ hạn đang ở mức quá cao.
Anh Văn (giacaphe.com)
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Giá cà phê ngày 20/05/2022: hai sàn hồi phục nhẹ (20/05/2022)
- Giá cà phê ngày 19/05/2022: hai sàn đảo chiều lao dốc (19/05/2022)
- Giá cà phê ngày 18/05/2022: hai sàn tiếp nối đà tăng (18/05/2022)
- Giá cà phê ngày 17/05/2022: hai sàn bật tăng trở lại (17/05/2022)
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 19 (09/05/2022 – 14/05/2022) (16/05/2022)
- Giá cà phê ngày 14/05/2022: tiếp tục sụt giảm do trời có mưa ! (14/05/2022)
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam