Hàng trăm hộ dân xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk đã đặt toàn bộ tài sản cá nhân vào một đại lý ký gửi cà phê chỉ bằng “lời hứa”. Đến khi chủ tuyên bố vỡ nợ, cùng với giá cà phê “bết bát” đã đẩy họ vào bước đường cùng.
Xã Ea Kênh vẫn yên bình như bao ngày khác, thế nhưng khi hung tin bà Phan Thị Kim Hoa, một đại lý chuyên nhận ký gửi cà phê bị vỡ nợ do chính bà này “phát” ra đã khiến vùng quê này không yên ả nữa. Một tuần sau cái tin động trời ấy được đưa ra, gia đình chị Dương Thị Lanh, ở đội 3 thôn Ea Đun, xã Ea Kênh vẫn không tin đó là sự thật bởi toàn bộ tài sản của gia đình gồm 2,3 tấn cà phê thu hoạch vụ vừa qua ký gửi cho bà Hoa, chỉ tính theo giá cà phê rẻ mạt hiện nay cũng trên 50 triệu đồng. Đáng nói toàn bộ số tiền chị Lanh vẫn chưa lấy đồng nào.
Gặp chúng tôi, chị bật khóc: “Nhà tôi có 0,8 ha cà phê, ngoài ra không một tấc đất. Toàn bộ sinh hoạt gia gia đình và nuôi bốn đứa con ăn học (hai đứa đại học) chỉ nhìn vào hạt cà phê. Vậy mà bây giờ…trắng tay“. Nói đến đây chị Lanh lại khóc nức nở. Anh Hợi, chồng chị Lanh ngồi gần đó góp chuyện: “Vợ chồng tôi bàn nhau ra tết sẽ chốt giá vài tấn lấy tiền gửi các cháu ăn học và mua dầu bơm nước tưới cà phê. Khổ nỗi nhà lại bán được con bò 11 triệu nên tính cuối tháng 3 mới chốt giá. Chậm một bước đâm ra thế này“.
Nhìn ngôi nhà cấp bốn, chẳng có gì trị giá bởi anh chị làm được bao nhiêu dành dụm nuôi con ăn học, tái đầu tư vào rẫy cà phê. Mất cà phê anh chị không biết lấy đâu ra tiền chi tiêu. Bên cạnh đó, đang cao điểm mùa khô, vườn cà nhà chị Lanh rất cần bơm nước mà mỗi lần bơm tốn cả bạc triệu. Giờ không “xoay” được tiền chị Lanh bỏ mặc cho vườn cây bị khô hạn.
Đường dẫn vào các thôn của xã Ea Kênh chẳng khác gì bàn cờ, nếu không có anh Vũ Minh Thành, công an xã dẫn đường thì tôi không biết đường nào mà đi. Con đường đất đỏ bụi mù khiến không khí càng trở lên ngột ngạt. Anh Trần Minh Tú, đội 2 thôn Ea Đun đang cuộn tấm lưới B40 mà anh mới lấy từ tường rào khu chế biến cà phê của bà Hoa gần nhà coi như…trừ nợ. Hoàn cảnh nhà anh Tú cũng thê thảm không kém, cả nhà (4 người) anh chỉ biết nhìn vào 1ha cà phê mà vợ lại bị bệnh tim nay ốm, mai đau.
Vụ cà phê vừa qua do mất mùa anh chỉ thu được 1,9 tấn cà phê. Giữa lúc giá vật tư không ngừng leo thang thì giá cà lại tụt thê thảm, nếu bán hết anh cũng chỉ thu được 43 triệu đồng, mà tiền đầu tư đã hết 25 triệu. Toàn bộ cà thu được anh đem ký gửi bà Hoa, cũng may trước Tết anh đã chốt giá 1,2 tấn nên giắt lưng được 27 triệu đồng trả nợ ngân hàng và các cửa hàng bán gạo, phân bón, thuốc trừ sâu…Số cà phê còn lại anh định đến tháng 4 sẽ lấy nốt mua phân bón vì nếu lấy trước sẽ tiêu hết. Giờ số tiền còn lại (15 triệu) chắc gì đòi được.
Chúng tôi đi ngang qua nhà bà Hoa nằm gần trụ sở UBND xã. Tất cả đã tan hoang, trong nhà không còn gì, từ cánh cổng, mái tôn, tường rào đều bị người ký gửi cà phê đến lấy đi hết. Đây có lẽ là hậu quả cơn cuồng nộ của người dân khi bị bà Hoa lừa đảo. Để có cú lừa “ngoạn mục”, bà Hoa đã tạo được lòng tin tuyệt đối của người dân. Anh Tú kể: Những năm trước đây đem ký gửi cà phê cho bà Hoa, nếu cần tiền ra chốt giá bất kể giá đang cao ngất bà ấy đều vui vẻ thanh toán. Nhiều lúc không có tiền, cần đưa vợ đi thành phố chữa bệnh gấp, bà ấy sẵn sàng cho vay 5- 10 triệu không tính lãi.
Còn cô Dương Thị Huấn ở thôn Tân Đông ký gửi bà Hoa 6,85 tấn cà phê, mọi năm sau Tết là cô rút tiền ngay để lấy vốn tái đầu tư. Nhưng năm nay giá cà phê xuống thấp quá cô tính chờ giá cà lên mới chốt, giờ số cà phê gần 150 triệu đồng không biết có lấy được không, cô Huấn mếu máo cho biết: “Trước đây tôi cũng sợ ký gửi tư nhân sẽ có ngày không lấy được tiền vì đã có nhiều vụ vỡ nợ ở địa phương này. Nhưng bà Hoa xuống vận động riết quá, vả lại tôi thấy bà ấy cũng thực thà nên an tâm ký. Cái niềm tin ấy giờ phải trả giá bằng sự trắng tay”.
Có dấu hiệu lừa đảo
Bà Hoa là ai? Qua tìm hiểu được biết trước đây bà Hoa bán rau ngoài chợ kiếm sống. Khoảng năm 2006 bà chuyển sang nhận ký gửi cà phê, nhờ sự khôn khéo bà đã tạo được lòng tin nơi người dân. Từ lúc bà Hoa tuyên bố vỡ nợ đến nay đã có 72 hộ dân đến trình báo với xã đã ký gửi cà phê cho bà Hoa mà chưa lấy tiền với số lượng 231 tấn (giá trị 5 tỷ đồng), ngoài ra còn có 4 hộ cho bà Hoa vay 315 triệu tiền mặt.
Anh Trần Thành Vinh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Bà Hoa tuyên bố vỡ nợ, nhưng chúng tôi nhận định không phải vỡ nợ mà chính là lừa đảo. Bởi vỡ nợ là nhận ký gửi cà phê lúc giá thấp rồi bán hết, khi giá cà phê lên cao người dân mới chốt giá. Đằng này bà ấy nhận cà phê lúc giá cao 25 triệu đồng/tấn, nay cà phê 22,5 triệu đồng/tấn thì không có lý do gì mà vỡ nợ được. Mặt khác một tuần trước khi tuyên bố vỡ nợ, bà Hoa còn đi vận động người dân cho bà ấy vay tiền, cứ 19 – 20 đồng thì bà Hoa trả 1 tấn cà phê. Thấy chênh lệnh 2 – 3 triệu đồng lên nhiều người nảy sinh lòng tham đã cho bà ấy vay, còn những hộ ký gửi cà phê bà ấy lại khuyến khích để cuối năm lấy tiền sẽ trả bằng 1,2 tấn cà phê.
Hiện nay vụ việc đang được Công an huyện Krông Păk thụ lí. Nhưng bài học về sự cả tin của người dân một lần nữa lại phải trả giá quá đắt.
>> Trị bệnh “vỡ nợ” cà phê: Liều thuốc đang nằm trong tay BCEC?
Tôi thấy rất buồn với thực trạng này. Ở chỗ tôi ở năm nay đại lý cà phê vỡ nợ cũng rất nhiều, đa phần vì làm ăn không sinh lãi và cũng có những trường hợp ăn chơi bài bạc đề đóm.
Bản thân tôi cũng là đại lý cà phê cũng được nhân dân gởi cà phê khá nhiều. Nhưng sao cứ phải làm tình làm tội nông dân như thế.
Vỡ nợ cũng có ngàn lý do, nhưng xin đừng bao giở để cho nông dân thiệt thòi. Công sức lao động đổ mồ hôi nước mắt rồi cuối cùng bị lừa đảo. Thật đau lòng. Hãy đặt mình vào trường hợp của những người dân đó.
buồn cho mấy bác nông dân mình quá đã nghèo lại còn gặp cảnh này
Đáng buồn thay số phận người nông dân.
Chữ đức, chữ tín của các đại lý cần phải được nâng cao. Sao lại có những người làm giàu trên sự khốn cùng của người nông dân như vậy?
Hiện nay, thực tế là cũng có 1 số đại lý phá sản do làm ăn ko sinh lãi, do người dân mượn cafe quá nhiều, …
Nhưng cũng có không ít đại lý cố tình giựt tiền của bà con nông dân. Nhưng kẻ không khác gì diều hâu, thật quá đáng.
Mình quá cảm thông và chia sẻ cùng những nhọc nhằn của người làm cafe mà bức xúc thay.
Cafe chìn thì ko còn để hái (do bị hái trộm) còn hái về cũng ko dám để ở nhà do nhà ọp ẹp để cũng ko an toàn, gửi vào đại lý tưởng như an toàn nhưng cũng chỉ là mang tài sản của mình đặt cược vào kinh nghiệm, trình độ, đạo đức của người khác.
Làm gì để có cuộc sống bớt khổ hơn :(
Nông dân mình bị một khuyết điểm là ham lãi cao và cả tin người, tai sao thu hoạch cà phê xong lại cứ đi ký gửu mà không để ở nhà khi nào bán thì chỉ việc tới chốt giá rồi đại lý tới nhà mình lấy cà phê sau vừa ăn chắc đỡ rui ro. Đây là bài học nhớ đời cho nông dân ta.
Không phải là khuyết điểm đâu bạn ạ! thật ra bạn không là người nông dân nên bạn không biết. Ký gửi ở Đại lý đâu có lời lãi gì đâu bởi vì cà phê nếu để ở nhà sẽ bị hao nhiều lắm, có nhà cũng không còn chỗ để, nên người nông dân gửi lại lý thôi.
cuộc sống của người nông dân bao giờ cũng khỗ nhất. bất cứ cái gì biến động là người nông dân đêu chiu đựng.
gia đinh mình cũng làm cafe nên hiểu dc cảnh này
nhà mình cũng có 1ha nhưng hang năm làm đều lỗ
thật là nỗi lo cho nông dân
Không phải nhà nào cũng có kho và nhà cửa kiên cố đâu bạn Kim Oanh ạ. Vì thế mà nhiều gia đình sau khi thu hoạch xong phải mang ký gửi ở đại lý cà phê. Không phải họ không biết đến những rủi ro, nhưng để ở nhà thì nhà cửa ọp ẹp, thậm chí có nhiều nhà có kho mà còn bị trộm khuân mất cả tấn cà phê đấy bạn ạ. Nói chung là làm gì thì người nông dân cũng vẫn khổ.
Nếu như nhà cửa ọp ẹp thì có nhiều cách để mà giải quyết vấn đề mà ta có thể xay xong bán luôn cho đại lý như thế chắc ăn hơn gửu cà phê vô rồi chờ giá vì như vậy rủi ro rất cao vì không có một giấy tờ để được pháp luật công nhận và xử lý. Hoặc bán đi mấy tạ xây kho dành cho trữ cà phê thôi tôi nghĩ căn nhà chỉ cần 20m2 thôi là ta có thể yên tâm trữ cà phê rồi. Nói chung chúng ta phải có cái nhìn xa, vì tình trạng lừa đảo ở Việt nam này xảy ra liên tục vì pháp luật của ta có nhiều kẽ hở.
Hoặc chúng ta có thể đối phó bằng cách gửu nhiều đại lý mỗi đại lý một ít, nếu như đại lý này vỡ nợ thì còn đại lý kia nói chung chúng ta không đến nỗi trắng tay, cách cách đó nằm trong tầm tay của nông dân ta sao nông dân ta không chịu làm mà chọn cái rủi ro nhất để rồi trắng tay phải không bạn Lê hồng Thanh
Bạn không biết người nông dân khổ lắm, vừa phải sản xuất, vừa phải xem giá cả mà giá cả lại thất thường => không thể bán ngay. Còn gửi đại lý? thật ra các đại lý lâm vào phá sản không phải tất cả các đại lý đều muốn phá sản (trừ cố ý lừa đảo) họ vẫn làm ăn có uy tín còn 1 số đại lý lừa đảo thì cố tạo ra cái uy tín mà người nông dân thì nhẹ dạ. Còn gửi mỗi nơi 1 ít => cũng không được bởi vì các đại lý gần nhau thường đồng loạt phá sản còn việc vận chuyển đi xa thì đối với người nông dân thì khó khăn.
Các bạn ko biết đấy , ở nơi mình đại lý vỡ nợ cũng tại nông dân vì lòng tham vô lối lắm . 1 năm trời đại lý đầu tư phân cho họ . Vào vụ tháng 9 vừa qua họ rủ nhau đến chốt giá 30,000 để trả tiền phân . Khi giá lên biến sạch . 70% đại lý đã bỏ hàng tỷ đồng đền cho công ty . Nỗi đau này đổ cho ai…!
Bài học này Đã giúp cho đại lý và những người nông dân có một hành trang vững chắc.
Hi
về việc trữ cafe, bạn Kim Oanh có thấy nhiều hộ nông dân 1 năm chỉ thu hoạch có hơn 1 tấn cafe với 1 gia đình 3-4 miệng ăn.
Chỉ cần nhìn cái này là bạn hiểu cuộc sống của họ thế nào rồi.
Cũng ko có nhiều cafe đề chia sẽ rủi ro gửi nhiều đại lý.
Mặt khác, mình chỉ có thể gửi ở 1 đại lý thôi, vì vào mùa mình gửi nhưng sẽ lấy ra dần dần để bón phân, tưới nước, để sinh hoạt,… và lúc khó khăn thì vay ngược lại đại lý để đến khi thu hoạch thì trả lại sau.
Nói chung cái khó nó bó cái khôn.
Bạn Kim Oanh nói như vậy theo tôi nghĩ là bạn chưa hiểu gì về hoàn cảnh người nông dân trồng cà phê rồi. Họ đâu có nhiều sự lựa chọn như bạn nghĩ đâu. Hơn nữa cũng phải nhìn nhận rằng 1 nguyên nhân gây ra tình trạng vỡ nợ của các đaị lý đa phần là do giá cả qúa thê thảm, qúa bấp bênh. Các đại lý cũng có cái khó của người ta chứ đâu phải làm đại lý là sung sướng, là lừa đảo đâu. Ví dụ như khi 1 hộ nông dân cần tiền để cho con đi bệnh viện, nếu mà đi vay ngân hàng thì phải thế chấp đồng thời mất rất nhiều thơì gian, mà đâu phải ai cũng có tài sản để thế chấp => vậy thì phải làm sao ? hay là bạn cho ngươì ta mượn tiền ?
Một ví dụ nữa là khi thu mua càphê vỏ khô, thường các đaị lý cũng tiến hành kiểm tra bằng các xăm hàng, nhưng như vậy cũng đâu có đảm bảo là hàng tốt hay xấu. Khi về xay ra thì cà phê lẫn đất đá rất nhiều, mà giá cả từ nhà dân co tới đại lý chênh lệch đâu có nhiều, vậy thì có phải lỗ..sặc gạch ko ?
Thứ nữa là, đa phần đại lý cà phê đều phải sử dụng vốn vay từ nhiều nguồn như: ngân hàng, vay nóng vay nguôị,…Vốn đầu tư thu mua cà phê thì lớn mà lãi từ caphê đâu có nhiều, hơn nưã khi bán về các công ty lớn thì khi giá lên thì họ giao tiền liền, còn khi giá xuống thì họ.. cù nhây, có khi cả tháng mơí giao tiền, mà để có tiền hoạt động thu mua cho nông dân thì đòi hỏi các đại lý phải đi vay rồi chịu lãi, vậy xin hỏi ai là người khổ ?
Trường hợp nữa là khi các đại lý cho nông dân vay tiền để đầu tư phân bón, tươí nước,… đến khi thu hoach thì bị mất trộm, mất mùa ko có tiền để trả thì đại lý lấy cái gì cuả họ để bù vào phần tiền mà đã cho vay, thậm chí có người khi đến mùa không muốn trả tiền cho đại lý naỳ thì đem cà phê đến đại lý khác bán, đến khi qúa hạn đại lý đến đòi tiền thì họ bảo là ko có cà phê hoặc là bị mất trộm rồi, để muà sau trả thì đại lý cũng đắng cay luôn chứ sao bây giờ.
Một chút chia sẻ đến những đại lý cà phê chân chính !
Nhìn nhận về tình hình cà phê hiện nay, tôi thấy đa phần là người nông dân trồng cà phê là bị thiệt thòi nhiều nhất, họ sống bằng cà phê . mà tình hình cà phê hiện tại ở nước ta hiện nay chưa có dấu hiệu phục hồi khi mà lượng hàng xuất trừ lùi chưa chốt giá xong cộng thêm phần do bị các nhà đầu cơ nước ngoài ép giá, điều cấp thiế bây giờ cần làm là bằng cách nào làm thay đổi tình hình hiện nay để giá cà phê có thể tăng lên , kế đến là chia sẽ với nông dân mình cho mùa vụ tới đây, Các bạn hãy cùng chia sẽ và đóng góp cho biết ý kiến
Thân chào
Tôi cũng hiểu người nông dân chứ những người mà họ có ít cà phê một năm chỉ một tấn hay mấy tạ thì đã đành rồi nhưng khi đại lý vỡ nợ tôi thấy có người mấy tấn cả chục tấn thậm chí cả mười mấy tấn ý tôi là nói những người đó cơ còn những người nông dân nghèo thì đành chấp nhận thôi vì cái khó nó bó cái khôn đằng này có người cho đại lý vay cả mấy tỉ hay mấy trăm triệu cơ. Chính những kèo thơm đó lúc vỡ nợ mới thiệt hại nặng. Tôi cũng rất thông cảm cho những đại lý làm ăn chân chính và có nhân đức, nhưng bên cạnh đó cũng ó những người cố tính lừa đảo làm giầu trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Các bạn đừng trách tôi và cho tôi không hiểu về người nông dân. Tôi cũng là một người nông dân nghèo mà các bạn.
Tôi cũng là một người nông dân nghèo cả gia đình tôi 4 đứa con và 2 vợ chồng tất cả trông chờ và mấy xào cà phê, nhưng tôi chấp nhận ăn non hái xong bán tươi bao giờ kinh tế gia đình bớt túng thiếu thì tôi mới phơi kho xay tiêu đến đâu bán đến đó nhà tôi cũng rất nghèo nhưng tôi cố găng bán đi mấy tạ cà xây một cái kho kiên cố gạch đôi không tô gần nhà ở vợ chồng con cái ở nhà đắp đất nhưng cho cà phê ở nhà xây quả là nghịch lý tôi cũng từng tới đại lý vay tiền khi con cái đâu nhưng khi thu hoạch cà phê là tôi trả hết còn ít nào tôi cất ở nhà bao giờ bán tới đại lý lấy tiền tiện dịp đại lý tới chở cà phê.
Toi cung la nguoi lam vuon va truc tiep ban phan bon ,mua ca phe cua dan.la nguoi dang hoang cung muon nguoi dan lam an phat trien, nhung nguoi dan cung te lam toi phai noi la (dao dien) mua phan bon thuoc tru sau den mua khong tra tien,nha khong con hat ca phe nao van dam chot roi ly mat ra do.gia dinh co cong viec vo om con dau deu ra ban ca nhung den mua khong tra, la nguoi co tinh ne nang khong muon noi nang den ai ,toi moi bi 2 nam nay hien dan con no may tram trieu nha nhieu th 4-5 muoi trieu di hoi suot ngay chi ton tien xang toi nghi lam luc cung han lam, thu hoi tai sao khong vo no cung may nha toi co nay mau vuon toan phai bu dap tra tien cho may cty.
Ở trên đời này người tốt cũng nhiều và kẻ xấu cũng nhiều chúng lẫn lộn vào nhau thành ra chúng ta không thể biết ai tốt ai xấu đại lý nào làm ăn chân chính đại lý nào lừa gạt nói tất cả các đại lý đều tốt thì cũng không đúng bên cạnh đó cũng có một số kẻ cơ hội muốn làm giàu một cách phi đạo đức nhanh chóng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu một cách bất chính, bà người dân cũng vậy lợi dụng lòng thương của các đại lý chân chính mà lừa đảo chốt giá xong không chịu trả cà phê, có cà phê lại mang đi đại lý khác bán quả là đạo đức xã hội ta ngày nay suy đồi hết rồi, có nói nên tiếng nói của mình thì các bạn lại cứ phản đối kêu tôi không hiểu về người nông dân.
Đây là hiện tượng của sự lừa đảo trắng trợn của một vài đại lý nó đã diễn ra nhiều năm trước nhưng do pháp luật của từng địa phương ko nghiêm !? tôi ở đaklak và từng thấy có nhiều kẻ như vậy nhưng bây giờ hằng ngày vẩn nhỡn nhơ không ai trừng trị ,đó là do họ lấy tiền của nông dân để mua pháp luật như chúng ta từng chứng kiến . nếu pháp luật bảo vệ cho nông dân chúng ta , thì họ sẽ tìm ra đồng tiền nầy đi đâu ? và bỏ tù họ rục xương đi !thì xin thưa ko ai dám lưà đảo vì nếu lấy tiền của người ta mà mình và con cái mình ko xài được thì đi lừa đảo làm chi cho mệt !? còn khi nông dân chúng ta gặp phải chuyện nầy có muốn đi kiện thì lấy tiền đâu !muốn thuê luật sư thì phải trả tiền theo giờ ?Ôi kêu trời không thấu . xin mách quí bà con một địa chỉ http://www.thư viện phapluat.com.vn , vào đây họ sẽ hướng dẫn chúng ta tìm cách đòi nợ dùm .!?
cac dai ly giơ toan la lua dao ko ơ xa eakenh dai ly cà nao moc len mot thời gian cũng bị phá sản het toan la lua dao cung nguoi dan thoiiiiiii
ko biet dai ly cà phê toi sau nay se ra sao day
Nói chung tình trạng lừa đảo như vậy đã xuất hiện từ lâu ở đaklak rồi.Nói vỡ nợ vì giá cà phê xuống thấp cũng không phải lắm.Tại vì mấy năm gần đây giá cà phê daklak chênh lệch ko bằng nhiều năm trước nhưng mà lừa đảo lại tăng ? :(Thời buổi này để cà phê ở nhà thì trộm cạy cửa vác đi, đem kí gửi thì lại dễ bị lừa đảo. Chung quy thì cũng chỉ khổ người dân làm cà phê. Nói túm lại là cần đề cao cảnh giác, kí gửi đại lí ráng kiếm cái giấy tờ đàng hoàng ^^. Nông dân chạy đại lí là điều ko thể, chỉ sợ đại lí thôi.
Tôi hầu như không có tí kinh nghiệm nào về cafe nên có một số thắc mắc sau :
1/ Nếu 01 người đầu tư xây kho để cho bà con ký gủi thì có thể tính tiền cho thuê kho bãi được hay không? Nghĩa là chỉ cho thuê chỗ, khi nào người dân bán được hàng thì mới tính trừ phí thuê.
2/ Có ai biết chi phí để xây dựng 01 kho trữ như vậy không?
NDT
Thuở lòng người nổi cơn khát bạc(tiền)
Kiếp làm công lắm đỗi lao đao
Đã từng vỗ ngực tự hào
I. thương hiệu thuộc vào top ten
Mà sao lại lắm kẻ hèn
Giở trò nhăng cuội con đen chợ trời
Nói lời lại nuốt lấy lời
Thất cơ lỡ vận người người buồn trông
***
Một bàn họp an chia lương bổng
Họ bày mưu cướp hết lợi phần
Anh em ngon ngọt rưng rưng
Mỗi người một chút tưng bừng cha con
Tổng đốc mười bốn chấm tròn
Nhị nữ tướng tám (phẩy) bốn cho ngon ghế ngồi
Tướng, tá bốn năm chấm tươi
Hoàng thượng vạn tuế mặt người hây hây
*****
Kể chi cái lũ tụi bay
Đầu trọc lông lốc từ nay … ngậm bồ hòn
Tôi ở xã phú lộc krông năng đaklăk,năm 2009 xã tôi có 4 đại lí thu mua cà phê lơn còn số đại lí nhỏ thì chưa tính tới ,hiện tượng đua nhau vỡ nợ làm nông dân ở đây điêu đứng,4đại lí lớn mà nông dân tin tưởng kí gởi cafe và có những người vay tiền ngân hàng để mua cafe tạm trữ chờ cafe lên để thu lãi thì bây giờ hoàn toàn trắng tay có thể không có khả năng trả nợ ngân hàng vì đã có tới 3 đại lí vỡ nợ và 1 số đại lí nhỏ cũng tuyên bố vở nợ theo,số tiền này ước tính khoang 50 tỷ,một điều nghịch lí ở đay là chủ đại lí vẫn sống nhởn nhơ ,đi xe con ở nhà đẹp có tiền xài còn nông dân thì…. nhưng hầu như không có cơ quan này đứng ra can thiệp giup người nông dân,Bản thân tôi cũng là chủ đại lí còn lại tại xã nhà,tôi thấy bất bình cho người nông dân bởi các đại lí trên đã lấy tiên của nông dân chi tiêu không đúng mục đích ,tôi thấy răng không có lí do để vở nợi như vậy , cafe của nônh dân gửi vào thì cứ để đó khi naò nào nông dân cần bán thì bán như vậy thì làm sao có chuyện vở nợ
cơ quan pháp luật nên vào cuốc sớm chứ thấy chổ này tuyên bố vỡ nợ mà vẫn sống đàng hoàngkhông ai làm ghì họ cả vậy người sau bắt chướctuyên bố giật của dân thôi
bạn NDT269 ơi, sáng kiến của bạn chắc là ko dùng được rồi. vì cafe để lâu sẽ bị hao hụt,trong khi nông dân thường gửi caffee từ năm này qua năm khác. Lượng cafe hao hụt biết tính làm sao??? Với lại người nông dân “lấy công làm lãi” chắc ko bỏ tiền ra thuê kho đâu a.
gia dinh toi cung kinh doanh dai ly ca phe , toi that su dau long cho chuyen doi nghiet nga nay.gd toi cung pha san nhung ko phai vi lua dao nhung nguoi dan toi nghiep.vi ko lua dao nen gd chung toi se ban tai san va tra no cho moi nguoi,
ai cung co noi kho.hay xem no la dinh menh an bai.hay co gang va hay bik tha thu.nhu gd toi cung mong duoc su tha thu ,nhung mong moi nguoi hay cho nhung nguoi bi xem la lua dao thoi gian.ho se tra no va hay cho ho con duong dc song dc lam an tra het no va nuoi nhung dua con phai di hoc.toi that su xin loi,ngan lan xin loi.
Kể chuyện xây kho ở gia đình để chứa cafe :
Giữa năm 2008, kẻ gian ban đêm đã đánh công nông đến nhà ông phó trưởng công an huyện tôi vào cạy cửa kho chở đi 6 tạ cafe nhân. Vụ việc sau đó coi như chìm xuồng ! Các bác nông dân còn dám xây kho chứa ở nhà nữa không? Chở đến đại lý mà gửi gấp !
Toi rat thuong nguoi dan bi lua dao .nhung nghi lai ho cung la nguyen nhan don dai ly vao the phai vo no.vi ho vay tien dai ly ban ca phe non lay tien ve tieu xai ,den mua dem ca phe minh ban cho dai ly khac .roi noi minh het ca phe roi khat no ,co nguoi con lao xuoc voi dai ly khi ho doi no. dan no dai li thi khong ai biet nhung dan di ban ca phe dai li ma chua co tien thi ho nghi la co van de roi.
gia đình tôi cũng làm cà phê hàng năm thu khoảng 5-7 tấn cà phê nhân nhà tôi không có kho riêng, thế nhưng gửi đại lý thì cũng chẳng chắc ăn nên tôi xếp cà bất cứ chổ nào trong nhà nếu có thể, chấp nhận chịu chật chội tý mà an toàn, hoặc giả kẻ trộm có thể vào được thì cũng khó lòng mang đi hết sạch số cà phê của mình, còn gửi đại lý nó zù một cái thì trắng tay, cha ông có câu : “bụng đâu rốn đó” chắc ăn, tất nhiên cũng có một số gia đình vì nhà cửa quá chật chội, theo tôi cho dù khó khăn đến đâu ta cũng nên ưu tiên giải quyết nơi chất cà phê, không nhất thiết phải có kho chứa, nhà tôi thậm chí để cả phòng khách, có ai tới chơi mình thông cảm vì điều kiện nhà quá chật, tất nhiên họ sẽ thông cảm. Chứ các bác nông dân ơi chúng ta làm ra được hạt cà phê khổ sở lắm không phải một nắng hai sương đâu mà 365 nắng, mưa và 365 sương đấy, nên đừng tạo điều kiện cho những kẻ bất lương cướp trắng đi. Các đại lý tuyên bố vỡ nợ số lượng vỡ nợ thì ít, mà chủ yếu có một số thấy đại lý này tuyên bố vỡ nợ pháp luật chẳng làm gì được họ thế là đại lý khác cũng tuyên bố vỡ nợ như vậy thành phong trào, chỉ có người nông dân là thiệt, vậy đề nghị pháp luật nên vào cuộc có biện pháp có tính răn đe, trong làm ăn thua lỗ phải chấp nhận, chứ khi lãi thì anh ăn, còn khi lỗ thì anh chạy làng đẩy người dân đến khốn đốn đâu có được.
Vài lời cùng các bác chia sẻ đóng góp
luật mới giờ quy định, những đại lý trốn nợ kiểu này. sẽ có hình thức phạt tù. Nên bà con nào bị mất cà phê. Mang đơn tập trung lại kiện., cho cái bọn đại lý ăn của dân nó đi tù hết. Tiền mồ hôi nước măt, cua moi người. mất cà phê, gia đình dẫn đén nhiều cảnh khổ. ko phải làm ăn thua lỗ bể nợ. mà bọn đại lý huyện nào cũng thế. thi nhau gom của dân đi sài gòn hà nội mua nhà. rồi tuyên bố phá sản. vài năm pháp luật ko nói gì. bọn nó chạy trốn với nhà cao cửa rộng.
Bà con hay đứng lên cho nó đi tù mọt gông đi.
Tôi cũng là người làm cà phê rất hiểu tâm trạng của người kiếm được hạt cà phê, theo cá nhân tôi thì chẳng có đại lý vỡ nợ nào hết, toàn là lừa đảo cướp giật trắng trợn giữa ban ngày thôi. Loại này rất có đẳng cấp, đưa người khác đến cái chết một cách ngọt ngào, tự nguyện. Các bạn nói rất chính xác , nông dân nghèo thì chết không kịp thấy công lý còn bọn họ có mọi thứ: nhà to, xe đẹp, con cái du học…thậm chí có cả pháp luật luôn.
Tôi nghĩ kỹ rồi, tôi sẽ mở đại lý càphê, tôi sẽ làm ăn rất đàng hoàng uy tín, lúc đầu tôi chỉ giữ hộ cho cha mẹ anh chị em tôi, rồi là bạn bè dòng họ tôi, và nhờ những người này tôi sẽ có nhiều nhiều mối quen khác, rồi là hàng xóm láng giềng… khoảng 5 năm tôi sẽ có trong tay cỡ 200-300 tấn cà phê của người nông dân gửi và 10-15 tỷ đồng của người quen chốt giá kiếm lời!!! và lúc đó tôi …BÙNG. Các bạn thấy làm giàu có khó không. Tại các bác cứ mải mê với mấy cây cà phê mà ko chịu tìm cách làm giàu khác đó chớ. Bà con ơi con đường làm giàu nhanh nhất : MỞ ĐẠI LÝ CÀ PHÊ.
Buồn quá tôi nói xàm mua vui cho mọi người, tôi biêt ở Buôn Ma Thuột có sàn cà phê bà con mình có thể ký gửi ở đó rất an toàn. Tôi cũng chưa vào đó cũng chưa biết họ làm ăn thế nào nhưng nghe nói thì nhiều rồi, người khen cũng nhiều mà người chê cũng không ít. Đại khái là phải làm thủ tục giấy tờ gì đó mất công, rồi thì phải trả 200-300đ/kg chi phí, rồi thì khi bán cũng mất thời gian…nhưng được cái là gửi vào đó thì yên tâm vì đây là của tổ chức nhà nước có mất mát mình còn có chỗ để kêu.
Kể ra bà con mình cũng lạ, gửi đại ý thì đơn giản mọi thứ, gọi là giao dịch nhiều không: không giấy tờ, ko mất công, không mất tiền phí, không lo vận chuyển… và đến lúc đòi không còn hạt cà phê nào??? vậy nhưng bà con vẫn cứ thấy rằng gửi đại lý rất sướng. Đã có sự lựa chọn tại sao mình ko thử đến sàn cà phê tìm hiểu xem thế nào. Thà là mất công 1 chút, rườm rà giấy tờ 1 chút và phải rốn phí nhưng ta còn tài sản của ta tính ra hơn thiệt thế nào phải hỏi tận nơi mới biết được. Tôi từ lâu nay cũng gửi càphê đại lý quen, cũng may là chỗ tôi họ tử tế nên ko có chuyện gì nhưng tôi định sẽ tìm hiểu sàn cà phê thế nào để quyết định cho số phận vụ mùa này. Biết đâu bạn tôi ko xấu nhưng họ bị giựt dây chuyền chẳng phải tôi cũng bị oan sao.Kính các bác!
Các bác ơi ! khi làm ra hạt cà phê đã khó rồi, đến nay có cà phê để bán lại còn khó hơn, chỉ vì các đại lý cà phê tham lam quá, khi mình bán cho họ thì chưa có tiền liền, thường là chở cà phê đi vài ngày lúc đó họ mới quay lại thanh toán tiền, mà bây giờ nếu vẫn bán kiểu đó thì không thể được, mà không bán kiểu đó thì chẳng ai mua vì đại lý hầu hết ” mượn đầu heo nấu cháo “. Ấy thế mà khi nhà nông gửi cà phê vào được vài trăm tấn là họ kêu vỡ nợ, ở chổ tôi năm 2003 có đại lý tuyên bố vỡ nợ và hứa với bà con là sẽ trả lại sau ít năm, họ để chồng con ở lại làm con tin, đến năm 2008 như vậy là sau 5 người vợ mang tiền về trả lại cho các khổ chủ đầy đủ nhưng với giá 4800đồng/kg cà phê nhân như giá vào thời điểm năm 2002-2003 người dân gửi vào, trong khi năm 2008 có lúc đỉnh 40000/kg thế nhưng hầu hết người dân không thắc mắc gì vì đây là của “đổ mà hốt” thôi thì họ trả là được rồi, nhưng các bác biết không đại lý này tuyên bố vỡ nợ nhưng thực chất là bán cà phê của các hộ ký gửi cà phê rồi dùng tiền đó lên Thị trấn Gia Nghĩa Đắk Nông mua đất mặt tiền , tỉnh Đắk Nông thành lập Thị trấn Gia Nghĩa lên Thị Xã đất mặt tiền đắt hơn tôm tươi vậy là đại lý nọ bán vài lô đất về thừa thanh toán cho dân còn lãi được vài ba tỷ đồng. Như vậy là họ không cần vay vẫn có vốn không phải chịu lãi để kinh doanh bất động sản, do đó bây giờ tôi thấy hầu hết các đại lý tuyên bố vỡ nợ nhưng họ đâu cần chạy hết cả gia đình đâu, chỉ cho vợ hoặc chồng trốn đi gọi là vỡ nợ, còn chồng hoặc vợ con ở lại vẫn sống sung sướng chẳng ai làm gì được nếu phá nhà hay đánh người thì mất của còn phạm pháp luật như vậy chỉ có người dân là cắn răng chịu khổ thôi. Mong sao khi nào pháp luật quan tâm đến người nông dân mà truy nã những kẻ cướp ngày của dân để những kẻ bất nhân đó phải đền tội, theo tôi đây là tội cố ý giết người không gươm.
vài ý chia sẻ cùng các bác
Nói chuyện gửi cafe ở công ty lớn nông dân nghèo tôi chợt nhớ đến chuyện kiện nhau ra tòa vì gửi cafe “có mà không” ở huyện DakMil. Chi nhánh nhận là có gửi nhưng công ty không chấp nhận vì không thể hiện trên sổ sách của công ty. Không kết luận được, vụ án được di lí về tòa án BuônMaThuột. Không biết vụ án đã được xử thế nào nhưng đến nay người gửi cafe hàng ngày vẫn ngồi bó gối ở cổng tòa án chờ đợi vì chưa được hạt cafe nào. Còn giữa Chi nhánh và Công ty vẫn chưa thống nhất được. Nhưng đó là chuyện nội bộ trong đơn vị của anh. Còn cafe của nông dân thì phải trả cho nông dân ! Nông dân nghèo tôi không biết thực hư vụ án đó thế nào nhưng chỉ thấy tội cho người nông dân, có cafe đi gửi rồi lại chầu chực hầu tòa vì của cải của chính mình. Biết đặt niềm tin vào đâu bây giờ…
Trên đời này tuy là bạn thân hoặc anh em trong gia đình lúc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thì rất nhiệt tình nhưng có lúc vì cuộc sống đấu tranh để sinh tồn mà có thể bán đứng nhau, thậm chí chém giết nhau vì cuộc sống. huốn hồ với mấy vụ đại lý cà phê lừa đảo nhân dân. Tôi chỉ góp ý bà con cái gì cũng được nhưng quan hệ với đại lý cà phê nhất quán phải nắm đàng cán hết, có thể chốt giá lấy tiền trước chớ có dại giao cà phê rồi mai mới lấy tiền, còn cho các đại lý vay tiền thì buộc phải thế chấp tài sản, bằng không thì giao dịch chỗ khác, Vì thực tế chỉ có đại lý cần nông dân nhiều hơn.
Vấn đề vỡ nợ cafe ở Đaklak thật là bức xúc. Bao nhiêu nỗi khổ thì người nông dân phải chịu. Để ở nhà thì trộm vào, gửi đại lý thi bị giựt. Đáng lẽ nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến người dân.Tôi nghĩ nông dân mình cần phải thay đổi cách giao dịch. Tại sao nông dân không liên kết lại với nhau để bán trực tiếp cho công ty mà không cần phải thông qua đại lý. Như vậy thì chắc chắn hơn mà giá cả cũng không bị ép nhiều. Vì ở mình có hiện tượng các đại lý liên kết với nhau để ép giá.hichic
nhà mình cũng làm cà phê nhưng mình cũng không biết thế nào nữa? mình thấy bà con di gửi thì mình cũng đem gửi thôi!vỡ nợ hay không vỡ nợ thì làm sao nông dân như mình biết được chứ. vì đa phần dân mình chỉ biết quần quật làm mong tích góp được đồng nào hay đòng đó thôi. “vấn đề dây là lòng nhuwoif có chịu tin nhau không thôi”!.
Bạn có nhiều Cafe ko, có vẻ mbạn còn trong trắng ngây thơ : Sao bạn ko mang lên Sàn giao dịch mà gửi cho an toàn lại còn được vay 70% giá TRỊ CỦA LÔ HÀNG BẠN GỬI NẾU BẠN CÓ NHU CẦU. Bà con ta đừng bao giờ tin vào những đại lý kiểu như Bà Hoa, tận dụng khoảng ko gian nào trong nhà để giữ, hoặc Sàn gia dịch, chứ những Cty của nhà nước bây giờ cũng khó tin lắm Inexim – Xưởng Chế biến II chẳng hạn, đền được vạ thì mná đã sưng.
Hiện nay Bạn có 10 lượng vàng : Bạn cất trong tủ nhà bạn , hay gửi ngân hàng hay đem tới gởi cho “nhà hàng xóm ” mà bạn không biết họ trung thực thủy chung như thế nào ?
Đây là chuyện thường ngày, mong Bà Con rút kinh nghiệm.
Thành thật chia buồn! Hic……
Gia đình tôi cũng bị như vậy, nhưng không phải ở Krông Pak mà ở Dak Mil tỉnh Dak Nông. Gia đình tôi cũng đau khổ gần một năm trời, bị lừa cả 1 mùa cafe gần 400 triệu, đó là tiền chi tiêu cho cả nhà. Chỉ có ai ở trong cuộc mới hiểu được nổi đau khổ . Các bạn có hiểu được không ? thật là buồn vì người lừa gia đình là cậu họ của cha mẹ mình . Không lấy lại được một ngàn.
Thật sự khi biết thông tin này tôi rất xót xa cho chon tình cảnh của bà con! tôi là một sinh viên xa nhà cũng là một người con của xứ sở cà phê.
Tôi rất bất bình với những vụ gọi là vỡ nợ nhưng các nhà chức trách thì thờ ơ, có khiếu kiện thì cho đó là tranh chấp đân sự. Chỉ khổ dân thôi, các nhà chức trách bắt bỏ tù vài trường hợp sẽ ra vấn đề ngay.
Tôi rất xót xa cho người dân vì cách đây 2 năm tôi cũng bị liên quan tới vụ vỡ nợ tại Di Linh, nhưng tôi cố gắng bằng mọi giá bán cả nhà thanh toán hết cho người dân, còn lại tôi bị họ nợ hơn 2 tỷ giờ vẫn chưa lấy được, tiền thuế GTGT họ cũng chầy ra. Nay cơ quan thuế thúc ép tôi hoài, buồn chả biết nói sao bà con ạ.