(21/02/2017) – Giá cà phê nội địa tăng nhưng giao dịch chưa sôi động

Giá cà phê Robusta trên thị trường kỳ hạn London vẫn có sức tăng khi giao dịch với khối lượng khá thấp.

Biểu đồ Robusta London T5 phiên ngày 20/02/2017

Sàn London chốt phiên giao dịch một mình đầu tuần với kỳ hạn tháng 3 tăng 12 USD, lên 2.156 USD/tấn và kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 12 USD lên 2.186 USD/tấn, mức tăng đáng kể.

Giá cà phê nhân xô trong nước tăng thêm 200 – 300 đồng/kg lên dao động ở 45.400 – 45.900 đồng/kg.

Giá trừ lùi vẫn giữ ở mức 115 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 5.

Giao dịch cà phê nhân xô ở một số vùng trọng điểm có dấu hiệu trầm lắng trong ngày đầu tuần. Phần lớn các đại lý và nông dân nắm khối lượng hàng đáng kể hầu như án binh bất động trong tâm lý nghe ngóng chờ đợi thêm.

Báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng Hai đạt 66.240 tấn (khoảng 1,1 triệu bao, bao 60 kg), tăng 76,3% so với cùng kỳ năm trước, thường là tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán âm lịch hàng năm, là phù hợp với mức kỳ vọng của giới thương mại nhờ giá xuất khẩu cao trong kỳ.

Anh Văn (giacaphe.vn)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoàng

    VN chỉ xuất khẩu nửa tháng được 1,1 triệu bao, hơn số Braxin cần nhập bổ sung cho nhu cầu công nghiệp trong nước. Vậy thì có gì mà đài báo làm um sùm mấy tuần nay..

    1. nông dân thời @

      Vấn đề là nước sản xuất cà phê lớn, có lịch sử 300 năm mà thiếu hàng phải nhập khẩu nhưng có 1 triệu bao mà vẫn phải nhập thì vấn đề đã quá cấp bách rồi… hồi chuông báo động sản lượng đã chính thức vang lên… mong giá tăng cho bà con ta giử lại những cây cà phê có nguy cơ tiệt chủng vì cây sầu riêng, tiêu, bơ….

  2. Nguyễn Vịnh

    Về vấn đề Braxin nhập cà phê Robusta tôi có cảm nhận không khác gì Ấn Độ nhập khẩu tiêu Việt Nam. Bởi lẽ Conilon mất mùa liên tiếp 4 năm khiến giá nội địa hiện nay quá cao, nhà công nghiệp không mua nổi, chính xác là mua làm rang xay, hòa tan không có lãi nên xuất khẩu bị giảm, trong khi giá Robusta thế giới vẫn thấp.
    Tiêu Ấn độ giá nội địa xấp xỉ 1 Usd/kg (khoảng hơn 650 Rupee), trong khi tiêu VN giá ??. Nhưng Ấn Độ đánh thuế nhập 68%, khác gì Braxin xưa nay không cho nhập cà phê. Giá tiêu thế giới lúc này giảm, Ấn Độ cho dù có thương hiệu, có giữ mãi được giá xuất khẩu 11.000 Usd/tấn không? Chắc chắn là không…
    Mất mùa chỉ là cớ để đẩy giá cà phê Conilon trong nước lên cao mà thôi. Thực sự có thiếu không? lấy gì để căn cứ ? Nhà máy nghỉ vì đắt chứ chắc gì đã vì thiếu..! Thiếu là cơ hội chăng ?!

Tin đã đăng