Bi kịch thực sự xảy ra cho vị nữ tổng thống Brazil, người đã một thời tham gia lực lượng du kích kháng chiến và bị tra tấn tù đày dưới ách chuyên chế (1964-1985) tại Brazil.
Bà Dilma Rousseff đã không giữ được ghế của mình cho đến hết nhiệm kỳ tổng thống lần 2 mà phải ra đi trong uất nghẹn, cãi cọ và đầy nước mắt của chính bà và người ủng hộ. Bà cho rằng đấy là một cuộc đảo chính chống lại bà.
Sau nhiều giờ tranh luận, hôm qua các thượng nghị sĩ của Brazil đã bỏ phiếu truất phế bà Dilma Rousseff với số phiếu tán thành là 61 và không tán thành là 20, tất cả xảy ra như dự kiến.
Bà “cựu” tổng thống nay chỉ có 30 ngày để rời tư dinh, cung điện Alvorada tại Brazilia, mà bà đã ở từ ngày nhậm chức vào năm 2010. Tuy nhiên bà vẫn không bị cấm hoạt động chính trị và có thể tham gia chính quyền dù đã bị truất phế khỏi chức tổng thống.
Michel Temer, phó tổng thống và tổng thống tạm thời, chính thức nhậm chức tổng thống đến lần bầu cử quốc hội Brazil mới vào năm 2018.
Lý do chính bà bị truất phế theo thượng viện Brazil là vì khuynh loát tài chính và hệ thống kế toán quốc gia, nhằm che giấu những khiếm khuyết trong thâm hụt ngân sách, cấy số liệu để tạosổ sách kế toán đẹp nhằm thắng cử trong lần bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai.
Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, tình hình kinh tế xã hội Brazil ngày càng đi xuống do sai lầm cá nhân trong việc đề ra các chính sách, các sai lầm chiến thuật, khiếm khuyết các nhân trong lãnh đạo và đặc biệt không có cảm tình với thượng viện nước này.
Hệ lụy từ chuyện ra đi của bà đối với giá nông sản và đặc biệt giá cà phê còn nhiều thứ phải bàn, nhưng đáng tiếc…
Xin được chia tay bà Dilma Rouseff.
Phạm Kỳ Anh