Gia Lai: Vỡ nợ 200 tấn cà phê ký gửi, dân bao vây nhà chủ nợ

Sáng 12/5, hàng chục hộ dân xã Ia Krái (huyện Ia Grai, Gia Lai) kéo đến nhà bà Đoàn Thị Niềm (53 tuổi, xóm 7, thôn 4, xã Ia Krái) túc trực từ sáng tới chiều để đòi nợ.

Người dân tụ tập tại nhà bà Niềm để đòi nợ

Gia đình bà Đoàn Thị Niềm thu mua nông sản trên địa bàn. Từ trước tới nay, cứ đến vụ thu hoạch cà phê là người dân mang cà phê đến đây ký gửi, chờ giá cao sẽ bán. Bỗng ngày 11/5, bà Niềm lên trình báo với UBND xã là vỡ nợ.

Theo kiểm kê, tổng số tiền nợ là 7,5 tỷ đồng với hơn 200 tấn cà phê của 47 hộ. Trong số hàng trăm tấn cà phê người dân ký gửi vào cơ sở bà Niềm thì người nhiều nhất 48 tấn, người ít nhất 2 tấn. Người dân bị bà Niềm nợ đều trú tại xã Ia Krái. Trong số đó, có người thân của bà Niềm.

Có người ký gửi trị giá cà phê cả tiền tỷ.

Sáng nay, bà Niềm vẫn có mặt tại gia đình. Trước áp lực của nhiều người, bà Niềm đã ngất lên ngất xuống. Sau khi tỉnh lại, bà Niềm viết giấy ghi nợ cho từng hộ. Tuy nhiên, đến khi nào tiền có trả cho các hộ dân thì chưa biết.

Theo thiếu tá Phạm Chính Nghĩa – Đội trưởng Đội hình sự- kinh tế- ma túy Công an huyện Ia Grai, sau khi tuyên bố vỡ nợ, gia đình bà Niềm không bỏ trốn khỏi địa phương mà vẫn đang có mặt tại nhà để tìm cách trả nợ cho dân nhưng không nêu rõ được thời hạn. Nguyên nhân phá sản là do làm ăn thua lỗ, chứ không phải cố tình chiếm đoạt tài sản.

>> Đại lý vỡ nợ và chuyện ký gửi cà phê của nông dân

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoàng điệp

    Sao nhà nông mình dại thế, có cà thì cứ giữ ở nhà,bán lúc nào cầm tiền lúc đó, bao nhiêu vụ rồi chứ có phải lần đầu đâu cơ chứ

  2. Dương

    Bà con mình có nhiều cái khôn lắm. Một là làm cà mà ko cần sân phơi, hái xong chở tới đại lý ký gửi cho ĐL phơi, xát…(ai khổ kệ, mắc chi ta khổ). Hai là, không cần xây kho. Xây kho vừa tốn DT đất ở, vừa phải trông coi chi bằng gửi đại lý khi nào giá cao thì phắng lấy xèng.
    Đó, hai cái khôn dồn lại cái … vụ này. Xin bà con mau tĩnh thức, của mình mình giữ chớ nhờ thiên hạ giữ dùm kẻo trắng tay như bạn nào trong vụ này tới 48 tấn thì ăn ngủ sao đặng.

  3. Xuân Trường

    Đây là một vụ lừa đảo theo đúng nghĩa; gia đình nhà bà Niềm chỉ là người nhận gửi hàng trung gian trong trường hợp này nếu không bị tổng đại lý chạy thì phần thua lỗ chỉ chiếm một số phần trăm nhỏ nhất định thôi, làm sao mà mất toàn bộ vốn được; trước khi báo chính quyền địa phương gia đình nhà này đã tảu tán tài sản hết rồi; gia đình nhà này có truyền thống lừa đảo từ lâu rồi chỉ khổ cho người dân lao động thật thà mất cảnh giác chấp nhận cảnh một nắng hai sương làm lụng vất vả để rồi “cốc mò cò xơi” Qua đây tôi tham gia với bà con là trước khi trao gửi tài sản của mình thì hãy trọn mặt gửi vàng, đừng vì những cái lợi trước mắt mà rồi phải hối hận; có kẻ lừa đảo nào mà lại gắn biển trên trán là lừa đảo đâu, riêng với đối tượng này thì hãy tự thân mỗi gia đình bị hại suy xét để tìm ra một giải pháp tối ưu ” Tôi nhắc lại là tìm giải pháp tối ưu” đòi lại những gì nó chiếm đoạt của mình không thể trông chờ vào mấy ông chính quyền được; và rồi để nó chiếm đoạt tiền mồ hôi nước mắt của mình để sống phè phỡn.

  4. Hoàng điệp

    Bác xuân trường chắc biết bà này à?. Theo tôi thì cứ tiền chao thì cháo múc, bố con còn có lúc không tin nòi gì người ngoài.

  5. Trịnh Văn Ba

    Chiêu này , trò này , cách làm này vẫn tuần tự như vậy , kết cục vẫn thế ! Đã rất nhiều vụ , nhiều năm qua rồi – các phương tiện thông tin đại chúng , các cơ quan chức năng đã cảnh báo , cộng đồng đã nhắc nhở ! Tại sao vẫn mê muội đến vậy ? Không biết thì không trách ; nhưng vụ việc như thế này không biết mới mới là lạ . Bây giờ nhà nào mà chẳng có các thiết bị nghe , nhìn hàng xịn , cập nhật thông tin hàng ngày . Tiên trách kỷ , hậu trách nhân . Đáng tiếc !

  6. 705

    Tôi cũng là một người buôn bán hàng nông sản giống bà Niềm. Nhưng theo tôi đây là một vụ lừa đảo được tính toán trước. Hàng nông sản thì không nói mạnh được, lô thì lô một vài tỷ chỉ trừ các đại lý cấp trên mình bể còn không là tiền đi đâu… Con số của bài báo chỉ là một phần. Đến tối hôm qua, con số nợ đã lên đến gần 20tỷ rồi. Chỉ tại bà con mình kém hiểu biết thôi. Thấy lợi trước mắt. Họ cứ cân một tấn cà mua bằng giá người khác họ tăng thêm 300 nghìn nữa lên mới đổ sô vào thôi

    1. Thôn 4 xóm 7

      Chưa hoàn toàn như bác 705 nói đâu. Người làm cà phê làm ra sản phẩm không phải vì ham lợi mà gửi đâu, mà muốn gửi để khi được giá dễ bán thôi đồng thời những kẻ như gia đình nhà Kỳ Niềm nó chủ ý lừa đảo từ lâu rôi, mà khi nó đã cố ý thì người dân mình dẽ bị mắc lừa lắm. Bác xem đến công an huyện, xã còn bị nó qua mặt thì nói gì đến dân. Chỉ tội cho người dân thôi không biết ngày mai sẽ sống thế nào. Thật tội nghiệp.

  7. IaKrăi

    Trong báo ghi bà Niềm ngất lên ngất xuống tôi thấy thật buồn cười. Sáng qua 13/5 cả 2 vợ chồng nhà nó cười như bị ma làm vì lấy được tiền của người ta và bắt chủ nợ phải nhận những thứ đồ đáng bỏ đi bằng cái giá cắt cổ.

  8. Bình Hũ

    Tính giá cà phê đầu vụ 36.000đ/kg và giá thấp nhất 30.000đ/kg thì 1 tấn sẽ lỗ 6 triệu. Dân gửi 200 tấn thì lỗ 1,2 tỷ chứ không thể lỗ 7,5 tỷ được.
    Tiến vốn đi đâu? Chỉ có ăn cướp mới lỗ thế này !
    Nếu biết điều chia chát 50-50 thì vụ này sẽ chìm xuồng. Ra đi xứ khác cũng còn vài tỷ đúng không bà Niềm nhỉ !

  9. nguyenthihien

    Tiền vốn đi đâu mà các bác không biết ah ? điện thoại xịn, xe hạng sang, con đi học thuê nhà nguyên căn có người phục vụ … và có muôn van chỗ để tiền vốn đi

  10. 705

    Ngày hôm qua là một ngày bà Niềm hốt bạc. Nhưng thứ tương chừng vất đi mà bà bán được vài chục triệu. Thương người dân quá. Thế mà không biết ông… công an kia ăn gì mà nói không có dấu hiệu lừa đảo

  11. Trịnh Văn Ba

    Diễn trò, trò diễn – hàng ra tiền vào ; lỗ – lãi biết ngay khi xuất 1 lô hàng ! Có phải đâu bị cháy cả kho mà phải “ngất lên ngất xuống”. Người gửi không ai ngất nên bà ấy ngất thay.
    Đáng tiếc cho những ai làm ra hàng thật mà lại dại dột đi giữ hàng ảo !

Tin đã đăng