Giá cà phê nội địa tăng do giá thế giới tăng đứng trước lo lắng thời tiết khô hạn, mặt khác các nhà xuất khẩu cũng chưa vội bán cho khách ngoại, các nhà kinh doanh hôm 15-03 cho biết và Reuters đưa tin.
Mùa khô vào đỉnh điểm tại vùng trồng cà phê ở các tỉnh Tây nguyên, ảnh hưởng gần 1/5 số vườn cà phê tại đó, báo cáo của ngành cà phê Việt Nam nói vậy. Mùa mưa năm nay có khả năng đến trễ chừng mươi mười lăm ngày.
Giá cà phê vối robusta tăng lên 31.500-31.900 đồng (tương đương với 1,41-1,43 USD) mỗi kg tại tỉnh Daklak, tỉnh trồng cà phê hàng đầu Việt Nam, vào ngày thứ Ba 15-03-2016, tăng từ mức 30.700-31.100 đồng/kg cách đấy 1 tuần, tiếp theo sau giá cà phê thị trường thế giới tăng do giới kinh doanh lo lắng về tình hình khô hạn tại các nước sản xuất Brazil và Việt Nam.
Giá kỳ hạn robusta đóng cửa lên 1438 USD/tấn, tăng 0,8% vào ngày 14-03-2016.
Ở mức 31.900 đồng/kg, giá cà phê vối robusta cơ sở giao dịch tháng 5-2016 có mức cao nhất tính từ 18-01-2016, theo dữ liệu về giá cả của Thomson Reuters.
Vùng cà phê Tây nguyên đang đối mặt với đợt khô hạn tồi tệ nhất tính từ 30 năm nay, với chừng 100.000 héc ta có khả năng thiếu nước tưới, Vicofa cho biết trong một báo cáo gởi đi vào ngày 14-03.
Vùng bị ảnh hưởng lên đến 17% tổng diện tích cà phê toàn vùngây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sản lượng niên vụ cà phê 2016/17,” bản báo cáo cho hay nhưng không dự báo cụ thể vụ mùa thiệt hại bao nhiêu.
Tại Buôn Ma Thuột, thủ phủ của tỉnh Daklak, cung cấp nước sinh hoạt đang bị cúp liên tục trong khi nguồn nước dự trữ tại các đập thủy điện đang xuống gần mực các tổ máy không có đủ nước sản xuất điện, một bạn kinh doanh ở tại khu vực cho hay.
“Sông suối khô cạn,” anh ta nói và còn thêm rằng Daklak là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 3 tỉnh trồng cà phê hàng đầu Việt Nam.
Giá nội địa tăng và nông dân có cơ may bán giá cao hơn, trong khi đó các nhà xuất khẩu ngại bán nhiều sau khi thị trường chuyển sang giao dịch cơ sở tháng 7-2016.
Giá xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen bể dựa trên cơ sở chênh lệch tháng 7-2016 được chào mức cộng 50-60 USD/tấn, cao hơn tuần trước chỉ +50 USD/tấn.
“Các nhà xuất khẩu vẫn phải thận trọng vì mua cà phê trên thị trường trong nước không được mấy,” Lê Đức Huy, phó giám đốc công ty Simexco cho biết.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 2-2016 của Việt Nam, nước sản xuất cà phê vối robusta lớn nhất thế giới, đạt 119.000 tấn (hay 1,98 triệu 60kg bao), giảm 30,1% so với tháng trước, thống kế của cơ quan hải quan báo vào ngày 14-03-2016.
>>Nghe tin khô hạn, giá cà phê tăng
Quan Di Sơn, theo Reuters
Sau đây xin mời xem bản gốc tiếng Anh của Reuters:
Vietnam Coffee-Drought lifts prices; Feb exports fall – Reuters News
Vietnam’s domestic coffee sales have picked up on higher global prices due to concerns over dry weather, while exporters have not rushed to sell to foreign buyers, traders said on Tuesday.
The dry season has entered its peak in Vietnam’s Central Highlands coffee belt, affecting nearly a fifth of the coffee farms, according to an industry report. The rainy season could arrive 10-15 days later than usual this year.
Robustas rose to 31,500-31,900 dong ($1.41-$1.43) per kg on Tuesday in Daklak, the country’s top growing province, from 30,700-31,100 dong a week ago, trailing higher global prices fanned by concerns over dry weather in top producers Brazil and Vietnam.
May robusta settled up 0.8 percent at $1,438 per tonne on Monday.
At 31,900 dong, robusta price is at par with London’s May contract and is the highest in Daklak since Jan. 18, according to Thomson Reuters data.
The Central Highlands coffee belt has been facing the worst drought in three decades, with around 100,000 hectares (247,000 acres) of coffee facing water shortages, the Vietnam Coffee and Cocoa Association said in a report on Monday.
The affected area makes up 17 percent of the region’s coffee area.
“The lasting drought will have serious impact on the 2016/2017 coffee output,” the report said but gave no specific forecasts on crop damages.
In Buon Ma Thuot, Daklak’s capital, fresh water supply has now been interrupted regularly while water in hydro-power plants’ reservoirs is nearing a level at which generators have to stop operation, said a resident and trader.
“Rivers and streams are drying up too,” he said, adding that Daklak may have been hit the most among the region’s top three coffee growing provinces.
Domestic sales picked up as farmers took opportunity of higher prices, while exporters were still reluctant to sell much after they have switched to July contract, traders said.
Premiums of robusta grade 2, 5 percent black and broken were offered at $50-$60 a tonne to the July contract, up from a premium of $50 a tonne last week.
“Exporters are still exercising precaution as domestic purchase has not been much,” said Le Duc Huy, deputy general director of Daklak-based Simexco, a major export firm.
Vietnam, the world’s largest robusta producer, exported 119,000 tonnes (1.98 million 60-kg bags) of coffee in February, down 30.1 percent from the previous month, customs data showed on Monday.
Giá vàng đã bị bán tháo, hi vọng có thêm nguồn tiền đỗ vào cafe