(04-09-2015) Sự thật đàng sau đợt bán tháo vừa qua trên thị trường tài chính

Thị trường tài chính gồm các sàn chứng khoán và phái sinh trong đó có kỳ hạn và quyền chọn những ngày qua dao động dữ dội. Đợt này, thường giá tăng hay giảm đều được vin vào một cái cớ: đó là Trung quốc phá giá đồng NDT. Thật vậy, hầu như tất cả mọi ngón trỏ đều chỉ về Trung quốc khi họ phá giá đồng NDT. Các nguồn thông tin đại chúng chĩa mũi dùi vào nền kinh tế TQ và cho rằng những thông số, dữ liệu tăng trưởng kinh tế của TQ có thể giả tạo vân vân và vân vân và tăng trưởng GDP năm nay có thể quay lùi về chừng 7% trong năm nay.

Đáng lo quá đi chứ vì nếu như TQ thực sự là nước có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới hay có khi có người cho đứng 1 nữa, là “công xưởng” của thế giới, chỉ cần lùi một “giem” (ième – tiếng Pháp) thì nền kinh tế thế giới phải lo ngại, kể cả Mỹ.

Thật vậy, là nước có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, việc đóng góp tăng trưởng GDP toàn cầu của nước này quả là quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần thông cảm rằng không ai có thể kéo dài thời hoàng kim mãi, ngai vàng có lúc hưng thịnh khi suy vong, ấy là chuyện thường. Việc đang ở mức cao nay m71c tăng trưởng xuống lại 7%, há có gì mà trách họ, nói một cách công bằng! Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs vào tuần trước, cứ TQ giảm 1% GDP thì nền kinh tế Mỹ mất 0,06%. Nếu tính toán này là đúng, tăng trưởng kinh tế TQ năm nay 7%, ảnh hưởng không đáng gì đối với nền kinh tế Mỹ.

Có một lý do không ai nghĩ đến nhưng đó là sự thật của đợt giảm giá lớn trên thị trường tài chính khắp nơi, không loại trừ một ngóc ngách nào. Đó chính là người tham gia thị trường tài chính bất phân là ai đã nợ tiền ký quỹ và quỹ duy trì đối với các sàn tài chính quá quá nhiều. Trong suốt 4 năm qua, giá trên các thị trường tài chính tăng, khi tham gia kinh doanh trên các sàn này, đáng ra phải đóng tiền ký quỹ và nếu thua đóng tiền quỹ bảo trì (margin / margin call) nhưng các chủ sàn cả nể với các tay chơi lắm tiền nhiều của. Đến nay, khi thị trường rung lắc, mới “cháy nhà ra mặt chuột”. Thị trường tuần trước thử rớt 4 phiên liền, không mấy ai đóng tiền quỹ bảo trì, đến khi tăng lại, cũng nợ không đóng quỹ giữ chân…thế là các sàn này đòi, các tay tham gia chạy thục mạng. Nếu đến kỳ hẹn không đủ tiền trả, các chủ sàn đã bắt họ thoát tự động, và thế là nhiều tay chơi sợ phải bán ra tự động như chặn lỗ, đành phải thanh lý để cân đối quỹ. Đó là lý do mới phát hiện trên sàn ngày hôm qua.

crrbhistory

Biểu đồ: Diễn biến chỉ số rổ hàng hóa CRB (Mỹ)

CRB là chỉ số rổ hàng hóa chứng minh rằng từ quanh mức 350 điểm, khi có chương trình kích cầu “nới lỏng định lượng” của Mỹ sau năm bắt đầu khủng hoảng 2008, nhờ tiền bơm vào, giá đẩy lên mạnh, ngay cả trên các sàn chứng khoán, đều tăng vượt qua các đỉnh cũ…Giống như trên sàn chứng khoán một thời của ta, các nhà môi giới cho vay hay cho thiếu tiền để kinh doanh. Đến khi cấu trúc chuyển từ giá tăng sang giá giảm, mọi thứ đều lộ ra. Nên có một tỉ phú đã từng ví von (hình như Warran Buffett?) khi nước hồ bơi rút mới biết ai là người ở truồng

Các chủ sàn đã buộc người “chơi thiếu” phải giảm vị thế hay bán tháo để duy trì vị thế kinh doanh của mình. Hiện nay, lượng tiền mắc nợ hay “chơi thiếu, chơi chịu” còn rất lớn, theo nhận định người trên sàn, bán tháo, bán chặn lỗ, bán để trả nợ thiếu cho sàn còn tiếp diễn. Dù sao, người tham gia trên sàn vẫn cho đấy kỹ thuật và cũng có thể là cơ hội.

Giá cà phê đóng cửa phiên 3-9 hai sàn đều tăng nhẹ. Giá robusta chốt mức 1590 tăng 9 USD/tấn và giá arabica đạt 119.55 cts/lb, tăng 1.20 cts/lb.

Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 11-2015 mở cửa chiều 4-9 từ giảm nhẹ.

Nguyễn Quang Bình

Hình minh họa: Mức nợ tiền ký quỹ trên mức báo động.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

77