(24-08-2015) Chứng khoán TQ sập sàn, thị trường tài chính các nước tháo chạy

FED hồi triển lãi suất đồng USD?

Đứng trước tình hình khó khăn mới nảy sinh trong thời gian gần đây, FED tỏ ra ngập ngừng với ngày tăng lãi suất và cho rằng “tăng lãi suất vào tháng 9-2015 có lẽ hơi sớm”

Chứng khóa TQ rớt gây hoảng loạn

Chỉ số Shanghai Composite (Trung Quốc) đóng cửa ngày 24-8 giảm 8,49% so với cuối tuần trước – mức giảm trong ngày mạnh nhất 8 năm rưỡi qua – xuống còn 3.209,905 điểm, kích hoạt một làn sóng giảm giá trên khắp các thị trường cổ phiếu và hàng hóa toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu là cú sốc đối với các nhà đầu tư.

Các thị trường toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm của tuần trước. Chỉ số chứng khoán châu Á xuống mức thấp nhất tính từ hai năm qua, tiền tệ của các thị trường mới nổi đạt mức thấp kỷ lục, dẫn đến giá hàng hóa cơ bản toàn cầu thấp nhất 16 năm. Làn sóng bán tháo tài sản rủi ro cao được tăng cường.

Giá dầu thô rớt đậm

Giá dầu ngày 24-8 tại thị trường châu Á giảm xuống mức thấp mới, phù hợp với sự suy giảm của thị trường tài chính.

Ngày 24-8, giá dầu Brent kỳ hạn lần đầu giảm xuống dưới 45 đô la Mỹ/thùng kể từ tháng 3-2009. Hiện, giá dầu Brent đã giảm khoảng 56% so với mức cao nhất đạt được vào tháng 8-2014 là 103,19 đô la Mỹ/thùng

Trong khi đó, giá dầu WTI kỳ hạn giảm xuống dưới mức 40 đô la Mỹ/thùng.

Đồng rupee Ấn Độ và các đồng bản tệ khác mất giá

Ngày 24-8, đồng rupee Ấn Độ có lúc giảm còn 66,48 rupee đổi 1 đô la Mỹ – mức thấp nhất kể từ tháng 9-2013.

Đồng rupee giảm giá đồng loạt cùng với các đồng tiền khác trên toàn cầu, nhất là sau khi Trung Quốc giảm giá nhân dân tệ. Thực tế, đồng rupee vẫn nằm trong số 5 đồng tiền hoạt động tốt nhất trên thế giới kể từ đầu năm nay. Tính từ đầu năm đến nay, đồng rupee mất giá chưa đến 4%, không là gì so với đồng tiền của các thị trường mới nổi khác như đồng ringgit của Malaysia. Ngày 21-8, đồng ringgit Malaysia xuống mức thấp nhất 17 năm qua, gợi nhớ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.

giacaphe.com (theo TBKTSG Online và báo chí trong và ngoài nước)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. thaonguyen

    Các anh chuyên gia phân tích cho em hỏi một chút là thông thường khi sàn chứng khoán rớt mạnh thì sàn hàng hóa được hưởng lợi vì các quỹ tìm nơi trú ẩn nhưng sao đợt này thấy đỏ hết là sao vậy nhỉ?

    1. Nguyễn Quang Bình

      Toàn bộ thị trường tài chính gồm cổ phiếu và phái sinh đều hoảng loạn bạn à. Có nghĩa rằng núp đâu cũng chết.

  2. Phan Thảo

    Tôi có suy nghĩ thế này :
    Như đã có lần tôi trình bày : Không cần đợi đến tháng 9 , khi NDT phá giá thì Cục dự trữ liên bang Mỹ không thể tĩnh đến chuyện tăng lãi xuất bởi đơn giản cần hỗ trợ nện kt của họ ! Về nguyên tắc khi đồng tiền mất giá , người có tiền sẽ tìm cách chuyển hoá đồng tiền của mình vào : Vàng , BĐS , Dola nhắm bảo toàn đồng vốn họ có ! Thời gian qua đúng là màu đỏ bao phủ tất cả nhưng nếu xét kỹ ta vẫn thấy:
    – Về cơ bản từ lúc NHTW Trung Quốc phát tin hiệu đâu tiện về sự phá gia , vàng không những vẫn giữ mà còn tăng giá và sẽ còn tăng mạnh , khả năng đạt kỷ lục vào cuối năm là hoàn toàn có cơ sở
    – BDS đã gia tăng giá trị 1 cách đột biến , đặc biệt là các vùng đất nông nghiệp trù phú , các vùng ven đô thị !
    – Đồng Dola đã trở lên có giá trên toàn cầu !
    Như vậy , chẳng những vẫn còn nơi để chốn và mà trong cơn hoảng loạn của thị trường hiện nay , nếu bình tĩnh suy xét ta vẫn có thể kiếm tìm được lợi nhuận thậm chí lợi nhuận lớn !

Tin đã đăng