(04-07-2015 Cập nhật) Hy Lạp: chuyện gì đang và sẽ xảy ra?

Phải cứu Hy Lạp bằng cách nào: đấy là câu hỏi đeo đẵng của Liên Minh Châu Âu (EU) từ 5 năm nay. Nếu để cho Hy Lạp vỡ nợ hay ra khỏi khối sử dụng đồng euro (eurozone), liệu khủng hoảng nợ Hy Lạp có gây thêm bất ổn trong khu vực và rồi “văng miểng” khắp nơi trên toàn cầu.

Tin nóng hổi

Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis hôm qua (2-7) cho biết sẽ từ chức ngay lập tức nếu đồng bào ông nói “nhất trí” (YES) trong cuộc trưng cầu dân ý (TCDY) để chấp nhận các điều khoản trong gói cứu trợ quốc tế cho đất nước ông.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Hy Lạp Alexin Tsipras khuyến khích đồng bào ông nói “KHÔNG” trong cuộc TCDY, dự kiến được tổ chức vào chủ nhật 5-7 này. Tiếng nói “không” của dân chúng sẽ củng cố thêm vị trí của vị thủ tướng trẻ trong các cuộc đàm phán nợ với các chủ nợ sau TCDY. Còn các vị bộ trưởng tài chính eurozone thì nói họ ngồi chờ xem dân Hy Lạp nói gì mới vào bàn thương thảo với thủ lĩnh của họ.

Trưng cầu dân ý, rồi sao nữa?

Phải nói rằng cuộc TCDY vào ngày chủ nhật tới là cuộc bầu cử quan trọng nhất của giai đoạn lịch sử hiện đại của Hy Lạp, vì sẽ định vị lại Hy Lạp tại châu Âu, đành rằng nhiều người Hy Lạp công nhận rằng họ chẳng cần biết chính xác chuyện gì, nhưng đi bầu thì vẫn cứ đi.

Dân Hy Lạp được yêu cầu trả lời về chuyện ủng hộ các điều kiện các chủ nợ đưa ra vào tuần trước, chỉ cần nói “nhất trí hay không” (YES hay NO), các điều kiện mà chủ nợ đưa ra có hiệu lực đến ngày thứ ba vừa qua, nhưng thủ lĩnh họ cho qua, rồi sau đó ông Tsipras lại đưa ra các điều kiện khác.

Đồng bào của ông Tsipras trách vị thủ lĩnh này tại sao đặt cả dân tộc vào cái thế “bắt cóc bỏ đĩa” khi dân chúng chưa hiểu đầu đuôi mô tê gì, lại phải bắt gật hay lắc đầu.

Chuyện gì còn xảy ra nữa đây?

TCDY ngày chủ nhật 5/7 thử để biết nhân dân Hy Lạp thích đi khỏi hay ở lại với eurozone. Bầu cử rồi và cũng biết thái độ rồi, nhưng nếu nước này rơi vào tình cảnh khốn đốn về tài chính, có khi lại thêm vài đợt bầu TCDY nữa, ai biết được?

Nhiều người cho rằng hạn cuối cùng phải trả nợ cho chủ nợ nói cho đúng là cuối tháng 7-2015 kia. Đợt không trả nổi nợ đầu tiên cho IMF chẳng qua chỉ là cú “dợm”.

Tháng 7-2015 là lúc Hy Lạp phải trả cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) 3,5 tỉ euro. Bấy giờ nếu không có nguồn cứu giúp nào, cũng khó cho Hy Lạp đấy vì ECB sẽ ngắt “ống dưỡng khí “ngay lập tức.

Hy Lạp đã vỡ nợ thực chưa?

Khi một ai vay nợ mà ngày đến hạn không trả được nợ, thì xem như vỡ nợ. Khi Hy Lạp không trả được nợ 1,5 tỉ euro cho IMF xem như vỡ nợ.

Nhưng IMF vừa qua không sử dụng từ “vỡ nợ” mà lại nói “chưa trả được” hay trả trễ.

Khi không trả được món nợ nhỏ, thì món nợ to tiếp sau làm sao choàng đủ. Nên khả năng nước này bị cho là vỡ nợ rất cận kề.

Một nước vỡ nợ sẽ dẫn đến chuyện ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và quan hệ với các nước. Vỡ nợ còn cò thể gây nên những bất ngờ trên thị trường tài chính, làm các người cho vay lúng túng, thiếu tự tin…

Tỉ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp

Hiện có chừng 25,6% dân cư thất nghiệp, so với toàn bộ EU là 9,8%, so với VQ Anh chỉ 5,4%, Pháp 10,5%, Tây Ban Nha 23,1%.

Ảnh hưởng khủng hoảng Hy Lạp như thế nào trên thị trường?

Thật ra, từ 2010, nhiều ngân hàng quốc tế nghe tình hình vậy, họ đã bán trái phiếu và nợ dính đến Hy Lạp rồi nên có lẽ ảnh hưởng sẽ không lớn đối với các ngân hàng này. Nhưng nhiều ngân hàng thương mại tư nhân lại cắm sâu vào nợ hiện nay như mua trái phiếu với hy vọng Hy Lạp hồi phục để kiếm lời to, nhưng đến nay, ngay trước ngày TCDY, họ là người hồi hộp, mất ăn mất ngủ nhiều nhất.

Phạm Kỳ Anh, theo NYT.  

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. ĐUC KON TUM

    Nhìn vào kỳ hạn tháng 7 và 9 Chênh lệch đến 130 usd/tấn.Đủ biết ông ngoại ăn hiếp ông nội rồi.Con cháu khổ thôi. Hy vọng chiều nay tăng giá’ bà con cố lên.

    Dân ta vất vả làm cà…
    Giá cao… giá thấp… cũng là do Tây.
    Khó khăn vất vả kệ bây;
    Choa no cái đã… chứ bây sá gì.

    1. Hoàng Quỳnh

      Ông ngoại giết ông nội hay ông nội tự giết nhau?
      Nên biết các ông ngoại đươc phép giao dịch đến tận 30/7 trong khi những ông nội bán khống phải mua bù trước ngày 1/7. Ngay sau khi ông nội mua bù khống xong thì giá đổ kềnh ngay là đủ hiểu vấn đề.

Tin đã đăng