Khuynh hướng mới trong tiêu dùng cà phê tại Trung Quốc (28-06-2015)

Một nhà truyền giáo người Pháp đưa cây phê vào trồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (TQ) trong thập niên 1890. Cả thế kỷ tiếp theo, tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc vẫn quá nhỏ bé, nhưng tự dưng ở Trung Quốc, thị trường đã phát triển nhanh chóng từ hơn hai mươi năm qua.

Thị trường cà phê TQ phát triển mạnh mẽ

TQ hiện là thị trường phát triển mạnh nhất cho cà phê, với mức tăng trưởng hàng năm 15%, hay nói đúng cao hơn gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng chung 2% trong thập kỷ qua. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, tỷ lệ này còn cao hơn, đạt 18%.

Mặc dù người tiêu dùng Trung Quốc chỉ uống trung bình 5 ly cà phê mỗi năm, nhưng con số này thay đổi đáng kể trong cả nước. Thí dụ tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hải Nam, cư dân vùng ấy uống đến 200 ly mỗi năm. Năm 2012 người tiêu dùng Trung Quốc uống tương đương với 130.000 tấn cà phê nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong năm 2013, Trung Quốc đã có 28.000 quán cà phê, trong đó có 8400 là chuỗi quán có thương hiệu.

Hàn Quốc: Một cách chèo lái riêng

Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ) chính thức tham gia thị trường cà phê TQ vào năm 1990, từ đó họ giúp người tiêu dùng TQ biết thêm nhiều loại cà phê khắp nơi trên thế giới. Sau cuộc khởi đầu thành công, nhiều thương hiệu khác cũng vào thị trường TQ  như  Starbucks (1999) và Costa Coffee (2006) và nhiều đối thủ cạnh tranh khác cũng đã có mặt.

Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu Hàn Quốc đã thực sự nổi lên ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, xác định vị trí hàng đầu trong cuộc cách mạng của thị trường cà phê to lớn này. Theo tờ báo Hàn Quốc AJU Business Daily, giữa năm 2014, hơn 700 doanh nghiệp cà phê của Hàn Quốc đã được thành lập ở Trung Quốc, với thêm 300 quán cà phê khai trương từ đây cho đến cuối năm. Caffe Bene, đến Trung Quốc vào năm 2012, đã mở hơn 400 quán trong khoảng hai năm, một kỳ công mà Starbucks phải 13 năm mới đạt được.

Những thương hiệu Hàn Quốc đã khéo léo khai thác các tiềm năng thương mại của văn hóa Hàn Quốc, hiện nay khá phổ biến ở TQ. Mango Six là một loại quán cà phê uống nóng mới ra đời mang đậm tính Hàn Quốc với các món tráng miệng, lần đầu tiên xuất hiện trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng và sau đó được “nuôi trồng” trên mảnh đất TQ. Mango Six lấy phân  khúc thị trường là lớp trung lưu. Sự thành công của thương hiệu này chủ yếu là khai thác ý muốn người tiêu dùng TQ, thích có những phút giây yên ả trong một môi trường dễ chịu hơn là chất lượng của cà phê. Zoo Coffee, một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Starbucks với bàn ghế sang trọng và khổng lồ của nó với những mô hình ngựa vằn gây thích thú cho trẻ em, thương hiệu này cũng đã gặp rất thành công trong học sinh và trẻ em TQ.

Biết là khó để cạnh tranh với các đối thủ có hạng tại các thành phố lớn, các chuỗi quán mới của Hàn Quốc đã chọn ngược lại tập trung ở các thành phố hạng hai.

Quán cà phê đơn lẻ: khuynh hướng mới?

Hiện nay, lượng quán cà phê độc lập ngày càng tăng khắp TQ. Một số quán lấy chủ đề riêng như “mèo yêu” hay tên gọi của một bộ phim cũ được ưa thích, hay lấy nét đặc thù văn hóa của chính thành phố quán cà phê đang hoạt động. Giới trẻ TQ cũng đang dần tìm cách thưởng thức cà phê đậm nét cho lứa tuổi và văn hóa riêng. Lên trang điện tử Baidu (công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc) và gõ “các quán cà phê độc đáo nhất”, nhóm từ được tìm kiếm này xuất hiện ở vị trí thứ tư trong những tìm kiếm phổ biến nhất, bao gồm 2,73 triệu kết quả.

Indonesia, từ một tay ngoài thành thay trong

Thị trường cà phê hòa tan tại Trung Quốc cho đến nay đang được thương hiệu phương Tây như Nestle và Maxwell House thống trị. Tuy nhiên, lĩnh vực này gần đây đã có thương hiệu Kopiko Indonesia chen chân và thành công vang dội. Đến năm 2012, Kopiko đã leo lên vị trí thứ ba cà phê hòa tan bán chạy nhất trong khoảng hai năm. Chưa quan với vị đắng của cà phê, người tiêu dùng Trung Quốc đang thích Kopiko “3 trong 1” gồm chocolate, sữa và đường. Indonesia thực sự đang trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hòa tan chủ yếu cho TQ.

Nhập khẩu

Nhập khẩu cà phê tăng đều đặn kể từ năm 2013. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất của Trung Quốc nhưng điều này coi chừng có thể thay đổi trong một tương lai gần. Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Việt Nam giảm 13,7% hay 23,2 triệu USD. Ngược lại, giá trị nhập khẩu từ Indonesia đạt 7,2 triệu USD với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 553,5%.

Trong năm 2013, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt gần 10 triệu USD, với mức tăng 80% trong nửa đầu năm nay. Lào, Thái Lan và Malaysia cũng xuất hiện như là các nhà xuất khẩu đang nổi lên trong phân khúc cà phê ở TQ.

Xuất khẩu

TQ ngày càng trở nên tự chủ hơn trong sản xuất cà phê. Đến tháng 10-2014, sản lượng cà phê TQ đạt 108.000 tấn, so với 36 600 tấn năm 2010.

Tỉnh Vân Nam là nơi sản xuất đến 90% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Một nửa sản lượng cà phê tỉnh này được xuất khẩu dưới dạng thô. Riêng từ giữa năm 2012 và năm 2013, sản lượng tỉnh Vân Nam đạt khoảng 82.000 tấn, trong đó 50.000 tấn dành cho xuất khẩu.

Kết luận

Thị trường cà phê Trung Quốc đang lớn mạnh không ngừng. Nếu như từ Paris đến Tokyo đều đã có “văn hóa cà phê” từ lâu, thì nay người tiêu thụ TQ cũng cố tìm cho mình một thứ văn hóa riêng. Ngoài cà phê tiêu thụ tại các chuỗi cửa hàng, dân TQ đang có khuynh hướng vào uống quán đơn lẻ nhưng có phong cách riêng.

Ly cà phê TQ đang nóng và thơm. Cà phê Việt Nam từng là nhà nhập khẩu truyền thống. Hy vọng ly cà phê thơm ngon từ Việt Nam vẫn được chờ.

>> Tổng quan về thị trường cà phê Trung Quốc

Phạm Kỳ Anh, theo China Briefing

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

86