Năm 2015, GDP thế giới có thể chỉ đạt 3,1% (trước đó dự báo 3,7%) và năm 2016 là 3,8% (3,9% dự báo cũ). Trung Quốc có thể giữ ở mức dưới 7% cho đến cuối năm 2016. Đối với Hoa Kỳ, Tổ chức Hợp tác& Phát triển Kinh tế (OECD) dự kiến sẽ tăng trưởng 2% và 2,8% cho năm 2015 và 2016. Những kỳ vọng cho khu vực đồng euro hiện nay lạc quan hơn với mức 1,4% cho năm 2015 và 2,1% cho năm 2016.
Nhìn chung, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đặc biệt lạc quan đối với Hoa Kỳ, nhưng dữ liệu mới từ quý 1-2015 buộc IMF phải giảm dự báo tăng trưởng nước này xuống 2,5% trong năm 2015. Do vậy, IMF đề nghị Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) lùi ý định tăng lãi suất ngân hàng sang đầu năm 2016. Fed vẫn chưa ban hành quyết định này nhưng điều ấy có thể sẽ sớm trở thành nhân tố ảnh hưởng chính các xu hướng trên thị trường tài chính.
▪ Ước báo của Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp
Ngân hàng Trung ương Pháp, tỏ ra lạc quan khi dự báo tăng trưởng 1,2% cho năm 2015, 1,8% năm 2016 và 1,9% cho năm 2017. Theo dự báo kinh tế mới đây của Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank cho các năm 2015-2017 của Bundesbank, nền kinh tế Đức đang có xu hướng tăng. Tăng trưởng GDP lại được hỗ trợ bởi nhu cầu nội bộ và bên ngoài. Đối với ba năm ấy, GDP sẽ tăng trưởng 1,7%, 1,8% và 1,5%, tỷ lệ lạm phát dự kiến ở mức 0,5% trong năm 2015, 1,8% năm 2016, 2,2 % cho năm 2017.
Dự báo của các chuyên gia trong hệ thống các ngân hàng trung ương eurozone xác báo dự báo của họ trong tháng 3-2015 vừa qua. GDP của khu vực đồng euro (eurozone) dự kiến sẽ tăng trong giai đoạn khảo sát 2015-2017, hoặc, tương ứng 1,5%, 1,9% và 2%.
Họ cũng ước tỷ lệ lạm phát hàng năm là 0,3%, 1,5% và 1,8%. Nhưng tỷ lệ lạm phát dự kiến cho năm 2015 đã tăng 0,3 pp do hiệu ứng cơ bản và giá kỳ vọng mặt hàng dầu thô tăng dù vẫn trong mức hạn chế.
Đây là một yếu tố bổ sung để nói l ên rằng quyết tâm của ECB tiếp tục mua trái phiếu trong vùng eurozone của mình cho đến đạt được mục tiêu. Do đó thị trường tiền tệ tiếp tục bị ngập với thanh khoản trong những tháng tới và lãi suất thị trường tiền tệ sẽ vẫn chịu áp lực đi xuống liên tục.
Ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu, Úc cũng có mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong quý đầu tiên năm 2015, GDP tăng 2,3%.Năm tài chính Úc kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2015, chính phủ Úc dự kiến tốc độ tăng trưởng năm tài chính này là 2,5%. Ngược lại, Brazil tuy nhiên đang vật lộn với lạm phát dai dẳng hiện nay khoảng 8% trong đó lãi suất tăng trong khu vực từ 13,25% đến 13,75%.
▪ Kết luận
Trong thời gian tới – trừ trường hợp tình hình nợ xấu của Hy Lạp xấu đi- mọi con mắt trên thị trường đều quay về Fed. Chỉ cần nghe Fed tăng lãi suất, thị trường tiền tệ có bất ổn ngay. Tình hình kinh tế được cải thiện trong khu vực đồng Euro không phải là do nới lỏng tiền tệ, vì chương trình này chỉ mới bắt đầu từ giữa tháng 3-2015. Các nền kinh tế có khả năng sẽ tăng trưởng mà không cần chương trình nới lỏng tiền tệ. Còn như tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, áp dụng chương trình nới lỏng tiền tệ rất mạnh nhưng có kéo được tăng trưởng lên đâu!
Phạm Kỳ Anh, theo Angora, 24-6-2015