Giá FOB là gì?
FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là “Giao lên tàu”.
Trong giao dịch theo giá FOB bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB Hồ Chí Minh”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.
Lan can tàu chính là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Và trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác hàng hóa phải trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển.
Các điều kiện tự nhiên như sóng thần hoặc trong trường hợp hy hữu là gặp cướp biển thì sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển, khi đo hàng hóa của bạn có thể bị mất trắng. Và theo điều kiện FOB thì người bán không phải có trách nhiệm gì với bên mua. Chính vì vậy, người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Cách tính giá FOB tính như thế nào?
Giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán; đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng + chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.
Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển.
Quyền và nghĩa vụ:
Người bán
- Chịu trách nhiệm khai báo hải quan làm thông quan cho lô hàng
- Đóng hàng, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu. Đồng thời chịu trách nhiệm trả các phí local charges (*) (THC, Seal, Bill) tại cảng load hàng.
- Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng đã lên tàu thuộc về người bán.
Người mua
- Chịu trách nhiệm đặt tàu, gửi thông tin đặt tàu cho người bán, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng…
- Khi hàng đến thì người mua cũng phải đóng những phí local charges phát sinh tại cảng đến như : THC, phí D/O (**)
(*) Phí local charges: là phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng, điều này có nghĩa một lô hàng thì phí local charges cả shipper và consignee phải đóng. Local charges được thu theo hãng tàu và cảng, mỗi hãng tàu có sự chênh lệch khác nhau về phí local charges .
(**) Phí D/O: Viết tắt của chữ Delivery Order fee hay còn gọi là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng.