Sản xuất cà phê có trách nhiệm là chương trình do tổ chức Utz Kapeh (Hà Lan) đang triển khai tại các nước Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi. Đây là chứng nhận cho những nông dân, các nhà sản xuất cà phê đạt các tiêu chí về trồng trọt thân thiện với môi trường và phù hợp với xã hội.
Khi mua sản phẩm cà phê được Uzt Kapeh chứng nhận có trách nhiệm thì người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một phần giá trị cho sản phẩm đó và giá trị cộng thêm này sẽ được trả trực tiếp cho những người tạo nên chất lượng sản phẩm. Như vậy, chứng nhận này có vai trò như là cầu nối giữa người nông dân – nhà sản xuất – người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cà phê.
Một vài năm trở lại đây, chương trình này đã được 6 doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ mới hướng đến đối tượng sản xuất là các nông trường cà phê có quy mô lớn, chưa đi vào các hộ nông dân cá thể. Tại Lâm Đồng, công ty thương phẩm Atlantic (ACOM – KCN Lộc Sơn – Bảo Lộc) là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình này đến các hộ nông dân cá thể. Đến nay có khoảng 600 hộ nông dân trên địa bàn Bảo Lộc, Bảo Lâm … tham gia chương trình này và bước đầu đã thu được nhiều kết quả.
Anh Phạm Khánh Hiệp – phụ trách kinh doanh công ty ACOM cho biết: “ Chương trình này đã được công ty chúng tôi triển khai khoảng 1 năm trở lại đây. Ban đầu, người nông dân còn bỡ ngờ với cách làm mới này và họ nghĩ rằng phải đáp ứng yêu cầu rất cao trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chương trình chỉ nhằm mục đích tạo thêm giá trị cho hàng hoá của người nông dân nếu họ đảm bảo kỹ thuật trong quá trình chăm sóc . Với một lượng lao động bằng như lúc trước nhưng nếu chăm sóc đúng cách thì họ có thêm thu nhập, cụ thể là cà phê nhân của họ được tăng thêm 300đ /kg so với giá thị trường.
Điều khác biệt là khi tham gia vào chương trình này bụôc người nông dân phải chăm sóc cà phê theo đúng quy trình, đảm bảo các yêu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu, lưu tâm đến việc bảo vệ môi trường xung quanh và đặc biệt buộc họ phải nghĩ đến việc chăm sóc cho gia đình, xã hội bằng cách trao đổi kỹ thuật với nhau, tuân thủ những quy định của nhà nước về luật lao động, mức lương tối thiểu cho người lao động …. Về phía công ty, khi giới thiệu đến nông dân chường trình này và đưa những sản phẩm được công nhận có trách nhiệm ra thị trường thì hình ảnh của công ty trên thương trường cũng khác hẳn, người tiêu dùng dễ dàng mua sản phẩm của chúng tôi vì chúng tôi có trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng ngay nơi chúng tôi sản xuất”.
Trong gia đoạn đầu, công ty ACOM đã phối hợp với Trung tâm Nông Nghiệp huyện Bảo Lâm triển khai chương trình đến 200 hộ nông dân với diện tích khoảng 5 ngàn ha và sản lượng 2 ngàn tấn/năm. Mới đây, công ty đã mở rộng chương trình đến với khoảng 400 hộ nông dân sản xuất cà phê ở Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm … các hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê có trách nhiệm đều tỏ ra phấn khởi vì những kết quả bước đầu mà chương trình mang lại.
Anh Phạm Ngọc Vượng – nông dân sản xuất cà phê tại Bảo Lâm gần 20 năm nói: Tham gia vào chương trình ngoài việc được hỗ trợ thêm giá, người nông dân còn được hướng dẫn chăm sóc cây cà phê đúng KHKT để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng phải được tuân thủ trong suốt quá trình chăm sóc như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lí vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường. Thay vì trước đây vứt các vỏ chai, bao phân bừa bãi thì nay thu gom lai, xử lí đúng cách và thường xuyên vệ sinh vườn tược. Đồng thời, người nông dân phải đảm bảo được vấn đề an toàn lao động, quyền lợi chính đáng của người lao động, chăm sóc y tế và giáo dục cho gia đình, con cái. Đây là những yêu cầu không có gì quá xa vời, quá khó khăn đối với người nông dân.
Từ khi tham gia vào chương trình này, người nông dân không lo về mặt đầu ra hay giá cả thị trường nữa vì công ty ACOM đã bao tiêu sản phẩm. Cà phê của chúng tôi cũng không phải giữ trong nhà mà cứ gởi ở đại lí của công ty, khi cần tiền chúng tôi đến đại lí thanh toán, căn cứ vào giá thị trường và cộng thêm 300đ/kg”.
Hàng năm tổ chức Utz Kapeh có cử chuyên gia Hà Lan đến từng hộ nông dân để giám sát xem họ có thực hiện đúng quy trình sản xuất cà phê có trách nhiệm và khoảng chênh lệch mà họ được hưởng có sử dụng vào đúng mục đích là chăm sóc gia đình, cho con cái đi học hay không. Như vậy, một khi tham gia vào chương trình người nông dân không chỉ có trách nhiệm với sản phẩm mình tạo ra mà còn có trách nhiệm đối với lao động mà mình sự dụng, trách nhiệm phát triển cuộc sống gia đình, xã hội. Từ những ý nghĩa to lớn mà chương trình này mang lại, huyện Bảo Lâm đã xây dựng chương trình phát triển cà phê bền vững, sản xuất cà phê có trách nhiệm.
Theo ông Tống Duy Hùng – Giám đốc Trung tâm Nông Nghiệp huyện Bảo Lâm, chủ trương của huyện là từ năm 2006 sẽ tiến hành cải tạo những vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp. Hiện chúng tôi đang xây dựng vườn trồi cà phê năng suất cao và được viện Nghiên cứu Nông lâm Tây Nguyên cung ứng giống có năng suất cao. Từ đó sẽ nhân rộng đến tất cả các địa phương, ít nhất mỗi xã có từ 3 đến 5 vườm ươm với diện tích từ 300 đến 500m2. Đây là chủ trương phù hợp với người dân địa phương và cũng rất phù hợp với chủ trương sản xuất cà phê có trách nhiệm của ACOM. Làm được điều này là kết hợp được 4 nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà sản xuất và nhà nước.
Phải khẳng định một điều rằng, ACOM là công ty 100% vốn nước ngoài do đó việc tập hợp được một số lượng lớn hộ nông dân cá thể là rất khó. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều công ty, nhiều địa phương khác cũng triển khai chương trình này để tạo một thương hiệu có giá trị cho cà phê Lâm Đồng nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung, mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân phát triển cà phê bền vững.
Kính gửi Quý ban biên tập Y 5 cafe.
Trước tiên tui cám ơn rất nhiều vì đã đưa tin về ACOM chúng tôi và chương trình cà phê chứng nhận của ACOM.
Trong tin có đưa nhiều thông tin rất tốt nhưng có một số thông tin cần xem lại giùm.
– Đâu có ai lấy thông tin từ ACOM mà sao lại nói là tôi ” cho biết”????????
Nếu cần đưa tin thì xin liên hệ trực tiếp ACOM để thông tin bảo đãm tính chính xác.
Xin Cám Ơn.
Phạm Khánh Hiệp.
Vậy à, nhưng:
18000đ + 300đ < < < 40000đ + 0đ
Đúng là những tổ chức rảnh rang, vẽ chuyện!!
neu muon lam nong dan trong cay cafe thi hay lam lon lam nhieu nhieu va co kinh nghiep cham soc moi co lai.neu lam it thi chi lay cong lam loi thoi nhung lam nhu vay thi khong du an dau. bay gio khong phai la co hoi lam giau tu cay cafe nua