Cà phê kỳ hạn hay cà phê tương lai?

Chào bà con trên diễn đàn Y5Cafe.

Em theo dõi diễn đàn đã lâu, đọc nhiều bài phân tích về thị trường cà phê và các bài viết tìm hiểu về thị trường cà phê cũng nhiều (dường như không bỏ sót bài nào vì nhà em làm tiệm Net nên lên mạng cả ngày)

Em cũng có mua một vài cuốn sách về quản lý rủi ro nông sản, thấy trong đó có đề cập đến hợp đồng cà phê tương lai nhưng cụm từ “cà phê tương lai” em chưa bao giờ thấy Giacaphe.com của mình dùng.

Vừa rồi đứa em của em làm bảo vệ luận văn tốt nghiệp mà chủ đề là “Bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng cà phê tương lai“, em với nó có một trận cãi nhau ra trò vì cái tiêu đề luận văn của nó, nó bảo trong sách và giáo viên bảo thế và tiếng Anh nó đúng như thế.

Hôm nay em đánh liều gửi câu hỏi đến cộng đồng, một là phân rõ đúng sai với cái thằng em hai là thống nhất lại cái tên gọi mà lâu nay em vẫn cứ phân vân không biết nên dùng thế nào cho đúng.

Rất mong nhận được giải đáp từ cộng đồng.

Em xin cám ơn!

Lê Văn Hiệp
Đức Trọng/Lâm Đồng

Nên xem: Tên gọi cho hợp đồng và thị trường kỳ hạn chuẩn (futures contract)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tân BL

    Chào em. Nếu em nghĩ như thế thì anh sẵn sàng thảo luận để cùng em xác định cho đúng. Còn nếu em bảo tiếng Anh nó đúng như thế thì anh nghĩ không có gì để thảo luận nữa !
    Dù sao, cũng nói thêm với em về từ “tương lai” là “future”(adj), không có “s” em nhé !

    1. Pham Trung

      Cảm ơn cả người hỏi lẫn người trả lời. Nay đã biết thêm một việc tưởng chừng nhỏ nhặt, đã quá quen thuộc.

    2. Nguyễn Vịnh

      Không chỉ nhiều bạn trẻ nhầm mà nhiều GV tiếng Anh phổ thông cũng nhầm vì đây là 1 thuật ngữ của kinh tế thị trường. “future” là tương lai không xác định nhưng contract futures được xác định nên phải hiểu là kỳ hạn, ví dụ hợp đồng kỳ hạn tháng 3, 5, 7, 9 của London chẳng hạn. Hầu như trên Giacaphe.com xưa nay không lẫn lộn chỗ này !

  2. Nam còi

    Cám ơn câu hỏi của bạn,
    Lúc mới tìm hiểu về thị trường này tôi thường gặp những giáo trình, tài liệu hay gọi là hợp đồng tương lai (thường là tài liệu cũ). Hiện nay các trường đại học vẫn đang dùng cụm từ này. Mới đây tôi cũng nhận được một email của nhóm sinh viên khảo sát việc áp dụng “hợp đồng tương lai trong xuất khẩu cà phê”. Cho nên việc làm rõ và thống nhất tên gọi là rất cần thiết.

  3. Lão Nông

    Tôi cũng ghi nhận ý kiến của mọi người.
    Vấn đề mà người dân cuả ta cần chính là cả nhà nước và nhân dân làm như thế nào đối với sản phẩm của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Tôi cũng đã đề nghị BQT cho xem lại bài viết “kỹ thuật bán phòng hộ, giảm thiểu rũi ro” nhưng chưa thâý!?

  4. An Nguyên

    Trong tài chính, “a futures contract” dịch sát nghĩa là “một hợp đồng tương lai” và được hiểu là một hợp đồng giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản với giá thoả thuận ngày hôm nay và giao hàng, thanh toán xảy ra tại một thời điểm trong tương lai. Đối với cà phê thì thởi điểm trong tương lai này chính là các tháng 3, 5, 7, 9. Hiểu nôm na theo tiếng Việt thì các tháng 3, 5, 7, 9 này chính là giới hạn của một chu Kỳ giao hàng của một “hợp đồng tương lai”. Nên có thể nói một cách đúng chuyên nghành cà phê thì ” a futures contract” là “một hợp đồng kỳ hạn “

  5. Lê Tuấn Ngọc

    Cho mình xin góp chút.

    Sở dĩ có tranh cãi là do có 2 hợp đồng (HD) giao xa giống nhau: Forward contract và Futures contract. Và mọi người thường hay dịch ra tiếng Việt, là HD kỳ hạn, cò người thì gọi là HD tương lai.

    Về bản chất, cả 2 đều là HD giao xa, tức là quy định giao hàng tại một thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên về pháp lý, thì 2 HD có chút khác biệt

    HD Futures là HD đc chuẩn hóa, dùng trên các sàn giao dịch (như sàn ICE). Chuẩn hóa là chuẩn về loại hàng, chất lượng, số lượng, điều khoản quốc tế….HD này được các nhà cái (Clearing house) bảo đảm bằng cách yêu cầu ký quỹ (margin) và định giá hàng ngày (marked-to-market) nên các bên tham gia ko sợ bị xù hay hủy HD. Giá trên sàn mà mọi người tham khảo là giá HD futures.

    Còn HD forward là HD riêng giữa 2 bên đối tác, do 2 bên tự ý thỏa thuận riêng về loại hàng, tiêu chuẩn, thanh toán, điều kiện giao hàng… Vì là giao dịch riêng nên ko có gì đảm bảo về việc bên kia thực hiện HD. Sẽ có rủi ro 1 trong 2 bên hủy HD.

    Ở các trường đại học hay dịch ra tiếng Việt, để phân biệt, ví dụ như forward contract là HD kỳ hạn và futures contract là HD tương lai.

    Người mình hay dịch ra tiếng Việt, đôi khi dịch sát nghĩa quá lại không hay. Cả 2 từ này đề có nghĩa giao xa. Nên thiết nghĩ dùng nguyên gốc tiếng Anh thì tốt hơn. Còn nếu bắt buộc thì dùng từ kỳ hạn hay tương lai cũng được. Tranh cãi cũg ko có ý nghĩa gì. Riêng mình thì thích dùng từ HD kỳ hạn hơn.

  6. Phạm Vỹ

    Chào bạn,

    Để nói rõ 2 từ này có nghĩa thế nào thì ..rất dài .

    Bạn để email lên đây, mình gửi cho bạn : cả về học thuật lẫn xuất xứ tại sao có 2 nghĩa này luôn .

    Thân

    Phạm Vỹ

  7. Phạm Vỹ

    Thôi thì cũng đã lỡ.. đặt bút, xin cung cấp cho bạn 2 định nghĩa

    (1) Futures contract ( có “s”) và (2)Forward Contract

    (1) : Futures contract :

    * Học Thuật gọi là ” hợp đồng giao sau ” [ ai kêu thì gọi là học thuật ? xin thưa toàn là các Tiến Sĩ gọi như vậy ]

    * Luật thương mai Việt Nam : Là các hợp đồng giao sau và có giao dịch qua 1 sàn giao dịch [ có nghĩa là giao dịch trên sàn – khi kết thúc giao dịch nó có certificate của cái giao dịch đó – ở đây Phạm Vỹ đang nói trong ngữ cảnh sàn giao dịch Liffe]

    Tuy nhiên theo các văn bản pháp chế của bên các công ty chứng khoán hay ngân hàng thì Futures contract ( có lúc có s , có lúc không có s ) thì hợp đồng này được gọi là ” hợp đồng tường lai”

    (2) Forward contract :

    * Học Thuật gọi là giao dịch kỳ hạn , những người kêu bằng tên này cũng toàn Tiến Sĩ cả !

    * Luật Thương mại : Là hợp đồng kỳ hạn nhưng không giao dịch qua sàn [ có nghĩa là nó ” giao dịch dưới sàn” – loại giao dịch này được ghi nhận qua Op.Int – tức hợp đồng mở của thị trường nhưng không có certificate khi giao dịch thành công – loại giao dịch này có thể dùng swap – tức 1 thuật ngữ chỉ chuyển đổi , hoán chuyển nó bằng 1 thủ thuật ( nghiệp vụ) kế toán mà đôi khi không cần ” thanh lý hợp đồng ”

    Vd : khi hàng giao đi là R1-16 và R2-5 nhưng vì lý do nào đó, tại Bond warehouse nó được mixed thàng R2-3 theo 1 tỷ lệ nào đó thì bắt buộc phải có 1 bước swap nó thành 1 lô hàng mới toanh dù xuất xứ của nó là giống nhau .

    Vài dòng đến bạn , nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu sâu thêm ..bạn cho mình email, mình sẽ gửi tài liệu cho bạn tham khảo .

    Phạm Vỹ

    1. Tân BL

      Cám ơn bạn Lê Hoàng Nhi đã có bài viết khá lâu mà nay tôi mới được biết. Nhưng vì sao ý kiến của bạn có từ năm 2012 mà hầu như thị trường không quan tâm? Riêng tôi cũng chưa thấy bất kỳ ai sử dụng dù chỉ 1 lần.
      Có lẽ sự không quan tâm chính là biểu thị của không đồng tình, hay vì không biết?

    2. Thịnh còi

      Xin phép anh được đăng bài này lên Giacaphe.com vào mục “Tìm hiểu thị trường cà phê”. Rất mong sự đồng ý của anh

  8. TRAN VIET

    Xin chào cả nhà !

    Quan điểm của mình thì ” Hợp đồng kỳ hạn ” là đúng hơn cả về ý nghĩa và nội dung, cả tiếng ta lẫn chữ của người !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

91