Tin buồn

Indonesia: Sản lượng cà phê năm 2014 giảm 12 %

Sản lượng cà phê của Indonesia có thể giảm đến 12 % trong năm nay, một nhóm công nghiệp cho biết, mặc dù sự suy giảm sẽ không nhiều như đã dự kiến trước đây, do điều kiện thời tiết chậm cải thiện trên đảo trồng cà phê chính Sumatra.

Một công nhân ở Medan đang phơi cà phê để xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Công nhân ở Medan, Bắc Sumatra, Indonesia đang phơi cà phê để xuất khẩu sang Hoa Kỳ (Ảnh: Reuters).

Sản lượng cà phê của quốc gia sản xuất lớn thứ ba thế giới dự kiến khoảng 650.000 – 670.000 tấn trong năm 2014, theo ông Irfan Anwar, chủ tịch Hiệp hội các nhà Xuất khẩu và Công nghiệp Cà phê Indonesia (AEKI) cho biết, giảm từ 740.000 tấn trong năm 2013.

“Năm nay sẽ thấp hơn một chút,” Anwar dự kiến sản lượng sẽ tăng lên 700.000 tấn vào năm tới.

“Bây giờ thời tiết đã tốt hơn, trong khi mấy tháng qua rất xấu.  Vụ mùa chính hiện đã bắt đầu ở Sumatra và Aceh, mưa đã làm cho mọi việc bây giờ tốt hơn nhiều,” ông nói thêm.

AEKI đã dự báo sản lượng năm 2014 sẽ chỉ khoảng 600.000 tấn, giảm tới 19 %, do thời tiết khô và sâu bệnh bùng phát.

Khoảng 95 % sản lượng cà phê ở Indonesia là của nông dân tiểu điền, có diện tích khoảng 1,3 triệu ha.

Tiêu thụ cà phê nội địa ở Indonesia, nơi vụ thu hoạch cà phê chính diễn ra từ tháng Ba đến tháng Tám và một vụ nhỏ hơn từ tháng Chín đến tháng Giêng, đang tăng lên do dân số gia tăng và ngày càng giàu có.

Indonesia sẽ tiêu thụ 350.000 tấn cà phê trong năm tới, tăng từ 300.000 tấn năm nay và 260.000 tấn của năm 2013i, Anwar, cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cà phê Coffindo, cho biết.

Sự kết hợp giữa tiêu dùng nội địa tăng và sản lượng giảm khiến cho xuất khẩu cà phê giảm 10 % trong năm 2014 từ 460.000 tấn năm ngoái.

Cà phê Robusta xuất khẩu từ Sumatra khoảng 135.179 tấn trong 10 tháng đầu năm nay, so với 355.771 tấn trong cả năm 2013.

Nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ nhập khẩu 100.000 tấn cà phê Robusta chủ yếu từ Việt Nam vào năm 2015, tăng từ 85.000 tấn trong năm nay và 70.000 tấn trong năm 2013.

Cà phê Robusta Việt Nam rẻ hơn và có chất lượng thấp hơn, phù hợp với thị hiếu của Indonesia hiện nay, Anwar cho biết, trong khi cà phê Robusta của Indonesia có thể đạt mức giá cao hơn từ các khách hàng quốc tế.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. thongnguyen

    Theo tôi Indonexia mất mùa nặng thế Việt Nam năm nay cũng mất không kém. Nông dân thì đã biết rõ sản lượng tụt giảm của mình rồi, các doanh nghiệp đã cảm nhận được mùi đói của hàng thực rồi. Chắc giá này họ ôm vào hết, chỉ có những hợp đồng giao sau thì phải giao thôi. Bà con hãy đoàn kết tận dụng mọi khả năng để bảo vệ thành qủa của mình, chắc sẽ được đền đáp sớm thôi.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80