Ngày 25-6, tại Công ty cà phê Thắng Lợi, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên.
Hội nghị đánh giá kết quả công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên trong 3 năm (2011-1013); đồng thời bàn những giải pháp tối ưu để áp dụng vào tái canh đại trà.
>> Tái canh cây cà phê: những vấn đề cần quan tâm
Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đến hết năm 2013, cả nước có hơn 622 nghìn héc-ta cà phê, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum với sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn.
Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta. Thế nhưng, diện tích cà phê đã được tái canh còn rất thấp. Từ 2012 đến nay, ngoài Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tái canh được trên 2.000 héc-ta bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn vay.
Việc tái canh ở những vườn cà phê già cỗi do các hộ nông dân quản lý diễn ra rất chậm, nguyên nhân chính do nguồn vốn đầu tư cho tái canh cao, khoảng 150 triệu đồng/ héc-ta trong 3 năm đầu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra một số kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để việc thực hiện công tác tái canh cà phê trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm trình Đề án tái canh cà phê toàn diện để Chính phủ phê duyệt.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần giảm lãi suất cho vay; đồng thời có biện pháp triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng) để người dân có vốn thực hiện công tác tái canh.
Bên cạnh đó, Viện Khoa học Nông – Lâm – Nghiệp Tây Nguyên cần tập trung nghiên cứu ra những giống cà phê mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tích cực phối hợp với các ban ngành tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao khoa học, công nghệ để người trồng cà phê học hỏi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất.
Các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch diện tích trồng cà phê, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ việc tái canh cà phê là việc làm cần thiết và cấp bách; đồng thời có biện pháp hỗ trợ cho các hộ tái canh cà phê
Tôi đi vay vốn để tái canh cà phê, nhưng vì rãy nhà tôi ở tỉnh khác nên không được vay. Còn ở cùng tỉnh thì NHNN cho vay với LS gần bằng NHTM, thủ tục lại nhiêu khê hơn rất nhiều , nên vay ở NHTM vừa dễ dàng hơn, vừa vay được nhiều hơn để chủ động tái canh. Chính vì vậy, tiếp cận được vốn vay tái canh không dễ.
Vay NH khác sướng hơn NHNN nhiều, vừa vay được nhiều vừa nhanh gọn. Thời buổi cạnh tranh.
Em ở huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, việc nhà nước trợ giá cho cây cà phê triển khai rất thiếu công khai, khi triển khai thì ít người biết, chỉ những người có quen biết với những người làm khuyến nông xã mới biết. Khi bà con biết tới thông tin trợ giá thì nói là hết hạn đăng ký hoặc là giờ không đủ số lượng cây giống nữa. Nay em nhờ giacaphe.com cho em biết về chương trình “trợ giá” và thời hạn đăng ký, số lượng cây, giá cả và cách thức liên hệ để được trợ giá (không qua cấp xã càng tốt).
Chương trình trợ giá ở chỗ em là: giống lai đa dòng: 1.350 đồng/cây, cà phê ghép TR4: 2.000 đồng/cây, nhưng đã hết hạn đăng ký rồi. Ở chỗ em người cần mua giống cà phê trợ giá còn nhiều lắm.
Cảm ơn giacaphe.com!
Tái canh cafe là một cuộc cách mạng cho nông dân nông nghiệp nông thôn song quả thật rất nhiêu khê đó là niềm tin về bước đi của ngành nông nghiệp từ khi có chính sách về cải cách ruộng đất, chính sách tam nông, nay là nông thôn mới. Người nông dân một nắng hai sương vất vả lắm mới trồng được vườn cà fe mong sao có cái ăn cái mặc lo học hành cho con. trăm công nghìn việc cũng chỉ trông chờ vào vụ mùa thu hoạch trong một vụ mùa cafe. Giá cả thị trường lên xuống bấp bênh, giá sản phẩm dịch vụ đều tăng qua thời gian vào vụ chăm sóc vườn cây. Nay để người nông dân tái canh lại vườn cây giống thật là một điều khó khăn của nhà nông. những trăn trở nghi hoặc là có thật về giống nhà nước không quản lý được về chất lượng, phân bón giả tràn ngập thị trường. cây giống phân bón giả đi vào tất cả ngõ ngách của vùng nông thôn nhà nước không kiểm soát được, hàng năm người nông dân mất mát rất lớn. chính sách tín dụng cho tái canh cafe khó lòng đến được với người nông dân. Những nghich lý người dân vô vọng, quy hoạch đất lâm nghiệp lên vùng đất mà người nông dân trồng caffe cách đây 15- 25 năm. người dân lấy đâu tài sản để thế chấp vay vốn tái canh. không có GCNQSD đất thì cũng không có hộ khẩu cư trú tại địa phương thì muốn vay vốn cũng không được. câu hỏi đặt ra ai? ngành nào? sẽ giải quyết triệt để những khó khăn thực tại cho người nông dân ở vùng sâu xa cuộc sống còn khó khăn. Người nông dân đến vùng đất mới quê hương mới để lập nghiệp nhưng khó khăn vẫn còn đó. Còn mong ước có một vườn cafe tốt chất lượng, năng suất để ổn định cuộc sống đời thường là một giấc mơ……
Tái canh cafe cũng quan trọng, nhưng để có sản cao cần :
-phân bón phải có chất lượng.
-giá phân phù hợp với thời điểm.
(Quí vị nào có trách nhiệm trong 2 điểm nầy). để người nông dân phấn khởi tái canh va chăm sóc.
Còn giá cả không thuộc khả năng của chúng ta .(góp ý)- xin cảm ơn.