Hôm nay 14-2, Hội người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng sẽ đi vào hoạt động.
Theo ông Trần Duy Việt – chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, việc thành lập hội có giá trị làm tăng diện tích sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ; đồng thời tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê sạch chất lượng cao.
Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp đang hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn 40.000 ha.
Ngoài ra, theo đề án thành lập, hội còn cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tham gia điều chỉnh cách dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hợp lý, phát triển công nghệ thu hái và bảo quản sau thu hoạch, đào tạo nông dân trở thành người sản xuất am hiểu về cà phê, lập các kênh thông tin thị trường và đảm bảo giá bán phù hợp với chi phí sản xuất.
Lâm Đồng có 145.000ha cà phê, là tỉnh có diện tích sản xuất cà phê lớn thứ hai trên cả nước (sau Đắk Lắk).
Sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ đem lại nhiều lợi ích!
Ngoài việc sản xuất các sản phẩm nông sản tốt, có trách nhiệm, dễ truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm, thì tiêu chuẩn về bảo hộ quyền lao động, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đối với người lao động và gia đình của họ phù hợp với các “tiêu chuẩn trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt nam” . Tăng cơ hội cho xuất khẩu cà phê vào các nước thành viên TPP trong tương lai.
Xin cho tôi hỏi (đồng thời tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất “cà phê sạch” chất lượng cao) nghĩa “cà phê sạch” theo đúng tiêu chuẩn hay chỉ trên phương diện của hội lập ra thôi?