Năm 2013, diện tích ca cao cả nước giảm gần 3.600 ha

Năm 2013, diện tích ca cao cả nước 22.110,3 ha, trong đó vùng có diện tính trồng lớn nhất là Đồng bẳng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Nông dân trồng  ca cao ở Đăk Lăk
Nông dân trồng ca cao ở Đăk Lăk

Diện tích ca cao cho thu hoạch khoảng 11.055 ha, chiếm 50% tổng diện tích, sản lượng hạt ca cao khô lên men năm 2013 là 6.765 tấn, tăng nhẹ so với năm 2012 (65 tấn), trong đó phần lớn ca cao được xuất khẩu.

Tuy nhiên, so với năm 2012, diện tích ca cao cả nước giảm 3.589,7 ha, nguyên nhân trước hết do ca cao trồng tại một số vùng đất không thích hợp như: nhiễm mặn, thiếu nước tưới và không có điều kiện đầu tư chăm sóc… dẫn đến bị chết; diện tích ca cao chết do nhiễm mặn chủ yếu tại Bến Tre (536,4 ha). Bên cạnh đó, việc đốn bỏ cây ca cao đã xảy ra rải rác từ nhiều năm nay do người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2013, việc đốn bỏ ca cao tập trung nhiều từ  tháng 5 – 8 tại các tỉnh Bến Tre, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông. Lý do là tại thời điểm đó giá thu mua ca cao xuống thấp, trong khi giá một số cây trồng có tính cạnh tranh cao hơn như: bưởi da xanh, cà phê, dừa. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay, tình trạng đốn bỏ ca cao không còn xảy ra do giá ca cao đang lên cao 50.000-55.000 đồng/kg hạt khô lên men (khoảng 4.300-4.500 đồng/kg trái tươi) và giá bưởi da xanh, dừa, cà phê đang có xu hướng giảm.

Trước tình hình này, Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, thống kê diện tích ca cao bị đốn bỏ, đồng thời phân tích nguyên nhân, cung cấp thông tin dự báo về tình hình sản xuất, tiêu thụ ca cao trên thế giới và khu vực trong những năm tới và đưa ra những khuyến cáo, hướng dẫn, nông dân tiến hành thâm canh tăng năng suất, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trồng xen, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ca cao Việt Nam trên thị trường. Chỉ đốn bỏ để trồng lại ở những vườn cây bị bệnh nặng, năng suất thấp hoặc chuyển sang cây trồng khác ở những diện tích có điều kiện sinh thái trồng ca cao không phù hợp.

Theo TN (báo Đăk Lăk điện tử

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng