Dù giá cà phê đang giảm sâu nhưng nhiều hộ tại các tỉnh Tây Nguyên phải bán tháo lượng lớn mặt hàng này để có tiền trả nợ ngân hàng
>> Nước mắt công nhân cà phê – Bài 1: Hành công nhân đủ đường
Dù đã tăng từ 4.000-5.000 đồng/kg so với hồi đầu mùa nhưng giá cà phê tại Tây Nguyên vẫn đang ở mức thấp. Với sản lượng trung bình khoảng 5,5- 6 tấn cà phê nhân/ha, so với cùng kỳ năm trước, người dân thiệt hại khoảng 60 triệu đồng/ha. Toàn Tây Nguyên hiện có hơn 553.000 ha trồng cà phê, tính ra số tiền nông dân chịu thiệt là rất lớn.
Giá cà phê thấp nhất 3 năm qua
Hiện giá bán cà phê nhân khô tại các tỉnh Tây Nguyên đang được thương lái thu mua dao động ở mức 34.000-35.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá cà phê nhân khô vẫn giữ ở mức xấp xỉ 35.700 đồng/kg từ cuối tuần trước tới nay (ngày 17-12). Ông Trương Thanh Tương, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê tỉnh Đắk Lắk, cho biết đây là mức giá thấp nhất tính từ 3 năm trở lại đây.
Hiện nhiều người trồng cà phê đã thu hoạch xong nhưng vẫn đang găm hàng chờ giá lên. Tuy nhiên, nhiều hộ buộc phải bán gấp để trả nợ ngân hàng và các đại lý phân bón.
Tại huyện Đắk Hà, một trong những nơi trồng nhiều cà phê nhất tỉnh Kon Tum, người dân buộc phải bán cà phê để trả nợ. Anh Hồ Việt – ngụ tổ 1, thị trấn Đắk Hà – rầu rĩ: “Cách đây khoảng 10 ngày, tôi buộc phải bán hết số cà phê nhân với giá hơn 29.000 đồng/kg để trả nợ ngân hàng. So với đỉnh mức giá vụ cà phê 2011-2012, nhà tôi lỗ hơn 300 triệu đồng”. Cũng theo anh Việt, hầu hết các hộ trồng cà phê trên địa bàn không có sẵn nguồn vốn. Để đầu tư, hầu hết đều phải vay vốn ngân hàng hoặc mua chịu phân bón giá cao từ đại lý nên không thể trữ hàng chờ giá lên. Sau khi trả tiền nhân công, phân bón thì lỗ nặng, không còn tiền đầu tư tiếp cho vụ sau. Một số hộ cố gắng đợi giá lên đành chấp nhận vay mượn lãi suất cao để trả tiền vay ngân hàng đã đáo hạn và trả cho đại lý.
Ông Trần Văn Thân, công nhân Nông trường Cà phê 706 thuộc Công ty Cà phê Ia Sao (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), cho biết: “Là công nhân nên chúng tôi không phải bỏ vốn đầu tư nhiều, ngoài sản phẩm được giao khoán nộp lại cho công ty, gia đình tôi còn dư một ít mang về nhưng giá xuống quá thấp nên vẫn đang giữ lại chờ giá lên mới bán”.
Không phải do chất lượng
Theo ông Trương Thanh Tương, thị trường xuất khẩu cà phê chững lại đã tác động mạnh đến giá cà phê trong nước. Trong những tháng đầu niên vụ 2012-2013, lượng cà phê xuất khẩu hằng tháng của nước ta chỉ dưới mức 100.000 tấn, thua nhiều so với mọi năm. Bên cạnh đó, việc người dân trồng cà phê tại các nước Brazil, Indonesia được mùa, sản lượng bán ra thị trường dồi dào nên nhiều khách hàng chuyển hướng sang thu mua ở đó. Hơn nữa, cơ chế mua bán cà phê tại Việt Nam rườm rà về thủ tục nên khách hàng ưu tiên cho các thị trường khác. “Không có chuyện giá cà phê thấp là do chất lượng sản phẩm, chắc chắn như vậy” – ông Tương khẳng định.
Cũng theo ông Tương, với mức giá hiện tại (35.000 đồng/kg), người trồng cà phê tại Tây Nguyên đang ở mức hòa vốn chứ chưa đến nỗi lỗ. Nếu giá cà phê xuống dưới 30.000 đồng, chắc chắn nhiều hộ sẽ thua lỗ rất nặng.
Theo một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê, việc mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian dẫn đến việc người dân phải bán với giá thấp hơn nhiều so với thực tế. Thêm vào đó, kinh tế trong nước đang còn trong tình trạng suy thoái cũng làm sức mua cà phê giảm mạnh khiến giá rớt sâu.
Bên cạnh đó, giá cà phê trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất thường. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê gặp khó khăn do việc hoàn thuế gặp nhiều vướng mắc, trở ngại trong tiếp cận vốn vay ưu đãi nên lượng cà phê xuất khẩu hạn chế, chủ yếu là kinh doanh trong nước, từ đó cũng góp phần làm giảm giá cà phê.
Đề nghị kéo dài thời gian vay vốn
Nhiều hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên đề nghị ngân hàng kéo dài thời gian cho họ vay vốn lên 18 hoặc 24 tháng thay vì 6 tháng hoặc 12 tháng như hiện nay để tránh tình trạng phải bán giá thấp nhằm trả nợ ngân hàng khi đáo hạn.
Một lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết sở đang theo dõi sát tình hình, nếu giá xuống quá thấp sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét giãn nợ hoặc khoanh nợ vụ này cho người dân trồng cà phê, giúp họ có vốn đầu tư tái sản xuất cho vụ tới.
“với sản lượng trung bình 5,5 đến 6 tấn/ ha”- có phải không vậy?
đúng rồi đấy.. cà phê thì không bán được mà ngân hàng thì gọi điện đến đòi nợ lãi.. haizzz… giá lại xuống, chẳng biết làm sao.
Người viết bài báo này nhầm hay không hiểu cà phê .Nếu ha nào làm đạt mới có sản lượng 5-6t .Còn tính trung bình từ 2.5 đến 3 tấn là cùng vì hiện nay cà già cỗi quá nhiều .Xin xem lại nếu mấy ÔNG LỚN mà hiểu cách này dân chết là cái chắc. Xin cảm ơn/
Cà phê ở đâu ra mà bình quân 5,5 – 6 tấn nhân/1ha. Một phát ngôn võ đoán, gây hại cho ngành cà phê.
Không biết Người lao động lấy số liệu ở đâu,nếu lấy 553.000 ha X 5.5 tấn =3.041.500 tấn, trách gì cà phê VN không bội thu?
đúng là Người Lao động mà không lao động, ở đâu ra năng suất bình quân 5.5 – 6 tấn/ha. Phải phân biệt đâu là năng suất và sản lượng chứ.
Oằn mình trả nợ là do đầu tư trồng cà phê lợi nhuận thấp hay bị thua lỗ khi bán giá thấp, vậy thì tại sao diện tích trồng cà phê vẫn vượt qui hoạch hơn cả trăm ngàn ha? Không lẽ nông dân bị dỡ hơi nên đi trồng cà phê, phải không Người Lao động?
Kêu giúp nông dân cũng phải kêu bằng cái đầu chứ kêu bằng cái mồm phỏng có ích gì !
Đó là truyền thống của VN mình. Một loài vỉ rút THÀNH TÍCH luôn luôn phát triển trong hệ thống điều hành. Nhờ có thế, nên dân VN mình lúc nào cũng giầu mạnh, không còn cảnh đói nghèo, chỉ còn cảnh rách nát.
Từ chiều hôm qua tới giờ trời cứ mưa phùn y như các tỉnh miền bắc. Cà phê cây hái chưa xong thì rụng tè le, cây hái xong rồi thì vẫn đổ đống ngoài sân mặc cho mưa nắng. Năm ngoái do ảnh hưởng của cơn bão số 1, mưa trái mùa nên cà phê ra hoa không đồng loạt, cuối năm thu hoạch khu vực Lâm Hà tôi nhà nào cũng bị giảm sản lượng 30% (nếu năm trước thu 4 tấn/ha thì năm nay chỉ đạt 2,8-3 tấn thôi, hu hu). Đã vậy sáng ra bảng giá cà phê của Thịnh Còi cứ đỏ chót như ớt thế này thì nông dân tôi chết mất.
Trời lại mưa trái mùa, sang năm cà phê chắc lại mất mùa nữa rồi!
Làm cà mà năng suất “bình quân” từ 5,5 – 6 tấn thì lời chắc cú nếu giá có xuống còn 30k. Đúng là anh hùng bàn phiếm.
5,5- 6 tấn cà phê nhân/ha. chắc nhà em đại gia quá. cafe nhà em mà được 3 tấn/ha là nhà em mừng lắm rồi ak’.
Cứ hỏi tại sao chỗ tôi bà con cứ phá cà phê trồng tiêu là đây. Các cấp ở trên lúc nào cũng tính cái sản lượng thu cao nhất. Các vị của thử oàn lưng làm cà phê như chúng tôi rồi sẽ hiểu chứ đừng ở trên mà nói.
Đồng ý với bác Nông Dân Cà Phê. Em ở Lâm Hà trời đang mưa mà thấy buồn quá thôi, giá cà thì cứ xuống, lại báo hiệu 1 mùa sắp tới nữa thất thu rồi. Nhà em có hơn 1ha năm trước thu được hơn 4 tấn, năm nay còn đúng 3 tấn. Năng suất như bài viết trên thì ở đâu ra chứ. Đề nghị addmin kiểm tra thông tin bài viết trước khi đăng lên để tránh làm hiểu sai về thực tế cà phê của Việt Nam.
Người Lao động đại diện cho tiếng nói của dân mà lại hại dân vậy sao? Cà phê giống gì mà bình quân đến 5-6 tấn nhân/ha vậy? Xin đính chính giùm cho.
Trời ơi. Sản lượng 5-6 tấn/ha thi giàu to.
Năm tới chắc chắn mất mùa vì đợt bông trổ vừa rồi đa số bị hư , lý do : chu kỳ sinh học của cây cà phê sau thu hoạch cần có ít nhất trên một tháng nghỉ ngơi và để phân hóa mầm hoa , mà năm nay thu hoạch cà còn trên cây gặp thời tiết bất lợi nên mới trổ hoa bất thường , coi như đợt bông này có trổ cũng không ra gì. Tôi cũng buồn vì mình cũng làm vườn nên cũng chia buồn với bà con. Thân chào
Theo tôi nếu thực tế mất mùa như các bác nói thì giá cà phê sẽ lên phía trước.
Ko biết gi về càfe thi đừng viết tầm bậy mà làm khổ dân! “năng xuất bình quân 5.5>6tấn/ha”? có lẽ người viết bài này nhầm cafe với ngô lai rồi! Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Nguyễn Tuân, BQT nên kiểm tra thông tin trước khi đăng để tránh càfe xuống 20k, vì những số liệu thiếu căn cứ, sai sự thật dẫn đến làm khổ người trồng càfe! Kiện tại họ đang QUÁ KHỔ rồi !
Với sản lượng trung bình khoảng 5,5- 6 tấn cà phê nhân/ha, ông nhà báo này là người không có kiến thức về caffe, ăn nói tầm bậy. Nếu caffe mà đạt sản lượng trung bình như vậy thì Tây nguyên sẽ tại đường bằng vàng!
Hãy điều tra kĩ hãy đăng bài nhé nhà báo !
Chào các bạn.
Chi tiết, số liệu trong tất cả các bài báo nào bất hợp lí, BQT Y5Cafe đều thấy hết. Nhưng vẫn đưa lên, với mong muốn bà con có ý kiến để tác giả rút kinh nghiệm cho những bài sau, bởi vì đã được đăng trên báo khác rồi. Tất nhiên, ý kiến phản hồi của bà con phải dùng ngôn từ lịch sự và thân thiện vì chúng ta là người một nhà, là nông dân VN có văn hóa. Thân ái.
Sự thật bao giờ cũng tồn tại, dối trá chỉ có một lần… bàn luận về năng xuất của cây cà phê ở h. Dakha.KT thì năg xuất cuả caphê các nông trường 15 đến 20 tấn là bình thường , còn các hộ tư nhân có người đạt đến 20 đến 25 tấn cà tuơi/1ha vẫn có vì cà mới trồng, và giống mới. Đâu phải đăng đàn lên Y5 là ảnh hưởng tới giá cả đâu mà ta vội trách nhau. Chúng ta có ghim hàng chờ giá (kinh nghiệm mấy đại lý và nông dân ta khi mua cà giá 41.000 vnd/1kg nhân, để chờ 45 dến 50 ngàn rồi bán. Không ngờ cà lại xuống 28 đến 29 ngàn… bị vỡ nợ, chủ đại lý cũng chết, mà người gởi cũng chết… Lấy thông tin đâu mà bên tây nó hạ giá càphê là do đâu, chứ đừng vội đổ lỗi cho nhửng người họ nói sự thật…
Cám ơn Y5 và các bạn am hiểu về giá caphê, nông sản.
Từ 5 năm trở lại đây năng suất trung bình của cà phê Tây nguyên đạt hàng năm là 2,25-2,5 tấn nhân cho một héc- ta. Năng suất đạt cao nhất của vườn cà phê thường vào giai đoạn cây từ 12-17 năm tuổi, thời điểm này vườn cây có thể đạt hơn 6 tấn/ha. Nhưng vùng Tây nguyên bây giờ diện tích cà phê già cỗi lại tăng lên nhiều kéo theo năng suất giảm mạnh. Hầu hết các nông trường quốc doanh trồng cà phê từ những năm 1980-1990 bây giờ có vườn chỉ đạt 5 tấn quả tươi trên một héc-ta, quả rất nhỏ, quả một nhân khá nhiều. Nếu tính như bài viết thì chỉ riêng Tây nguyên năm ngoái ít nhất đã có sản lượng 5,5 tấn x 553000 ha = 3.041.500 tấn cà phê. Năm ngoái dự đoán cao nhất của nước ngoài dành cho sản lượng cà phê của Việt Nam là 28 triệu bao loại 60 kg tức là chưa đầy 1,7 triệu tấn. Tác giả bài viết trên có phần chủ quan. Bạn @Trongnho có thể đọc lại bài viết để hiểu thêm. Thân !
Nói như bạn ho nam thì cũng đúng, nhưng ở nơi tôi các nông trường đa số đạt thấp nhất là 14 tấn/ha, nếu như đạt 5tấn tươi/1ha là công nhân họ cho là không biết cách chăm sóc, họ không tin … Bình quân thấp nhất là 14 đến 15kg/1cây, còn ở gần nhà tôi đa số cà tư nhân họ dạt 20 đến 24kg/1cây mà tôi không biết họ đầu tư bao nhiêu tiền /1ha cà phê, tại vì nơi tôi biết được lượng cà là bao nhiêu khi thuê người háí cân số lượng cà họ hái là bao nhiêu tấn là trả tiền tại chổ cho họ…
Nói thật gía cà phê lên xuống từng phút từng giờ không lường được, phụ thuộc nhiều nguyên nhân, vì ta có 2 loại cà Rô và cà A khác giá nhau.
Dưng mà sản lượng chỗ bạn chắc chắn không phải là bình quân cho toàn cả Tây nguyên như tác giả viết. Vậy thì có gì mà phải cố. Và công ty nhà nước thu tô ở Đăk Hà khoảng 3 tấn/ha thì có gì mà kêu to vậy? Trồng cà phê ở Đăk Hà như bạn nói cũng còn lời chán ! Hay bạn chính là cán bộ thu tô của nông trường nên nói để mà thu? Chắc là vậy nhỉ !
Nếu 5 đến 6 tấn cà phê nhân trên 1 ha thì không lỗ đâu bác ạ. Còn 5 đến 6 tấn cà phê tươi thì lo bán vườn sớm để trả nợ bác ạ. Nhìn chung năm nay cà phê thất hơn năm rồi hơn 10%, đó là những diện tích có đủ nước tưới chăm sóc tốt. Còn không có nước nước tưới hơn 70%. Cộng lượng cà phê còn tồn lại từ niên vụ 2012 thì năm nay hơn năm rồi. Vậy dự báo năm 2013 Việt Nam trúng cà phê là cưa bom nguyên tử rồi. Ai mà dự báo như thế thì họ sống ở Nhật Bản đó.
Di Linh mưa buồn, mù sương giăng lối nhỏ.
Nông Dân cà phê độc bước nẻo đương trơn.
Thành phố chiều tàn, kéo bàn cùng nâng cốc. ÔNG nọ BÀ kia, dìu bước điệu cha cha.
Mình thường xuyên ghé Y5Cafe để xem bình luận của bà con và tham khảo giá. Gia cả cà phê chỉ thấy buồn nhiều vui ít. Thôi mình cố động viên nhau vượt qua vây. Từ “cà phê” bao hàm đầy đủ sự khó nhọc của bà con mình rồi đấy ạ.
Chung quy lại là do chính sách đối với ngành cà phê chưa được chú trọng nhiều ! là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới của Việt nam và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà, mà chính sách nhà nước chỉ dừng lại ở việc ban hành chính sách, chưa thực tiễn, chỉ trên giấy tờ rồi lại bỏ ngỏ. Trong khi đó người dân chịu nhiều cùng cực với thiên nhiên, giá đầu tư và rất nhiều các chi phí khác mà lại cùng cực khi thu hoạch để nhận được giá cả rất thấp !
Cuộc sống của nông dân làm cà phê giờ thì sung túc rồi, nhà lầu, xe hơi… mớí có một năm đã đổ trách nhiệm lung tung rồi. Chính phủ đâu mà lo nổi, dân trồng lúa đang khốn khổ không kêu ai được, dân cà phê có tiền vài trăm triệu đến tiền tỷ cũng cứ kêu. Nhìn lại toàn cảnh kinh tế VN , thì dân Tây nguyên làm cà phê là giàu nhât nước rồi. Giá cả là theo thị truờng, một năm dân cà phê thấp nhất cũng được 100 triệu, dân làm lúa cũg không mơ được. Hỏi khi đói có uống cà phê được không…, chán cho dân làm cà phê, được voi đòi tiên.
Tôi hưởng ứng!
Vừa qua tôi có tham dự hội thảo tại Ngân hàng HDBANK DAKLAKcho vay cầm cố bằng hàng hóa cà phê tại kho của Ngân hàng hoàn toàn an toàn tuyệt đối khi bán ra bất cứ cho ai mà không bị ép giá. Tôi thấy mô hình này cực hay rất được nhiều người ủng hộ. Anh chị thử liên hệ 05003881616.
Tôi đang mơ ước cuộc sống của người nông dân cafe – được 1 phần như lời bạn @trongnho nói là mãn nguyện lắm rồi ! Nếu công nhân cafe ở Đăk Đoa sướng như lời bạn nói thì… chắc là họ “có vấn đề” ! “thích” tù tội nên mới đấu tranh đòi sự công bằng và được “toại nguyện” ? Còn sự không công bằng và bất hợp lí thì… ?
Đọc bài “Nước mắt công nhân cafe” thật buồn cho những ai là công nhân của các Cty cafe thuộc Tổng Cty Cafe Việt Nam. Họ vừa nuôi con ăn học, vừa phải nuôi các “Ngài Cty” ! Cuối năm lo “nộp tô” chưa xong thì ngân hàng lại bắn giấy về báo nộp tiền lãi, trả tiền gốc !
Dân làm cafe Tây nguyên giàu nhất nước như vậy phải không bạn ?
Nghe bạn tả về công nhân của các Cty thuộc TCT Cafe VN sao giống nông dân ngày xưa làm cho địa chủ quá, vậy mà có ai từ bỏ cây cafe đâu, vẫn nuôi con ăn học đàng hoàng, nhà cửa khang trang sạch đẹp. Cafe có lúc thăng lúc trầm, mới gian nan tí xíu mà đã suy sụp vậy sao?
Đúng vậy, nông dân Tây Nguyên sẽ ko ai từ bỏ đc cây cafe cả! Nông dân ở đồng bằng thì phải có đất ruộng để trồng lúa, trồng ngô. Nông dân ở Tây nguyên thì phải có đất để trồng tiêu, càfe… Nông dân thì phải bám đất, bám rừng mà! Mình làm công nhân cafe lâu năm mà cứ nợ ngân hàng ngâp đầu. Nên so sánh với 1 gđ người Bạn > họ làm 1ha cafe đất rẫy, mình làm 1ha đất nhận khoán C.ty (chỉ so sánh từ khi vườn cây đã hết khấu hao. Cafe trồng từ năm 1980) đầu tư sản xuất như nhau. Hàng năm gđ mình nôp “tô” hết:2.800kg-7.500đ = 21.000.000đ + công hái đem nộp: 2.800kg-80.000/tạ = 2.240.000đ + tiền chở đi nhập 2 chuyến = 400.000đ > TC=23.640.000đ/1 năm (nói trắng ra là tiền thuê đất)-10 năm = 236.400.000đ với số tiền này gđ Bạn tôi sẽ nuôi & đầu tư cho con cái ăn, học đàng hoàng gấp BỘI lần gđ tôi. Cũng là nông dân như nhau sao làm công nhân C.TY lại thiệt thòi đến vậy? Các khoản đóng góp xây dựng ở địa phương cũng nộp ngang nhau. May mà bản chất người nông dân VIỆT NAM luôn cần cù, chịu khó. Ở chỗ mình Vợ làm LÔ Chồng đi làm phụ hồ hoặc làm bất cứ việc làm thuê gì cũng mới tạm đủ nuôi con cái ăn học> lấy đâu ra mà nuôi con ăn học đàng hoàng, nhà cửa khang trang? Xin cam ơn BQT Y5CAFE đã cho người Dân đc nói lên sự thật (một sự thật ko công bằng) cũng như tâm tư, nguyện vọng của anh chị em công nhân cafe đc giải bày. Còn những ai mà nói công nhân nói ko đúng thì họ chắc chắn là cán bộ “thu tô” của các CTy cafe rồi. Vì công nhân phản ảnh nhiều sẽ đụng chạm đến… “lợi ích” của họ.
Mình nghĩ nếu năng suất vườn cà phê của mình gần bằng cái sản lượng trung bình của bài viết trên kia thì năm nay mình sẽ hai tay đút hai túi, miệng huýt sáo, ung dung tiến vào ngân hàng, có khi lại còn tủm tỉm cười với cô nhân viên tín dụng xinh đẹp nhưng mặt lạnh như…đít nhái, trong khi xếp hàng chờ tới lượt trả nợ (chứ chẳng oằn lưng oằn mông gì cả).