Tin liên quan: >> Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê (ngày 20/11/2013)
1. Mô hình Crab được minh họa bằng những đường kẻ màu cam kết nối các điểm X-A-B-C-D có tiềm năng tăng lên khu 2200 trong khoảng 8 tháng.
2. Mô hình Gartley được minh họa bằng những đường kẻ màu xanh dương kết nối các điểm X-A-B-C-D có tiềm năng tăng lên khu 2600-2800 trong khoảng 14 tháng.
Ví dụ về mô hình Gartley
Hình bên trái: Sau khi mô hình tăng giá BULLISH GARTLEY trên biểu đồ ngày của cổ phiếu WELLSFARGO hoàn thành tại D – khu vực 32 giá đã đảo chiều tăng lên 42 vượt qua đỉnh A (thực tế sau đó lập đỉnh ở 65).
BULLISH: có nghĩa là tăng giá
GARTLEY: là tên người đã phát hiện ra mô hình này, ban đầu người ta gọi là GARTLEY 222 nghĩa là mô hình này được mô tả ở trang 222 trong cuốn sách của GARTLEY – sau này người ta chỉ gọi là mô hình GARTLEY.
Trên biểu đồ tuần của cà phê Robusta đỉnh A là 2609. Vì vậy nếu mô hình này thành công, giá có khả năng vượt qua 2609.
3. Mô hình nến Nhật: Trên Biểu đồ tuần sau cặp nến đảo chiều Hammer, có một cây nến tăng khá đầy là một tín hiệu xác nhận đảo chiều.
4. Mô hình sóng Elliot dự kiến đi sóng C, sóng C có thể dừng ở 1409 cũng đủ rồi hoặc có thể giảm thêm về 1338. Nhưng sau đó có tiềm năng đi sóng D lên vùng 2400 trong khoảng 8-12 tháng.
Toàn bộ cấu trúc của mô hình sóng giảm từ đỉnh A có dạng ZigZag [a]-[b]-[c] với cấu trúc nội bộ bên trong là 5-3-5. Như minh họa dưới đây:
Trên biểu đồ, sóng [a] đã hoàn thành 5 bước sóng được ký hiệu bởi các chữ số la mã (i), (ii), (iii), (iv), (v).
Sóng [b] đã hoàn thành 3 bước sóng được ký hiệu bởi các chữ cái (a), (b), (c).
Sóng [c] cũng đã hoàn thành 5 bước sóng (i), (ii), (iii), (iv), (v).
- Vì cấu trúc đã hoàn thành và tỷ lệ tương quan giữa các sóng cũng đã hoàn thành rất mỹ mãn Nên có thể nói rằng giá dừng tại 1409 cũng đủ rồi.
- Tuy nhiên trong sóng (v) có dấu hiệu hình thành 5 sóng con, mà hiện tại mới có 3 sóng được ký hiệu bởi i, ii, iii nên có thể nhịp tăng này chỉ là sóng iv lên sau đó đi sóng v xuống mới hoàn tất.
- Sóng 4 là sóng phức tạp nhất và có nhiều quy tắc ràng buộc, trong đó có 2 quy tắc chính như sau:
- a. Về tỷ lệ: Sóng iv chỉ được hồi tưởng lại so với sóng iii ở các mức 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.786. (thường gặp nhất là mức 0.382-0.5).
- b. Về điểm kết thúc: Sóng iv không được vượt quá điểm kết thúc của sóng i, tuy nhiên trong các thị trường tương lai có sử dụng đòn bẩy tài chính như giao dịch hàng giấy trên cà phê thì có thể vi phạm bởi một lề nhỏ.
Tính mục tiêu của sóng iv : (chiều dài sóng iii) x (tỷ lệ thoái lui) + điểm khởi đầu của sóng iv.
Ta có chiều dài của sóng 3: (1746-1409)=337
- Mức 1 của sóng iv: (337×0.236)+1409=1488
- Mức 2 của sóng iv: (337×0.382)+1409=1538
- Mức 3 của sóng iv: (337×0.500)+1409=1578
- Mức 4 của sóng iv: (337×0.618)+1409=1617
- Mức 5 của sóng iv: (337×0.236)+1409=1673
Do điểm kết thúc của sóng i là 1582 nên thông thường sóng iv không nên vượt quá mức này, nếu không vượt qua 1582 có nghĩa là thị trường yếu, đợt tăng này chỉ là sóng iv phục hồi, sau đó sẽ đi sóng v giảm xuống 1369-1338 (cũng theo các quy tắc về sóng mà tính toán).
Còn nếu tăng vượt qua 1582 có nghĩa là thị trường có sức mạnh và có thể đáy đã được thiết lập tại 1409 và đợt tăng này không còn là sóng iv phục hồi mà là khởi đầu cho một chu kỳ tăng mới.
Phiên cuối tuần giá đã lên tới 1623, vượt qua cả mức 4 cho thấy tiềm ẩn sức mạnh, tuy nhiên giá đóng cửa ở 1576, dưới 1582 nên sóng iv vẫn có thể được xét đến, đợt tăng này có thể chỉ là sóng iv phục hồi trước khi đi sóng v giảm về khu 1400 hoặc xa hơn ở 1369-1338. Trừ khi đóng cửa trên 1600 hướng tăng được khả thi hơn.
Xét trên biểu đồ tuần liên tục, dùng để định hướng dài hạn nhưng định hướng ngắn hạn cần theo biểu đồ ngày thuần.
Theo biểu đồ ngày cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2014 thì cấu trúc năm sóng xuống đã đầy đủ năm bước sóng, hiện nay rmf1xu hướng tăng đang hình thành, gặp cản tại 1620.
Dự kiến trong vài phiên đi tìm iv ở khu 1553, 1532 và 1511
trước khi tăng lên v ở khu 1660-1740-1840
Lưu ý: nếu xuống dưới 1500 sẽ không còn tốt cho hướng tăng, có khả năng sẽ giảm về khu 1400 hoặc xa hơn ở khu 1369-1338.
Khoa học phân tích không phải là một nghành khoa học chính xác, nhưng nó có khả năng dự báo một cách tương đối và nếu chúng ta hiểu được thị trường một cách tương đối thì đã có thể giảm thiểu rủi ro và gia tăng thành công.
Không ai biết trước tương lai, một khi đầu tư là có rủi ro, mạo hiểm, tương lai là 50/50 bởi bạn đang cố đoán điều chưa xảy ra làm sao bạn có thể chắc chắn được? Vậy bạn phải dừng lỗ nếu bạn sai và bạn tiếp tục nếu bạn đúng.
Nếu tôi biết chắc đúng 100% thì sau một năm tôi sẽ giàu hơn Warren Buffett và tôi có thể giúp đất nước Việt Nam giàu hơn Mỹ cũng trong từng đó thời gian.
Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett là 7/3
Có nghĩa là khi đầu tư sai ông chấp nhận cắt lỗ ở mức 3% và khi đầu tư đúng ông chốt lời ở mức 7%.
Còn hiện tại qua phân tích kỹ thuật tôi đã chỉ ra cho các bạn thấy hiện nay có rất nhiều tiềm năng, nhưng bên cạnh đó cũng có những rủi ro tiềm tàng.
Quan trọng nhất đối với người nông dân là giá trị cà phê được nâng lên, nếu mỗi ngày chỉ tăng 1usd / tấn thôi thì với sản lượng bình quân khoảng 1.500.000 tấn tổng giá trị toàn nghành đã tăng lên 1.500.000usd.
Tôi nghĩ rằng giá có giữ và tăng được hay không tùy thuộc vào khả năng bà con nông dân ta chấp nhận bán ở giá nào?
Giá cao hình thành do người mua
Giá thấp hình thành do người bán
Giá vừa hình thành do nhà buôn
Nhà Rang xay thích giá thấp
Quỹ quản lý tiền trung lập,
giá cao hay thấp cơ hội đều như nhau.
Nhiều người chấp nhận mua ở mức cao giá sẽ tăng
Nhiều người chấp nhận bán ở giá thấp giá sẽ giảm
Nhà buôn chỉ muốn kiếm hoa hồng – khoảng chênh lệch vài trăm đồng/kg mỗi khi mua vào bán ra – nhà buôn rất sợ rủi ro, sợ trượt giá – họ thích ổn định.
Nhà rang xay tất nhiên thích giá thấp, càng thấp càng tốt vì giúp họ giảm giá thành và tăng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm chế biến ra. Người tiêu dùng ít quan tâm, dù giá cà phê nguyên liệu lên hay xuống bạn uống một ly cà phê đen hay và phê hòa tan đều sẵn sàng trả một mức giá như nhau, bạn mua một hộp cà phê chính hiệu Trung Nguyên để dùng hay làm quà thì mức giá cũng vẫn vậy, ít khi thay đổi.
Các quỹ quản lý tiền đơn thuần chỉ là những nhà đầu tư tài chính, tìm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giữa mua và bán, với họ không có khái niệm giá cao hay thấp mà chỉ theo xu hướng. Nếu xu hướng giảm họ sẽ bán khống và ngược lại nếu xu hướng tăng họ sẽ mua khống cho nên nếu giá có giảm về 15.000kg hay tăng lên 100.000/kg cũng không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của họ.
Người thực hiện: Ngô Phú Hiển
chốt phiên ngày 27-11.
kỳ hạn tháng 1 sẽ vượt qua 1620$.
Không ai biết trước tương lai, một khi đầu tư là có rủi ro, mạo hiểm, tương lai là 50/50 bởi bạn đang cố đoán điều chưa xảy ra làm sao bạn có thể chắc chắn được? Vậy bạn phải dừng lỗ nếu bạn sai và bạn tiếp tục nếu bạn đúng. Dự đoán này thì Thánh cũng phải nghe theo!
bài phân tích hay
Sao càng đọc thấy càng rối. Mình còn ôm từ tháng 12 năm ngoái đến nay đang lỗ chỏng vó rồi, ko biết tương lai sẽ ra sao?
Bài phân tích rất hay, cảm ơn bác Hiển nhiều!
Trời mưa bắt đầu năng hạt…chưa hái được cà, hoa đã trổ.. Mưa, mưa cứ rơi… giá cà phê có lên bao nhiêu đã hái cà đâu mà chốt… cà quả thì rụg, quả chin khô trên cây… tận thế rồi hay sao, gần thág 12 mà vẫn còn mưa… Trời có mưa mấy ôg mua bán sàn giao dich khôg bị ướt…
“Theo biểu đồ ngày cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2014 thì cấu trúc năm sóng xuống đã đầy đủ năm bước sóng, hiện nay rmf1xu hướng tăng đang hình thành, gặp cản tại 1620.
Dự kiến trong vài phiên đi tìm iv ở khu 1553, 1532 và 1511
trước khi tăng lên v ở khu 1660-1740-1840”
@Như vậy thì phiên tiếp theo sẽ tăng tiếp và gặp mức cản 1620, sau đó là những phiên giảm về khu 15xx và sau đó tăng lên. Vậy tóm lại là sẽ tăng lên trong tầm 2 tuần nữa. Có nên hi vọng vậy ko?
“Nếu xu hướng giảm họ sẽ bán khống và ngược lại nếu xu hướng tăng họ sẽ mua khống cho nên nếu giá có giảm về 15.000kg hay tăng lên 100.000/kg cũng không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của họ”
Vậy người nông dân sẽ làm sao ????
Người nông dân hãy giữ cho xu hướng lên bằng cách tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, không bán dưới giá thành sản xuất. Khi đó Quỹ quản lý tiền sẽ mua khống, họ sẽ trở thành bạn đồng hành cùng các bạn.
Nhà tư bản sẽ đỗ sản phẩm xuống biển khi giá thấp, nông dân làm sao làm như thế khi hết gạo ăn mà uống cà phê thì không no được? dù rẻ ( dưới giá thành SX) cũng phải bán để có cái ăn,
Bạn đầu tư 10 đồng, chấp nhận bán 7 đồng để có cái ăn.
Ăn xong bạn còn 5 đồng để đầu tư, rồi bán lấy 3 đồng để lấy cái ăn.
Sau đó bạn chỉ còn 1 đồng để đầu tư, cứ như vậy bạn lấy gì để ăn?
Cac Mác nói hạnh phúc là đấu tranh.
Trong làm ăn kinh tế dù là sản xuất nông nghiệp cũng cần phải đấu tranh để có được mức giá mong muốn, không những bằng giá thành sản xuất mà còn phải trên giá thành sản xuất để tích lũy và tái đầu tư. Như vậy mới tạo ra một xã hội phát triển bền vững, ấm no, phồn vinh, hạnh phúc.
Muốn ăn quả ngon cũng phải trèo lên cây hái, nằm chờ sung rụng liệu có nhận được trái ngon hay không?
Làm ăn kinh doanh phải đấu tranh đến hơi thở cuối cùng ? ở VN đôi khi biết, rồi ước, rồi thực hiện mà vẫn phải chào thua thực tế cơm áo gạo tiền, nếu có 10đ rồi đi tới 1đ nhưng nghĩa là còn tồn tại 1 thời gian rồi sau đó cái khó ló cái khôn, chứ sao sống nổi sau 1 tháng vừa đói vừa thiếu vừa lo đầu gấu tới siết nợ…. mà cũng đôi khi như cái năm nào khoảng 98-2000 gì đó hàng loạt đại lý vỡ nợ nông dân đấu tranh đến hơi thở cuối cùng thật và kết quả là từ gần 50k/kg về 5k/kg. Hiện nay sau chu kỳ tăng giá có lẽ gần giống với thời kỳ đó là giá cứ giảm dần, mỗi lần tăng lại chỉ là phục hồi rồi lấy đà lao tiếp. TÓM LẠI HÌNH NHƯ CỨ 8-10 NĂM LÀ 1 CHU KỲ GIÁ CUA CAFE.
Vụ 2007/8 Brazin cả 2 loại cafe chưa tới 40tr bao, 08/09 trên 50tr bao, vụ 09/10 hơn 40tr bao, và từ đó tới nay đều 50tr bao hoặc trên 50tr bao. Tại VN thì sao vu 08/09 khoảng 15tr bao 2009/2010 thì tăng tiếp và tới vụ 10/11 thì khoảng 20tr bao và từ vụ 2011/2012 tới nay (2013/2014) đều có mức 25tr bao (tóm lại cái nào càng có giá VN càng tăng nhanh sản lượng và giảm giá thì cũng giảm diện tích trồng nhanh). Đó là sản lượng 2 nước sx cafe lớn nhất. Sau đó 1 yếu tố quan trọng khác nữa là từ năm 2010 tới nay lượng tồn kho cuối vụ cứ ngày 1 tăng cao 2012/2013 tồn kho trên 25 ngàn bao, 2013/2014 trên 30 ngàn bao.
Tổng hợp lại theo cá nhân suy nghĩ, về sản lượng ngày 1 tăng, nên giá chắc chắn giảm dần, trừ 1 vài thời đoạn làm giá nào đó do những điều kiện khác cung- cầu tạo ra. Do đó nông dân nhà nào thiếu vay mượn nên bán sớm để trang trải, nhà nào có dư thì nấn ná chờ cơ hội nhưng cũng ko nên quá nửa đầu năm 2014. Với đại lý thì hoàn toàn không nên tích trữ mà chỉ chốt giá ăn cò
Lâu lắm rồi không quan tâm cafe nay vào thấy nhiều ý kiến xôm tụ quá cũng lai rai vài chữ cho vui.
Đã xuất hiện những dấu hiệu tăng giá rồi, nhưng chắc chắn còn phụ thuộc vào lượng hàng thực xuất ra nhiều hay ít. Giá sẽ tăng, sẽ giảm một chút để thử tâm lý người có hàng. Nếu số lượng hàng thực xuất ra nhiều thì không ai có thể cứu được giá rớt thảm hại.
Chỉ mong bà con nông dân chúng ta hãy tự cứu lấy mình, cần dến đâu, bán đến đó khi thật là cần thiết trong thời điểm này. Giá cả một phần phụ thuộc vào lượng hàng có trong tay của chúng ta.
Mong bà con mình cùng đồng lòng, để có thể tự cứu lấy mình.
Giá tháng 1/2014 hôm nay là 1628$, như vậy là đã vượt mức 1620 như bài phân tích và chưa thấy dấu hiệu tìm iv ở mức 15xx.
Như vậy phiên cuối tuần này sẽ có nhiều điều hay, nếu lên tiếp thì sẽ lên vù vù luôn. Còn nếu quay đầu, thì lại tiếp tục quanh mức 1600. Có bà con nào nghĩ vậy ko?
Có lẽ hôm nay sẽ là phiên điều chỉnh.
Nếu giá vẫn trên 1600$ thì tốt rồi bà con ạ.
Hãy thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Thế giới biết đến Việt Nam, một dân tộc anh hùng, quả cảm trong kháng chiến vệ quốc. Hòa bình, Việt nam đang là một quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Những người trồng và buôn bán cà phê của Việt Nam hãy luôn tâm niệm và hành động theo “Bản lĩnh Việt Nam”. Tôi mong các quý vị và các bạn hãy kiên cường, bất khuất.
Đừng ” thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Là người cùng bào tộc dù sản suất hay buôn bán cũng cần đùm bọc lấy nhau, ấy mới là đạo lý của tiên tổ. Hãy nhớ “bão bùng thân bọc lấy thân”, cây cối mà còn biết thế, là người lại không làm được chăng. Việt Nam đã và đang trở thành cường quốc như ước nguyện của tổ tiên.
Cà phê là một trong những biểu tượng, để khẳng định vị thế cường quốc. Không có nhiều quốc gia có được các điều kiện thiên nhiên đủ đầy để làm ra sản phẩm cà phê sáng giá như Việt Nam đâu. Hơn lúc nào hết là lúc này, thử thách đang ở mức cam go. Giá cà phê đang bị ngoại lực thao túng. Nội lực lại chưa tập hợp được lực lượng. Lấy gì mà chống đỡ. Chỉ có một giải pháp là “tự cứu lấy mình” nhưng không phải là đơn lẻ. Khó khăn quá thì bán ra để trang trải qua cơ lận đận. Giá đang lên và sẽ lên liên tục nhưng không lên nhiều, lên tiền xu, rớt tiền đồng. Sau đó lại lên tiền hào, tạo tâm lý; mừng – lo cho người có hàng thực sự. Lúc này họ sẽ gom được lượng hàng đáng kể. Sau khi có hàng để cung cấp cho các nhà rang xay và còn có dư chút ít họ lại quay trở lại ép giá.
Vậy thì; giá thấp hay cao sẽ còn phụ thuộc vào phương pháp bán. Nên thắt chặt chi tiêu, nhất là những khoản chưa thực sự cần thiết. Cần: Bán chậm… bán châm, giá có lên cũng bán chậm. Đừng tiếc nuối; mấy tháng trước giá lên đến 45000-47000đ/1kg thì lại không bán để đến bây giờ…thế này đây. Nếu vào thời điểm giá cao đấy mà dốc ra bán hết thì ngay lập tức giá xuống ngay và hôm nay giá cà phê chỉ còn chừng 25000-28000đ/1kg mà thôi.
@romeo quên một điều thời kỳ đó bà con nông dân gửi đại lý rất nhiều, các đại lý bị các nhà báo vốn không biết phân tích mà chỉ giỏi đoán mò, tiếp tay cho tài phiệt toàn phán giá xuống, đại lý sẵn hàng bán ầm ầm nên thành ra mới rớt thê thảm khiến nông dân chúng tôi điêu đứng.
Tình hình nay đã khác rồi, nông dân chúng tôi đã biết rút kinh nghiệm, không còn gửi cà đại lý nên việc bán bừa không còn thuận lợi như xưa.
mà romeo căn cứ vào đâu mà dám nói cà Rô dư thừa? Dư thừa sao tồn kho có chứng nhận lại ít thế kia?
Mình muốn tải phần mềm để phân tích kỹ thuật giá cà phê nay mình tải ở đâu ? Mọi người giúp minh với ?